Viettel, Vingroup tuyên bố sản xuất được thiết bị 5G, Việt Nam sẽ sớm tắt sóng 2G
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay ông hết sức vui mừng khi xem trực tiếp triển khai thử nghiệm 5G. Đặc biệt hơn nữa là Vingroup và Viettel đã sản xuất được thiết bị 5G của Việt Nam. Đây là công bố rất quan trọng bởi vì trên thế giới tính đến nay mới chỉ có 5 nước sản xuất thiết bị 5G.
- 29-12-2019Deal Street Asia nói gì về việc Lotte.vn dừng hoạt động?
- 29-12-2019Bloomberg: Ngành cà phê Việt Nam tham vọng tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu lên 6 tỷ USD, đẩy mạnh cà phê hòa tan cạnh tranh với ông lớn Nestle
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Thông tin Truyền thông 28/12/2019, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng báo cáo, trong năm 2020 Việt Nam sẽ chính thức thương mại hóa dịch vụ 5G. Đó là cột mốc đánh dấu việc Việt Nam sẽ song hành với thế giới về công nghệ, không đi sau 7-8 năm như 3G, 4G nữa. Bộ trưởng cũng cho biết, Viettel và Vingroup đã tự nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G, là sản phẩm trí tuệ của người Việt Nam. Với lĩnh vực viễn thông, thương mại hóa 5G bằng thiết bị Việt Nam bước đầu thành công, đây là một thắng lợi cần phổ cập rộng rãi.
Thử nghiệm 5G năm 2019 và thương mại hoá năm 2020 là tuyên bố từ nay Việt Nam sẽ đi cùng nhịp với thế giới về công nghệ, không còn độ trễ 7 năm, 8 năm như đối với 3G, 4G nữa. "Chúng ta chỉ có thể thay đổi thứ hạng nếu đi cùng nhịp với nhóm dẫn đầu thế giới", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tắt sóng 2G là thông điệp mạnh mẽ về việc "muốn đi nhanh thì phải bỏ đi gánh nặng của quá khứ". Việc tự sản xuất được thiết bị điện thoại thông minh với giá rẻ, sẽ sớm thúc đẩy chủ trương tắt sóng 2G để chuyển sang sử dụng 4G, nước ta sẽ có 100% dân số sử dụng điện thoại thông minh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay ông hết sức vui mừng khi xem trực tiếp triển khai thử nghiệm 5G. Đặc biệt hơn nữa là Viettel và Vingroup đã sản xuất được thiết bị 5G của Việt Nam. Đây là công bố rất quan trọng bởi vì trên thế giới tính đến nay mới chỉ có 5 nước sản xuất thiết bị 5G.
"Make in Việt Nam là định hướng lớn của Chính phủ. Tất cả các ngành phải tích cực triển khai định hướng này. Các doanh nghiệp ICT phải đi đầu trong chiến lược Make in Việt Nam.
Hiện có nhiều doanh nghiệp ICT đã bán phần mềm cho nước ngoài. Ví dụ, FPT có 2.000 người làm gia công phần mềm cho Nhật, CMC đã bán phần mềm sang nhiều nước, hoặc như BKAV cũng thế. "Bộ Thông tin Truyền thông phải có trách nhiệm thúc đẩy tăng quy mô các doanh nghiệp ICT trong nước, tăng cả về số lượng, tăng doanh thu của ngành này", Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo, năm 2020 Chính phủ sẽ công bố chiến lược chuyển đổi số, đây là câu chuyện mọi cấp, mọi ngành, các cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp phải thực hiện. Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế hiện tại như: Mạng viễn thông chậm chuyển đổi sang hạ tầng số, tỷ lệ người dùng dữ liệu di động chưa cao. Chúng ta có 70% người sử dụng Internet, 80 % dùng điện thoại thông minh nhưng hiệu quả còn thấp. Đây rõ ràng làm một lợi thế nên Bộ Thông tin Truyền thông phải tham mưu về chính sách, cách làm để chuyển đổi sang hạ tầng số tốt hơn.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị toàn ngành Thông tin Truyền thông triển khai quyết liệt Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị, đây là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Đến đầu năm 2020, Việt Nam tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin Truyền thông phải chỉ đạo các doanh nghiệp ICT có kế hoạch đầu tư hạ tầng số, đi trước một bước chuyển đổi số và đi đầu trong cung cấp công cụ chuyển đổi số.
Các doanh nghiệp ICT phải chuyển đổi số trong các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, cho báo chí xuất bản, phải hình thành các doanh nghiệp làm dịch vụ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp khác. Tức là vừa chuyển đổi số trong đơn vị mình, nhưng phải cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác chuyển đổi số, cái này rất quan trọng.
"Cả nước có trên 800.000 doanh nghiệp. nhưng mới chỉ có 50.000 doanh nghiệp công nghệ, do đó ngành Thông tin Truyền thông còn phải nhiều việc lắm" - Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng nhắc nhở Bộ Thông tin Truyền thông phải làm tốt việc tổ chức Triển lãm số thế giới tại Việt Nam vào năm 2020. Đây là một sự kiện quan trọng của quốc gia, đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam đề xuất đổi tên triển lãm chuyển từ viễn thông thành triển lãm số. Có hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tới tham dự triển lãm, do đó việc tổ chức thành công triển lãm sẽ nâng cao uy tín và vị thế, hình ảnh quốc gia sẽ.
Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ, Bộ Thông tin Truyền thông phải chỉ đạo xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng của Việt Nam, phải làm chủ các sản phẩm an toàn an ninh mạng, vì đây là vấn đề rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia.