Vingroup và DOJI nằm trong Top 750 doanh nghiệp gia đình lớn nhất thế giới
Xét khu vực Đông Nam Á, Indonesia và Thái Lan cùng có 7 tập đoàn/công ty có trong Top 750 Family Businesses do Family Capital, với sự hỗ trợ của PwC xếp hạng, Malaysia có 5 và Việt Nam có 2 đại diện.
- 03-06-2020Apple đang tuyển dụng nhân viên làm việc tại Việt Nam, đâu là vị trí có nhiều cơ hội nhất?
- 02-06-2020Báo Singapore: Việt Nam đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á trong nỗ lực hồi sinh ngành du lịch
- 01-06-2020Báo Nhật: 2 lý do khiến Nhật Bản chọn Việt Nam để nối lại du lịch trước tiên
Trong bảng xếp hạng này, Vingroup - thành lập năm 1993 - đứng thứ 498. Còn Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI - thành lập năm 1994 - đứng thứ 740. Hai tập đoàn này khá "trẻ" cho với các tập đoàn/công ty khác trong bảng xếp hạng, trung bình là 79 "tuổi".
Xét khu vực Đông Nam Á, Indonesia và Thái Lan cùng có 7 tập đoàn/công ty có trong danh sách, Malaysia có 5 và Việt Nam có 2 đại diện.
Thông qua nghiên cứu sâu rộng của Family Capital, với sự hỗ trợ của PwC, bảng xếp hạng 750 doanh nghiệp gia đình hàng đầu trên thế giới đã chỉ ra vai trò ngày càng quan trọng của các công ty gia đình với nền kinh tế toàn cầu. Các công ty này tạo ra doanh thu hàng năm hơn 9 nghìn tỷ USD và sử dụng gần 30 triệu lao động.
Nhiều công ty trong số các công ty này được biết đến là thương hiệu toàn cầu, nhưng nhiều công ty thì không. Nhiều công ty chỉ nổi tiếng ở thị trường nội địa, đặc biệt là Trung Quốc. Trong số 750 công ty, 57 là đến từ Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong và 41 tính riêng tại Trung Quốc đại lục. Con số theo sau Đức - có lẽ là quốc gia có văn hóa doanh nghiệp gia đình tiên tiến nhất - theo Family Capital, với 119 công ty trong danh sách. Song, Mỹ mới là quốc gia dẫn đầu về số lượng khi 171 doanh nghiệp có tên.
Tất nhiên, những thành tựu kinh tế phi thường của Trung Quốc đã được biết đến, nhưng điều ít được biết đến là vai trò ngày càng tăng của các tập đoàn trong hệ sinh thái doanh nghiệp gia đình toàn cầu. Điều này rất quan trọng, vì nó nhấn mạnh văn hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang hướng tới giá trị dài hạn.
Các ngành nghề phổ biến nhất là công nghiệp ô tô (40), bất động sản (48), công nghệ và truyền thông giải trí (53), đa ngành (76), sản xuất công nghiệp (95) và bán lẻ (228) giữ ngôi vương.
Các ngành cũng tương đối phổ biến khác là quản lý tài sản (24), dược và thực phẩm chức năng (23), du lịch, vận chuyển và vận tải (38)...
Bảng xếp hạng sẽ được cập nhật liên tục - và phân tích thường xuyên. Để đủ điều kiện xếp hạng, một gia đình sẽ phải kiểm soát ít nhất 50% cổ phần có quyền biểu quyết trong một công ty cổ phần, và ít nhất 32% quyền biểu quyết trong một công ty đại chúng.