MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VNDIRECT: “Kinh tế Việt Nam hồi phục vững chắc, VN-Index dao động từ 840 đến 920 điểm trong nửa cuối năm”

Về diễn biến TTCK, P/E hiện tại của VN-Index đang ở mức 14,2x, thấp hơn một chút so với mức đầu năm 2020 là 15,1x. Định giá theo P/B của thị trường Việt Nam đắt hơn so với khu vực tuy nhiên định giá theo P/E lại rẻ hơn.

Trong báo cáo mới được công bố, CTCK VNDIRECT đã đưa ra kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vững chắc trong 6 tháng cuối năm.

Cụ thể, VNDIRECT kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trong nửa cuối năm 2020 khi các nền kinh tế lớn bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế sau đại dịch, dẫn đến tăng nhu cầu với các sản phẩm của Việt Nam. Chính phủ cũng có thể tăng đầu tư công trong nửa cuối năm 2020 để hỗ trợ nền kinh tế. Kịch bản cơ sở cho tăng trưởng kinh tế năm 2020 được VNDIRECT đưa ra ở mức 4,5%.

Bên cạnh đó, VNDIRECT cũng kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và có thể giảm lãi suất điều hành xuống 0,25-0,5% trong 6 tháng cuối năm 2020.

VNDIRECT dự báo lạm phát bình quân năm 2020 ở mức 3,2%. Giá thịt lợn/thực phẩm sau giai đoạn tăng nóng dự kiến sẽ giảm, tạo dư địa nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2020.

Thặng dư tài khoản vãng lai dự kiến sẽ duy trì trong năm 2020F, ở mức 2,6% GDP. VNDIRECT đánh giá áp lực đến từ bên ngoài thấp trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ. Dự trữ ngoại hối được cải thiện sẽ hỗ trợ sự ổn định của tiền đồng. Tỷ giá USD/VND cuối năm 2020 nhiều khả năng sẽ nằm trong khoảng 23.300- 23.600 đồng.

VNDIRECT: “Kinh tế Việt Nam hồi phục vững chắc, VN-Index dao động từ 840 đến 920 điểm trong nửa cuối năm” - Ảnh 1.

VN-Index dao động từ 840 – 920 điểm trong giai đoạn cuối năm

Về diễn biến TTCK, P/E hiện tại của VN-Index đang ở mức 14,2x, thấp hơn một chút so với mức đầu năm 2020 là 15,1x. Định giá theo P/B của thị trường Việt Nam đắt hơn so với khu vực tuy nhiên định giá theo P/E lại rẻ hơn.

VNDIRECT cho rằng có nhiều yếu tố hỗ trợ thị trường trong nửa sau năm 2020 như Khối ngoại có thể quay trở lại mua ròng cổ phiếu Việt Nam trong nửa sau năm 2020 nhờ (1) nền tảng vĩ mô ổn định và triển vọng tăng trưởng trung hạn tích cực, (2) Việt Nam có thể được nâng tỷ trọng trong nhóm thị trường cận biên của MSCI sau khi Kuwait được nâng hạng lên nhóm thị trường mới nổi.

Bên cạnh đó, việc NHNN có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa sau năm 2020 để giảm chi phí đi vay của doanh nghiệp, từ đó kích thích dòng tiền đầu tư nội quay trở lại thị trường chứng khoán; Hiệp định thương mại tự do EVFTA dự kiến có hiệu lực từ 1 tháng 8 sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Ngoài ra, Chính phủ sẽ đẩy mạnh thoái vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp nhà nước, nổi bật là tại Sabeco.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều yếu tố bất định như làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19 có thể phủ bóng đen lên triển vọng kinh doanh của các công ty niêm yết, đặc biệt là trong lĩnh vực Tiêu dùng; Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hoặc cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào Q4/20, có thể gây ra sự kiện thiên nga đen cho thị trường chứng khoán toàn cầu.

Với ước tính lợi nhuận các doanh nghiệp trên HoSE sẽ giảm 5-6% so với cùng kỳ, VNDIRECT kỳ vọng VN-Index có thể duy trì ở mức định giá hiện tại (P/E 2020F trong khoảng 14-15x) và dự báo sẽ ở mức khoảng 840-920 điểm vào cuối năm 2020.

Đầu tư ngành nào đón sóng cuối năm?

Trong bối cảnh các động lực tăng trưởng kinh tế chính suy yếu do tác động của đại dịch Covid-19, VNDIRECT cho rằng đầu tư công là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2020, giải ngân đầu tư công đã tăng 19,2% so với cùng kỳ lên 154,4 nghìn tỷ đồng (cao hơn mức tăng 4,2% trong nửa đầu năm 2020 và hoàn thành 33,1% kế hoạch cả năm 2020). Việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công sẽ kéo theo sự tăng trưởng của ngành vật liệu xây dựng với nhiều cổ phiếu đáng chú ý như HPG, PLC.

Bên cạnh đó, làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc được thúc đẩy bởi chiến tranh thương mại và Covid-19 cũng mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành logistic, BĐS Khu công nghiệp.

Ngoài ra, do tác động của đại dịch, NHNN đã cắt giảm lãi suất điều hành hai lần để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Sau khi giảm, lãi suất tái cấp vốn đã được hạ xuống 4,5% từ 6,0% và lãi suất tái chiết khấu xuống 3% từ 4%. VNDIRECT đưa ngành Ngân hàng vào danh sách theo dõi do đây là ngành nhạy cảm với biến động lãi suất.

Một số ngành có thể phục hồi mạnh trong nửa cuối năm còn có Tiêu dùng, bán lẻ, điện, hàng không, công nghệ và nhà đầu tư có thể mua vào trong những nhịp điều chỉnh để giảm thiểu rủi ro.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên