MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vốn đầu tư từ Nhật Bản liệu có "xanh" hơn Trung Quốc?

Không chỉ có "Vành đai và con đường" mới đầu tư vào nhiệt điện.

Trang South China Morning Post cho biết, Việt Nam có thể là quốc gia có nguy cơ đối mặt với rủi ro ô nhiễm lớn nhất với số lượng tương đối lớn các nhà máy nhiệt điện được tài trợ cả bởi Trung Quốc và các quốc gia khác, trong đó có cả Nhật Bản, và Hàn Quốc. Với tổng công suất đốt than được đề xuất là 13.380 megawatt, Việt Nam đã thu hút 3,6 tỷ USD vốn đầu tư từ Trung Quốc.

Ngân hàng Hợp tác Quốc tế và Bảo hiểm Xuất khẩu Nippon Nhật Bản - cùng với một nhóm các ngân hàng thương mại bao gồm MUFG, Sumitomo Mitsui Bank Corp, Mizuho Bank và Sumitomo Mitsui Trust Bank, cũng như các ngân hàng Singapore OCBC và DBS - đã công bố quyết định tài trợ cho dự án nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 tỷ USD vào ngày 19/4/2019. Nikkei thông tin, Vân Phong 1 sẽ triển khai công nghệ được gọi là công nghệ siêu tới hạn, dự kiến ​​sẽ có cường độ phát thải từ 750 gram đến 850 gram carbon dioxide mỗi kilowatt giờ. 

Hàn Quốc cũng là một trong các quốc gia có đầu tư mạnh vào điện than ở Việt Nam. Tiêu biểu với tập đoàn POSCO đã từng đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương II, Quỳnh Lập II. Có rất nhiều nhà máy điện than của Việt Nam có sự góp mặt của các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Tập đoàn Doosan, KOWEPO,...

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, chấm dứt điện than là rất quan trọng để giữ cho nhiệt độ toàn cầu ​​tăng dưới 1,5 độ C. Mục tiêu này đòi hỏi phải giảm 50% lượng khí thải nhà kính toàn cầu vào năm 2030. Những người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc khuyến cáo, để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris, thế giới không thể xây dựng thêm bất kỳ nhà máy điện nào phát thải CO2 - chứ đừng nói đến các nhà máy điện than.

Vốn đầu tư từ Nhật Bản liệu có xanh hơn Trung Quốc? - Ảnh 1.

Với tốc độ tăng trưởng cao được duy trì liên tục, nhu cầu điện của Việt Nam được dự báo sẽ tăng 8% mỗi năm cho đến năm 2025.

Để đáp ứng nhu cầu điện cho cả tiêu dùng và sản xuất ngày càng tăng, Việt Nam sẽ cần đến 96.500 megawatt điện vào năm 2025. Ước tính cho đến nay, các ngân hàng Trung Quốc đã tài trợ 9,3 tỷ USD cho Việt Nam xây dựng 14 nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn năm 2000 đến 2018. 

"Rõ ràng là Việt Nam cần điện, nhưng phụ thuộc quá lớn vào điện đốt than sẽ đi ngược lại mọi nỗ lực làm sạch môi trường", đại diện IEEFA cho biết. "Đầu tư vào năng lượng tái tạo là một hướng đi thông minh hơn, thay vì mù quáng chấp thuận các khoản đầu tư vào nhà máy điện than đắt đỏ và lỗi thời".

"Không hẳn là bạn đã làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà đơn giản là bạn chưa làm được nhiều như những người khác", Bà Meryam Omi, lãnh đạo tổ chức Chiến lược đầu tư bền vững và có trách nhiệm nói với Nikkei Asian Review. "Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia hoạt động kém nhất trong nhóm nước phát triển".

Bà nói thêm rằng các chính phủ phương Tây đã áp dụng các chính sách tiến bộ hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Khi nói đến chính sách năng lượng và cơ cấu năng lượng, sẽ còn một chặng đường dài để Hàn Quốc và Nhật Bản đáp ứng mục tiêu thỏa thuận khí hậu Paris là giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức dưới 2 độ C so với thời tiền công nghiệp.

Hoàng An

Tổng hợp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên