MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Vòng đời” thứ hai của những chiếc nắp bia Tiger và câu chuyện về kinh tế tuần hoàn

24-09-2019 - 11:00 AM | Doanh nghiệp

Suốt một thời gian dài, con người đã tư duy sản xuất theo mô hình tuyến tính: Khai thác – Sản xuất – Kết thúc vòng đời sản phẩm rồi trả về môi trường. Nhưng đã đến lúc thay đổi!

Nếu nhìn kỹ mặt đất tại những nhà hàng, quán nhậu, có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc nắp chai bia nằm im lìm. Chúng đã làm xong nhiệm vụ của chiếc nắp chai, và giờ trở thành rác.

Nhưng HEINEKEN lại nghĩ khác. Công ty này đã đưa ra sáng kiến để những chiếc nắp chai được "tái sinh" và mang lại giá trị tích cực cho xã hội.

“Vòng đời” thứ hai của những chiếc nắp bia Tiger và câu chuyện về kinh tế tuần hoàn - Ảnh 1.

Ông Matt Wilson, Giám đốc Ngoại vụ Cấp cao, HEINEKEN Việt Nam, giới thiệu sáng kiến tái chế nắp chai bia để xây cầu của Tiger Beer tại Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2019

Tại những địa điểm thuận tiện trong các quán ăn, nhà hàng, Tiger Beer – nhãn hiệu bia cao cấp của HEINEKEN đã đặt hộp để thu gom những chiếc nắp này. Sau đó, hàng tấn nắp chai được đưa tới điểm tái chế, xử lý ở nhiệt độ thấp để ngăn chặn khí thải độc hại ra môi trường trong quá trình bóc tách lớp cao su bên trong nắp, được nung chảy rồi phối trộn trở thành vật liệu sắt xây cầu.

“Vòng đời” thứ hai của những chiếc nắp bia Tiger và câu chuyện về kinh tế tuần hoàn - Ảnh 2.

Với hàng triệu nắp chai bia được thu hồi, tái chế, nhãn hàng Tiger Beer đã xây được 2 cây cầu làm từ nguyên liệu nắp chai bia tại Tiền Giang và An Giang

Từ nguyên liệu sắt này, 2 cây cầu đã được xây dựng lên ở Tiền Giang và An Giang kể từ khi dự án được triển khai vào năm 2018. Cây cầu thứ 3 cũng sẽ được hoàn thiện vào đầu năm 2020 tại TP. Hồ Chí Minh.

Thông qua dự án, 3 mục tiêu của HEINEKEN đã đạt được: thúc đẩy tái chế và giảm rác thải; cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cộng đồng; và khẳng định Tiger quả thực là nhãn hàng của tinh thần đánh thức bản lĩnh và hành động sáng tạo.

Dự án này là một trong số những sáng kiến thành công của HEINEKEN trong nỗ lực sản xuất và kinh doanh một cách bền vững, và cũng là một kinh nghiệm tốt cho cộng đồng các doanh nghiệp cùng theo đuổi con đường tăng trưởng xanh.

Ngoài ra, có thể kể đến những sáng kiến khác của doanh nghiệp này, bao gồm: Tái chế hoặc tái sử dụng gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm; Xử lý 100% nước thải đạt tiêu chuẩn loại A trước khi trả về môi trường một cách an toàn; Sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, không phát thải các-bon…

Trong quá khứ, với quan niệm sản xuất như một đường thẳng: khai thác – sản xuất – kết thúc rồi thải loại, con người một mặt khai thác cạn kiệt tài nguyên, và trả về cho thiên nhiên một núi rác thải khổng lồ.

Tổ chức Global Footprint Network (GFN) cho biết hôm 29/7/2019 là ngày Trái đất vượt ngưỡng của năm 2019. Đây cũng là lần vượt ngưỡng sớm trong lịch sử. Tại Việt Nam, ngày 8/10 sắp tới cũng chính là thời điểm Việt Nam lạm dụng tài nguyên Trái đất vượt ngưỡng phục hồi.

Tài nguyên được sử dụng sau thời điểm sau đó, chính là của con cháu chúng ta, bị vay mượn nhưng rất khó trả lại. Những điều này đã đặt ra bài toán lớn cho tất cả chúng ta, và kinh tế tuần hoàn chính là lời giải.

Ở HEINEKEN Việt Nam, doanh nghiệp này cho rằng thay vì sản xuất theo tư duy tuyến tính, cần phải chuyển nó thành một vòng tuần hoàn. Nghĩa là điểm cuối của sản phẩm này, có thể mở ra một vòng đời khác.

Việc tái sử dụng và tái chế từ những sản phẩm nhỏ như là chiếc nắp chai, sẽ trả về hệ sinh thái những thứ an toàn hơn, để trái đất không bị quá tải.

Như vậy, rác thải từ thứ bị bỏ đi, sẽ được xem là nguyên liệu thứ cấp với vòng đời thứ cấp. HEINEKEN cũng cam kết sẽ nghiên cứu và tìm kiếm những sáng kiến mới để có nhiều hơn một vòng đời tái sinh cho sản phẩm.

"Chúng tôi rất hoan nghênh đóng góp của các doanh nghiệp như HEINEKEN Việt Nam trong việc tiên phong áp dụng các sáng kiến, công nghệ, mô hình phát triển tiên tiến. Đồng thời còn chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh cùng theo đuổi con đường tăng trưởng xanh", ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) nhận định.

Theo ông Vinh, mặc dù khái niệm kinh tế tuần hoàn đã bắt đầu trở nên phổ biến ở Việt Nam nhưng việc ứng dụng mô hình vào thực tiễn vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, những nỗ lực của HEINEKEN nhằm lan toả mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam là rất đáng trân trọng.

"Công ty đã áp dụng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh, không chỉ giúp giảm phát thải mà còn kiến tạo ra giá trị từ rác thải, từ đó mang lại lợi ích về xã hội và môi trường", ông nhấn mạnh.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh rằng việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường mà còn ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với những nỗ lực và thành tựu nói trên, HEINEKEN Việt Nam đã được VCCI vinh danh là Doanh nghiệp Bền Vững nhất Việt Nam (lĩnh vực sản xuất) trong hai năm liên tiếp (2017 và 2018).

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên