“Vũ khí bí mật” có thể giúp Nhật Bản sống sót qua đại dịch
Nền kinh tế Nhật Bản có một số ưu điểm tiềm ẩn.
- 06-05-2020Người cao tuổi Nhật Bản chiến đấu với khủng hoảng kép trong đại dịch COVID-19
- 05-05-2020Những người bị Covid-19 "đánh bật" khỏi nơi trú ngụ cuối cùng: Sự phơi bày tàn nhẫn 1 góc tối của Nhật Bản
- 01-05-2020Nhật Bản sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 1 tháng
Một số hy vọng đối với nền kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh đại dịch đến từ phía Trung Quốc. Trung Quốc đang dần gỡ bỏ lệnh phong tỏa, cho phép nhiều hoạt động kinh tế diễn ra. Nhiều công ty Nhật Bản đang chờ các đơn đặt hàng mới từ Trung Quốc, đặc biệt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Những tin tức tốt lành ấy đã phần nào làm giảm nhẹ tuyên bố của Nhật Bản về tình trạng khẩn cấp quốc gia từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 6 tháng 5, và việc hoãn Thế vận hội Tokyo đến năm 2021. Nhật Bản đang rất cần bảo vệ nhóm dân số già có nguy cơ lây nhiễm cao.
Không ai đoán được những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Theo dự đoán tồi tệ nhất, tình trạng lây nhiễm toàn cầu sẽ kết thúc vào tháng 7 - mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn có thể rơi vào tình trạng suy thoái sâu khi lợi nhuận sụt giảm, tỷ lệ phá sản và thất nghiệp gia tăng. Tuy nhiên, dù Nhật Bản vẫn tiếp tục chính sách phong tỏa, một sự phục hồi ở Trung Quốc sẽ làm giảm nhẹ những thiệt hại cho Nhật Bản.
Nền kinh tế Nhật Bản có một số ưu điểm tiềm ẩn. Mặc dù có vẻ như tăng trưởng GDP của Nhật Bản không mấy khả quan trong nhiều thập kỷ gần đây (ngay cả trước khi đại dịch xảy ra), thì điều đáng nói là tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đã thực sự tăng tốc mặc dù dân số giảm. Điều đó là bởi vì với số lượng công dân giảm, nên thậm chí mức tăng trưởng chỉ 1% hoặc 2% trên thực tế đồng nghĩa với sự cải thiện rất rõ rệt về sản lượng kinh tế bình quân đầu người.
Tỷ lệ GDP đầu người có xu hướng tăng trong khi dân số đang giảm. (Nguồn: Forbes)
Xét trên góc độ đó, nền kinh tế Nhật Bản có khả năng sẽ ngày càng khỏe mạnh hơn. Để phát triển, một nền kinh tế cần được đầu tư - và đầu tư vào Nhật Bản đã được đẩy mạnh trong thập kỷ vừa qua. Đầu tư (được đo bằng tổng vốn thực tế cố định) theo tỷ lệ phần trăm của GDP thực tế đã tăng đều đặn kể từ năm 2011, gần gấp đôi lên 15,3% vào năm 2019.
Lợi nhuận và mức đầu tư ở các doanh nghiệp Nhật Bản đều tăng trưởng đều đặn từ năm 2011 đến nay. (Nguồn: Forbes)
Điều gì đã thúc đẩy sự tăng trưởng này? Câu trả lời nằm ở lợi nhuận. Lợi nhuận kinh doanh trung bình tính theo phần trăm GDP đã tăng từ dưới 5% trong quý 1 năm 2010 lên hơn 15% trong quý 1 năm 2019. Sự gia tăng tương tự cũng đang diễn ra tại lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Cải thiện tỷ suất lợi nhuận mang lại cho các công ty không chỉ năng lực mà còn cả động lực để đầu tư và mở rộng. Khi làm điều đó, các công ty đồng thời tạo ra nhiều việc làm và tăng lương. Do đó, tiền lương của Nhật Bản tính theo tỷ lệ phần trăm thu nhập quốc dân đã phục hồi từ mức thấp 48% trong quý 1/2015 lên 52% trong quý 3 năm 2019. Thị trường lao động chặt chẽ hơn là tin tốt cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trên GDP chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt, và mức lương của người dân cũng được cải thiện. (Nguồn: Forbes)
Để tăng độ chính xác, những số liệu này dựa trên dữ liệu trước khi xảy ra virus và tất cả chúng có thể bị ảnh hưởng trong năm nay từ đại dịch. Tuy nhiên hiện tại, thị trường lao động khỏe mạnh của Nhật Bản là tín hiệu tốt trước chính sách kinh tế của ông Shinzo Abe nhằm làm trẻ hóa nền kinh tế: tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động. Nhật Bản đã đạt được nhiều tiến bộ những năm gần đây trong việc đưa phụ nữ vào lực lượng lao động, một sự phát triển tích cực vừa giúp cải thiện thu nhập hộ gia đình, vừa giảm bớt tình trạng thiếu hụt lao động do dân số già.