WHO tiết lộ 4 "mẹo" ăn uống để ngừa béo phì, tim mạch, tiểu đường và cả ung thư
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một số mẹo dinh dưỡng cơ bản giúp ngăn ngừa các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ.
- 08-09-2022Người từ 45 đến 65 tuổi nên áp dụng 7 mẹo ăn uống này để kéo dài tuổi thọ
- 07-09-2022Cặp vợ chồng U90 dành hơn nửa thế kỉ chỉ để nhận nuôi 600 trẻ em mồ côi
- 06-09-2022Uống trà đen mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tử vong nhưng 4 nhóm người này không nên sử dụng
Ăn uống lành mạnh và sống lành mạnh luôn là những việc cần phải thực hiện song hành. Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, cả thế giới đều cần quan tâm đến dinh dưỡng và khả năng miễn dịch. Điều đó thể hiện rất rõ khi chúng ta lướt các trang tin trên mạng, chúng ta dễ dàng tìm thấy các lời khuyên về việc ăn gì, uống gì để bồi bổ cho sức khỏe.
Có quá nhiều nguồn thông tin về dinh dưỡng khiến mọi người bối rối xem nên thực hiện theo cái nào. Chính vì thế, mới đây Tổ chức Y tế Thế giới đã đăng lên trang Twitter chính thức của mình, chia sẻ về 4 mẹo ăn uống lành mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì, cũng như các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, ung thư.
Dưới đây là 4 lời khuyên về dinh dưỡng do WHO khuyến nghị nên thực hiện theo.
1. Cắt giảm lượng muối và hạn chế đường
Theo WHO, mọi người cần hạn chế ăn mặn và đường để giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm khác nhau, bao gồm tăng cân, tiểu đường và hơn thế nữa. Lượng muối tiêu thụ mỗi ngày cho 1 người lớn nên là dưới 5g. Thay vì dùng muối, các gia đình có thể sử dụng các loại thảo mộc hay các gia vị tươi/hoặc sấy khô để tăng thêm hương vị cho món ăn.
WHO cũng khuyến cáo nên dùng ít hơn 50g đường mỗi ngày. Tốt nhất không thêm đường và muối cho trẻ ăn dặm, hoặc trẻ dưới 2 tuổi.
Lượng muối tiêu thụ mỗi ngày cho 1 người lớn nên là dưới 5g.
2. Theo dõi lượng chất béo mình tiêu thụ
WHO cho biết rằng điều quan trọng là phải hạn chế hoặc cắt giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Lượng chất béo dư thừa có thể dẫn đến các bệnh như tăng huyết áp, các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác.
Bạn nên chọn sữa ít béo hoặc ít đường. Chọn các loại thịt trắng, như thịt gia cầm và cá. Hạn chế tiêu thụ các loại thịt chế biến sẵn, như thịt xông khói và xúc xích. Tránh thực phẩm nướng và chiên đã qua chế biến có chứa chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp.
Bạn nên chọn sữa ít béo hoặc ít đường. Chọn các loại thịt trắng, như thịt gia cầm và cá.
3. Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng
Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng chính là chìa khóa để sống lành mạnh hơn. Bữa ăn lành mạnh cần bao gồm một lượng carbs tốt, chất béo, chất xơ, protein lành mạnh, các khoáng chất và vitamin thiết yếu giúp xây dựng hệ miễn dịch và nuôi dưỡng cơ thể từ sâu bên trong. Điều này càng cần thiết cho sự phát triển tổng thể.
Bữa ăn lành mạnh cần bao gồm một lượng carbs tốt, chất béo, chất xơ, protein lành mạnh...
WHO khuyến cáo mỗi ngày cần ăn đa dạng các loại thực phẩm. Tốt nhất nên có ngũ cốc nguyên hạt, như bánh mì đen và yến mạch. Các loại đậu như đậu lăng và đậu nành. Nhiều rau xanh và trái cây. Một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa. Để ăn vặt hãy chọn rau xanh, trái cây tươi và các loại hạt không ướp muối.
4. Chọn lọc những gì mình uống
WHO cho biết uống đủ nước là một thói quen vô cùng quan trọng, nhưng bạn cần kiểm soát những gì mà mình uống. Trong khi nước lọc, nước trái cây tươi... rất tốt cho sức khỏe, thì đồ uống có đường, rượu và caffein dư thừa lại tác động tiêu cực đến cơ thể chúng ta.
WHO cho biết uống đủ nước là một thói quen vô cùng quan trọng...
Do đó, WHO khuyến cáo nên giảm tiêu thụ đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, nước có hương vị, cà phê pha sẵn. Tránh sử dụng rượu quá mức. Thay vào đó nên tích cực tiêu thụ nước lọc.
Phụ nữ Việt Nam