World Bank: Câu chuyện ở Đà Nẵng vừa rồi đã cho thấy sự phục hồi của ngành du lịch rất mong manh
Ông Morisset khuyến cáo Việt Nam cần tập trung vào chính sách tài khóa nhằm giúp một số ngành như sản xuất, du lịch và dệt may phát triển. Các ngành này đã chịu tác động nặng nề khi nhu cầu toàn cầu suy giảm và tiêu dùng nội địa đi xuống.
- 30-07-2020Những chính sách khác nhau của Việt Nam trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thời Covid-19
- 30-07-2020Kinh tế trưởng World Bank: Việt Nam có khả năng tiết kiệm để chi tiêu tốt hơn và nhiều hơn
- 30-07-2020World Bank dự báo Việt Nam sẽ là quốc gia tăng trưởng cao thứ 5 trên thế giới: Nếu được quản lý tốt thì khủng hoảng lần này có thể giúp Việt Nam tiến nhanh tới ước vọng thịnh vượng
Trong buổi họp báo công bố Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới T7/2020: “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19”, trả lời về câu hỏi của báo giới về việc các khoản trợ cấp được phân phối cho ngành nào để đạt hiệu quả tốt nhất, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - ông Jacques Morisset cho rằng chính phủ hỗ trợ cần có mục tiêu bởi không phải ngành nghề nào cũng chịu tác động giống nhau.
Ông Jacques Morisset chỉ ra có ba ngành nghề chịu tác động nặng nề nhất: du lịch, vận tải hành khách và chế biến, chế tạo xuất khẩu.
Về du lịch, đầu năm Việt Nam từng kỳ vọng đón tiếp 20 triệu lượt khách. Nhưng câu chuyện ở Đà Nẵng vừa rồi đã cho thấy sự phục hồi của ngành du lịch rất mong manh.
Ngành vận tải cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi ngoại trừ thời điểm cách ly, vận tải hành khách khó khăn trong thời gian cách ly nhưng vận tải hàng hóa không chịu ảnh hưởng nhiều. Đến hiện tại, vận tải trong nước đã trở lại bình thường, trong khi vận tải hành khách quốc tế tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề. Chính phủ khắp thế giới cũng đang hỗ trợ doanh nghiệp của họ, có những doanh nghiệp quá lớn để thất bại.
Thứ ba là ngành chế tạo chế biến xuất khẩu. Theo chuyên gia của World Bank, ngành này có sức chống chọi khá tốt trong thời kỳ khủng hoảng. Một trong những nguyên nhân được đưa ra là hoạt động sản xuất thay thế sản phẩm của Trung Quốc tại Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế trưởng World Bank tin rằng ngành này cũng cần hỗ trợ, Việt Nam không thể để những ngành này "chết". Bởi lẽ, đây chính là động lực tăng trưởng của Việt Nam và Chính phủ Việt Nam chắc chắn không muốn hàng triệu lao động mất việc.
Ông Morisset khuyến cáo Việt Nam cần tập trung vào chính sách tài khóa nhằm giúp một số ngành như sản xuất, du lịch và dệt may phát triển. Các ngành này đã chịu tác động nặng nề khi nhu cầu toàn cầu suy giảm và tiêu dùng nội địa đi xuống.
Về chính sách tiền tệ, ông Morisset không cho rằng việc tiếp tục hạ lãi suất tiền đồng sẽ có lợi cho nền kinh tế, thậm chí chính sách này có thể làm tăng lạm phát và làm yếu các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hạ lãi suất 2 lần trong năm nay và đang có đề xuất tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.