MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xem xét không thu học phí học sinh, học viên ở vùng dịch bệnh, thiên tai

28-08-2021 - 17:05 PM | Xã hội

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng, UBND cấp tỉnh có thể trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định không thu học phí có thời hạn với học sinh mầm non và phổ thông công lập.

 Đây là một trong những nội dung tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021.

Nội dung trên dự kiến được áp dụng đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng.

Theo đó, nguyên tắc xác định học phí trên cơ sở quy định pháp luật về giá và quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo tỉ lệ tăng mức giá dịch vụ không quá 15%/năm.

Cụ thể, học phí mầm non, phổ thông xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học. Với đại học, mức trần học phí đại học năm học 2021-2022 từ 980.000 đến 1,430 triệu đồng/sinh viên/tháng.

Khung học phí năm học 2022-2023 (mức sàn-mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

Xem xét không thu học phí học sinh, học viên ở vùng dịch bệnh, thiên tai - Ảnh 1.

Nghị định cũng quy định 2 đối tượng không phải đóng học phí gồm: học sinh tiểu học trường công lập; người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật giáo dục đại học.

Ngoài ra, đối tượng được miễn học phí gồm: người có công với cách mạng; trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật; trẻ em mẫu giáo và học sinh không có người nuôi dưỡng, người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; hộ nghèo; trẻ em ở vùng đặc biệt khó khăn; học sinh học trường dân tộc nội trú, dự bị đại học…

Các sinh viên học chuyên ngành Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chuyên ngành lao, phong, tâm thần, giám định pháp y, pháp y tâm thần và giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập; người học ở các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu, chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…

Hồng Vân

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên