Xu hướng cởi mở chốn công sở của các sếp
Một vài CEO cho rằng, khi các nhà lãnh đạo kể lại những ước mơ xúc động hay thừa nhận họ không biết mình đang làm gì, điều này có thể nuôi dưỡng lòng trung thành và đem đến sự hợp tác của nhân viên.
- 23-05-2018Phá vỡ kỷ lục tồn tại suốt 226 năm, Sàn giao dịch chứng khoán New York lần đầu có sếp nữ
- 12-04-2018Sếp quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới lo xảy ra chiến tranh thương mại
- 03-04-2018Sếp Facebook và Apple “khẩu chiến” giữa khủng hoảng bảo mật dữ liệu
- 03-04-2018Bốn dòng tweet của ông Trump khiến sếp Amazon mất 16 tỷ USD trong 1 tuần
Nhân viên và cả nhà đầu tư của Jessica Mah biết tường tận tình trường của cô, những lần cãi nhau với mẹ và cả lần "cho chó ăn chè" ở lễ hội Burning Man
Cô Mah, giám đốc điều hành inDinero Inc., một công ty chuyên về phần mềm kiểm toán đặt tại San Francisco tự hỏi: "Có gì mà tôi chưa kể không nhỉ?"
Khi cô kể chuyện bất cẩn khi lái máy bay, một vài nhà đầu tư đã đề nghị cô nâng mức bảo hiểm nhân thọ. Cô từng treo thưởng 100,000 đô la Mỹ cho bất kì nhân viên nào giúp cô kiếm được một tấm chồng.
Các CEO từ lâu đã gắn liền với vẻ tự tin, rao giảng về những thành tựu của họ và giữ kín những nỗi bất an, những lần vấp ngã, và những lần thổn thức cho riêng mình. Nhưng giờ đây, ở vài công ty, hình ảnh một vị sếp hoàn hảo đang dần phai mờ vì họ nhận ra phơi bày tất cả mọi thứ – kể cả mặt xấu – đôi khi có lợi cho việc kinh doanh.
Cô Mah tin rằng: Mọi người yêu mến bạn khi họ cảm thấy họ hiểu bạn, và việc đề cập đến các rắc rối trong kinh doanh giúp các nhà đầu tư tránh khỏi những kì vọng quá đà.
Cô cũng nói: "Tôi không "sống ảo". Nếu họ nghĩ rằng họ hiểu tôi, họ sẽ đầu tư nhiều hơn và mang đến cho tôi nhiều mối làm ăn hơn."
Văn phòng của Jessica Mah bày rất nhiều ảnh chụp cùng gia đình và bạn bè. ẢNH: CHRISTIE HEMM KLOK – THỜI BÁO PHỐ WALL
Khi James Rhee tiếp quản Ashley Stewart, một thương hiệu quần áo ngoại cỡ, anh đã tập hợp các nhân viên tại trụ sở chính ở Secaucus, New Jersey, và bảo họ rằng anh là "người có ít khả năng điều hành công ty nhất".
Anh Rhee kể lại, lời thú nhận này vừa gây sốc vừa làm các nhân viên lo ngại. Phản ứng của họ ngay lúc đó chính là: "Đây chính là người được kì vọng sẽ cứu chúng ta trong giai đoạn khó khăn này sao?"
Kinh nghiệm làm việc của Rhee gồm tự sáng lập một công ty đầu tư và tham gia quản lý Meow Mix, một thương hiệu thức ăn cho mèo, nhưng toàn bộ kinh nghiệm về bán lẻ chỉ là làm bồi bàn thời đi học. Anh đã đề nghị các nhân viên giúp mình học cách kinh doanh, ở thời điểm đó, công ty đang trên bờ vực phá sản.
Anh còn thú nhận một nỗi sợ khác: sự cô đơn. Gia đình anh vẫn ở Massachusetts trong khi anh làm việc gần như cả tuần ở một bang khác.
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Điều hành của Ashley Stewart, James Rhee, đề nghị các nhân viên giúp anh học cách kinh doanh. ẢNH: LARS NIKI/GETTY
Aretha Blake, một nhân viên mua hàng của Ashley Stewart, nói rằng sự cởi mở của Rhee đã thúc đẩy cô tiếp tục nỗ lực và học hỏi những điều mới. Cô đã làm việc nhiều hơn với bộ phận marketing và bắt tay vào điều hành những dự án mới, bao gồm cả mảng váy dự tiệc. Ý tưởng về trang phục dự tiệc đã thất bại, nhưng điều này lại tạo một cú hích cho các sản phẩm ngoại cỡ dành cho giới trẻ. Để phát triển thị trường mới này, Ashley Stewart đã xây dựng hình thức kinh doanh qua mạng mà nay đã thu về lợi nhuận.
Cô Blake nói: "Anh ấy để chúng tôi tự do bày tỏ quan điểm. Điều này giúp tôi nảy ra nhiều ý tưởng hơn."
Một vài CEO cho rằng, khi các nhà lãnh đạo kể lại những ước mơ xúc động hay thừa nhận họ không biết mình đang làm gì, điều này có thể nuôi dưỡng lòng trung thành và đem đến sự hợp tác của nhân viên.
Nhưng không phải ai cũng muốn làm việc cho một ông chủ chia sẻ quá nhiều. Ở một thời đại đề cao sự nhạy cảm và quan tâm đến ứng xử nơi công sở, một vài lãnh đạo có khuynh hướng ít chia sẻ hơn.
Sydney Finkelstein, giáo sư chuyên ngành quản lý ở Trường Kinh doang Tuck thuộc ĐH Darthmouth, chuyên nghiên cứu về các Giám đốc Điều hành, cho hay, đã từ lâu, các CEO ở các lĩnh vực được kì vọng có thể giải quyết mọi vấn đề cũng như tránh bộc lộ bất kì sự yếu đuối nào.
Ông ấy nói: "Quyền lực từng được xem là một ưu điểm mà chỉ các CEO mới có."
Rất nhiều các nhà quản lý cấp cao vẫn giữ những thói quen lãnh đạo xưa cũ. Ông Finkelstein cho rằng: "Với phần lớn CEO, kể cả khi có lòng trắc ẩn, họ cũng không muốn từ bỏ quyền lực." Nhưng kể cả ở những vị trí cao nhất của các công ty truyền thống, có một sự thực là các nhà đầu tư thiên về hoạt động xã hội đang buộc các lãnh đạo phải cởi mở hơn.
Brené Brown, giáo sư Đại học Houston, người có một bài diễn thuyết cho Ted Talk về sức mạnh của sự yếu đuối, thu hút 34 triệu lượt xem, cho rằng các nhà lãnh đạo cần xác định rõ vì sao họ chia sẻ những thông tin cá nhân này.
Trong các cuốn sách cũng như bài giảng của mình, Bà Brown khuyến khích liều lĩnh bộc lộ cảm xúc như một cách để nhận ra ý nghĩa đích thực trong cuộc sống và tạo dựng các mối quan hệ. Đồng thời, bà cũng tự hỏi rằng liệu sự yếu đuối có trở thành cái cớ thúc đẩy mọi người cởi mở hơn theo những cách sai lệch.
Bà nói rằng: "Sẽ rất nguy hiểm nếu mọi chuyện bị hiểu lầm. Đối với các nhà lãnh đạo, những chia sẻ không nhằm mục đích phát triển con người hay công việc bị cho là yếu đuối."
Rachel Proffitt, một luật sư, đã có ấn tượng rất tốt với CEO của Cooley LLP ở Palo Alto, California, đến nỗi cô đã từ bỏ công việc ở các công ty luật để đến làm cho ông ấy. Cô kể lại, buổi trao đổi về cách nuôi dạy con với Joe Conroy, CEO của Cooley LLP, là "một trong những buổi nói chuyện cởi mở và thẳng thắn nhất" cô từng tham gia.
Cô nhớ lại những suy nghĩ của mình ngay sau buổi ăn tối đầu tiên với ông ấy: "Đây là người đàn ông sẽ ngồi đây và nói chuyện với mình như một người bình thường."
Vài tháng sau, cô Proffitt đã cảm động đến rơi lệ trong một buổi họp với các đối tác của công ty khi ông Conroy kể lại giấc mơ liên quan đến đứa con trai cả. Những điều ông Conroy nói trong bài phát biểu thường niên đều vô cùng xúc động, chẳng hạn như việc bố mất, nhằm giúp các nhân viên cảm thấy gắn bó với nhau và với công ty hơn. Bài phát biểu năm nay của ông có chủ để về sống hết mình ở thì hiện tại.
Ông Conroy mô tả phong cách quản lý của mình theo kiểu "con người".
Ông nói: "Không gì quan trọng hơn sự thấu hiểu giữa người với người. Mọi người nghe bạn nếu họ tin bạn. Họ tin bạn nếu họ hiểu bạn."
Rand Fishkin viết blog về chứng mất ngủ, trầm cảm và các chủ đề thầm kín khác khi còn làm việc cho Moz, một công ty chuyên về phần mềm marketing đặt tại Seattle. Cựu CEO Moz nói rằng sự cởi mở của ông đôi khi đã tạo ra một bước đột phá với các khách hàg nhưng đôi khi cũng làm rất lên sự lo lắng trong nhân viên.
Ông Fishkin chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân trên blog và công khai một email nội bộ trình bày các vấn đề liên quan đến việc ra mắt sản phẩm chính mà Moz đang giám sát chặt chẽ. Ban đầu, điều này khiến Trevor Klein, người quản lý nội dung, thấy sốc nhẹ. Nếu người ngoài đánh giá thấp công ty vì phô bày những mặt thiếu sót thì sao?
Ông ấy nói: "Phản ứng đầu tiên của tôi là... OK, cứ làm vậy đi. Hãy chuẩn bị sẵn sàng vì chúng ta hoàn toàn không biết công chúng sẽ phản ứng ra sao. Tuy nhiên, sự lo lắng ấy sớm nhạt đi và anh ấy cảm thấy sự cởi mở của ông Fishkin đã xây dựng nên một sự gắn bó mật thiết.
Ông Fiskin, người đã rời Moz vào tháng Hai vừa qua, dù vẫn là Chủ tịch HĐQT, nói rằng ông không hề hối hận. Ông cho rằng phản hồi từ bên ngoài với các chia sẻ của ông khá tích cực.
Ông nói: "Trong lòng có chuyện gì thầm kín, hãy cứ nói ra cho mọi người biết. Nếu tay của bạn run lên khi bạn định nhấn nút đăng chia sẻ, bạn hầu như không muốn xem các phản hồi, email, và Twitter vào sáng hôm sau, ấy là lúc bạn chẳng còn gì để giấu diếm."