'Xử lý pin mặt trời đã qua sử dụng, Đà Nẵng cần có cơ quan quản lý'
Để xử lý và tái chế các tấm pin mặt trời đã qua sử dụng, TP. Đà Nẵng nên thành lập một cơ quan quản lý, hỗ trợ thu gom.
- 29-11-2020Xuất khẩu dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục
- 28-11-2020Bát nháo điện mặt trời: Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương vào cuộc
- 28-11-2020Ngân hàng UOB tiếp tục tăng cường 25.000 tỷ đồng vốn FDI vào Việt Nam
Nằm ở vị trí có lượng bức xạ tương đối cao, ít bị núi bao phủ, TP. Đà Nẵng là một địa điểm lý tưởng để thu hút các nhà đầu tư năng lượng mặt trời, khi Ninh Thuận, Bình Thuận và Tây Nguyên đang đối mặt với việc quá tải. Nhưng việc xử lý những tấm pin mặt trời đã qua sử dụng, đang là vấn đề tranh cãi trong thời gian qua.
Về vấn đề này, ông Đỗ Trung Kiên, Giám đốc dịch vụ kỹ thuật, công ty Jinko Solar tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đề xuất, chính quyền địa phương cần có một cơ quan quản lý, hỗ trợ thu gom các tấm pin đã qua sử dụng, rồi sau đó tái chế lại.
"Nguyên liệu chính để làm các tấm pin mặt trời là silicon tinh khiết, trong trạng thái tự nhiên thì thường rất thô. Bởi chúng có nguồn gốc từ silicon đioxit chẳng hạn như đá thạch anh. Do đó, vật liệu này rất thân thiện với môi trường và có thể tái chế lại thành thủy tinh", ông Đỗ Trung Kiên thông tin.
Theo ông Kiên, hiện nay đội ngũ kỹ thuật lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại TP. Đà Nẵng có tay nghề chưa cao. Các đơn vị thi công lắp đặt chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, hệ thống lắp đặt của họ chưa đảm bảo để chống lại bão, dễ dẫn đến thiệt hại. Khi đã xảy ra thiệt hại, người dân sẽ giảm đi lòng tin đầu tư vào ngành này.
Còn theo bà Nguyễn Thị Thu, Quản lý dự án phát triển năng lượng mặt trời tại TP. Đà Nẵng, dựa vào số liệu khảo sát ở các doanh nghiệp và người dân. Tại đây, họ nhận đã thấy được lợi ích thiết thực của lắp đặt điện năng lượng mặt trời, tuy nhiên, khó khăn nhất là nguồn vốn để đầu tư phát triển loại hình này.
Bà Nguyễn Thị Thu cho rằng, để thúc đẩy phát triển điện mặt trời, Chính phủ, Bộ Công thương cần có cơ chế giá điện mang tính ổn định, có tính dài hạn hơn để người dân, doanh nghiệp yên tâm hơn khi đầu tư hệ thống.
"Vòng đời của mỗi dự án điện năng lượng mặt trời khoảng 20 năm. Tuy nhiên cơ chế giá điện hiện mới chỉ 1 năm, 2 năm hay tối đa 5 năm. Vì vậy, cần xây dựng cơ chế giá điện lâu dài, có tầm nhìn và dài hơi hơn", Quản lý dự án phát triển năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng đề xuất.
Trước đó, ngày 5/11, giải trình trước Quốc hội, về vấn đề xử lý các tấm pin mặt trời đã qua sử dụng, Bộ trưởng Bộ Công thương, ông Trần Tuấn Anh cho biết, trong phiên họp đầu năm nay, Thủ tướng đã có quyết định giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về tấm pin năng lượng mặt trời cũng như phương án xử lý khi dự án hết thời hạn.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, còn 9 quy tắc của luật định về vấn đề trên, hiện nay tất cả các chủ đầu tư đều phải chịu trách nhiệm về xử lý các tấm pin năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 3% số khoáng chất có thể liên quan đến môi trường, các nhà cung cấp cho các tấm pin năng lượng mặt trời đều có những hợp đồng với các chủ đầu tư dự án pin mặt trời, các dự án điện mặt trời để chịu trách nhiệm thu hồi và xử lý các vi mạch điện.
Theo Nhà đầu tư