MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xuất khẩu đồ gỗ 7 tỉ USD/năm: “Bói chẳng ra” sản phẩm “made in Vietnam”!

Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất đối với các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này đạt 2,64 tỉ USD, cao nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

TS Tô Xuân Phúc - chuyên gia nghiên cứu cho biết, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện chiếm vị trí thứ 6 về kim ngạch trong số các nhóm hàng xuất khẩu cả nước, giá trị xuất khẩu năm 2015 lên tới gần 7 tỉ USD. Nhưng có một thực tế là chưa có một sản phẩm nào mang thương hiệu Made in Vietnam”, Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ Việt Nam cho biết. Thêm vào đó, nguồn gỗ nhập khẩu từ Campuchia và Lào, liên quan đến một số vấn đề như tham nhũng, các khoản thuế, phí và lệ phí đang khiến cho tính pháp lý của gỗ căm xe nhập khẩu vào Việt Nam gây nhiều tranh cãi.

Trong bối cảnh Việt Nam vừa ký kết tham gia Hiệp định TPP và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển cần đáp ứng được các yêu cầu ngặt nghèo về tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu, môi trường, sở hữu trí tuệ… Hội nhập sẽ đem lại cho các doanh nghiệp cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ nhưng nếu thiếu hiểu biết về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt sẽ gặp nhiều rủi ro về pháp lý.

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2015 cả nước có 4.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 3.000 doanh nghiệp chế biến, khoảng 1.000 doanh nghiệp chuyên kinh doanh. Đại diện của Tổng cục Lâm nghiệp cho biết đa số các cơ sở chế biến gỗ trong nước ở quy mô nhỏ có trình độ công nghệ thấp, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mà đa số chỉ thực hiện gia công ở công đoạn sơ chế. “Hiện nay ngành gỗ Việt Nam chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ gia công chế biến với ưu thế là lao động giá rẻ, công nghệ chế biến không phát triển và sử dụng nhiều nguyên liệu thô, lợi ích dựa vào số lượng hơn chất lượng, các doanh nghiệp chưa tạo thế chủ động trong hội nhập thị trường”, TS Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO thuộc Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết.

Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất đối với các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này đạt 2,64 tỉ USD, cao nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tại Mỹ tiếp tục mở rộng. Theo TS Tô Xuân Phúc, vấn đề tính hợp pháp về nguồn gỗ nguyên liệu được sử dụng trong một số sản phẩm xuất khẩu. Cụ thể, theo nguồn hải quan, trong năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 1.800m3 gỗ tròn là gỗ căm xe, trị giá khoảng 1,2 triệu USD vào Mỹ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng căm xe là gỗ nhập khẩu từ Campuchia và Lào và được khai thác từ những diện tích rừng chuyển đổi (sang cây công nghiệp) hoặc từ các dự án cơ sở hạ tầng như thủy điện, làm đường. Quá trình xin phép và thực hiện dự án này liên quan đến một số vấn đề như tham nhũng, các khoản thuế, phí và lệ phí. Điều này khiến cho tính pháp lý của gỗ căm xe nhập khẩu vào Việt Nam gây nhiều tranh cãi.

Một số sản phẩm từ gỗ căm xe, gỗ dầu, và gỗ chiêu liêu nhập khẩu từ Campuchia và Lào thường có tình trạng pháp lý không rõ ràng.

Thêm vào đó, trong bối cảnh hội nhập, thiếu thông tin về các yêu cầu của thị trường xuất khẩu là một trong những rủi ro lớn của doanh nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam. Theo kết quả khảo sát 39 doanh nghiệp thì ½ số doanh nghiệp hiện tại xuất khẩu gỗ sang Mỹ không nắm được các quy định liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường này. Nói về vấn đề này, TS Tô Xuân Phúc cho biết đa số các DN chế biến tại Việt Nam chủ yếu làm việc thông qua người mua hàng đại diện chứ không tiếp cận trực tiếp đến các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này khiến các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam thụ động khi tham gia thị trường.

Việc các doanh nghiệp sản xuất gỗ của Việt Nam tham gia cùng một lúc xuất khẩu sang nhiều thị trường, mỗi thị trường lại có một yêu cầu khác nhau cũng có thể dẫn tới rủi ro. Ví dụ hiện tại Trung Quốc không yêu cầu chặt chẽ về tính hợp pháp của sản phẩm gỗ nên hiện các DN Việt xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc không bị hạn chế về việc sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu. Nếu các doanh nghiệp cũng tiếp tục tham gia xuất khẩu tại thị trường EU mà ngân hàng không có hệ thống kiểm soát chuỗi cung ứng hiệu quả , nguồn nguyên liệu có thể bị lẫn trong quá trình sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang EU.

Theo Lan Hương

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên