Xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh, công ty hậu cần hàng không "đau đầu" giải bài toán vận chuyển
Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ tăng cao đang khiến nhà khai thác dịch vụ vận tải hàng hóa phải chật vật tìm cách điều phối, đặc biệt là vận tải hàng không.
- 01-10-2019Người Hà Nội mất 45 phút để tìm chỗ đỗ xe ô tô
- 30-09-2019Câu hỏi "Người giàu hay người nghèo tạo ra nhiều khí thải hơn?" và gốc rễ của việc ứng phó với biến đổi khí hậu
- 30-09-2019Báo Anh: Tại sao các nhà đầu tư coi Việt Nam là "ngôi sao" tiếp theo của thế giới đang phát triển?
AirBridgeCargo (ABC) là công ty con của Tập đoàn Volga-Dnepr, hãng hàng không lớn nhất của Nga, khai thác các dịch vụ vận chuyển hàng hóa theo lịch trình trên các tuyến giữa Nga, châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, bao gồm hơn 30 điểm đến trên toàn thế giới. Công ty này cho biết khối lượng hàng Việt Nam sang Mỹ đã tăng 53% từ đầu năm đến nay. Công ty này buộc phải tăng thêm 2 chuyến bay từ TPHCM và 3 chuyến bay từ Hà Nội mỗi tuần để phục vụ nhu cầu vận chuyển tăng cao.
Eric Lamare, Phó chủ tịch khu vực châu Á và Thái Bình Dương của ABC, phụ trách các hoạt động vận chuyển hàng hóa theo lịch trình, nói với The Loadstar rằng, sự tăng trưởng ấn tượng của hàng Việt xuất Mỹ chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu từ phía Mỹ. "Chúng tôi có các hoạt động chuyên cho thị trường Mỹ cũng như cho các khách hàng cụ thể, và đây (TPHCM) là nơi tăng trưởng lớn nhất", ông nói bên lề hội nghị Air Freight Logistics Vietnam tại TPHCM tuần trước.
"Ngoài ra, do sự di dời của một số chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, chúng tôi cũng thấy hàng Việt có nhu cầu xuất sang Mỹ nhiều hơn". Tuy nhiên, ông Lamare cho biết sự chuyển dời các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc không chỉ bởi vì cuộc chiến thương mại. Ông đánh giá, cho đến nay quá trình này vẫn bị giới hạn về phạm vi, các công ty chưa thể chuyển đi quá xa mà sẽ tiếp cận các nước láng giềng của Trung Quốc trước. Ông có thể có một sự thay đổi lớn hơn vào năm 2020, theo thời gian cần thiết để chuyển sản xuất.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, tăng 33% so với năm trước, lên 36 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019, theo dữ liệu của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam được báo cáo 5,9 tỷ USD, nghĩa là thâm hụt thương mại đã tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Đối với chúng tôi, sự mất cân đối là rất lớn", ông Lamare nói. "Chúng tôi đã khai thác hai điểm dừng cho các chuyến bay đến Việt Nam, còn hầu hết hàng hóa từ Mỹ chúng tôi phụ trách sẽ xuất sang Singapore hoặc Đài Loan. Sau đó, chúng tôi phải định vị các chuyến bay để xuất khẩu. Chỉ có khoảng 30% trọng tải hàng hóa chúng tôi vận chuyển là đến Việt Nam, nghĩa là cần phải vận hành rất thông minh thì mới có lợi nhuận".
Ông cho biết hàng xuất từ Việt Nam sang Mỹ gồm có hàng hóa dự án, động cơ máy bay và một số sản phẩm dược phẩm, còn lại chủ yếu hàng may mặc, giày dép và, ngày càng, điện tử.
Một thách thức khác là cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và khả năng tăng trưởng khối lượng hàng hóa xuất khẩu trong tương lai của Việt Nam. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã tăng 13% lên 1,5 triệu tấn trong năm ngoái, với mức tăng trưởng ít nhất 10% dự kiến trong năm nay. Các quan chức dự đoán sản lượng hàng năm sẽ đạt 2,2 triệu tấn vào năm 2020.
Các sân bay vốn đã quá tải với máy bay chở khách. Có khoảng 80 máy bay chở hàng rời Nội Bài và 50 từ Tân Sơn Nhất mỗi tuần. Ngoài ra, Việt Nam và họ chưa có hãng hàng không vận chuyển hàng hóa, ông Lamare giải thích. Vì vậy sẽ là một thách thức khi công ty ông cần tăng tần suất các chuyến bay để đáp ứng nhu cầu.