Xuất khẩu Việt Nam: Từ "truyền thống" gia công, tới xu hướng "đi buôn" rau quả Thái rồi tái xuất sang Trung Quốc
Xuất khẩu Việt Nam: Từ "truyền thống" gia công, tới xu hướng "đi buôn" rau quả Thái rồi tái xuất sang Trung Quốc
- 24-06-2018Xuất khẩu nửa đầu năm: Tiến “băng băng”, khả quan về đích
- 19-05-2018Xuất khẩu đã cán mốc 80 tỷ USD
- 17-05-2018Doanh nghiệp nhập nhèm xuất khẩu lao động có thể bị phạt đến 200 triệu đồng
Bức tranh xuất khẩu nửa đầu năm 2018 được ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng phòng Quản lý vận hành cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN (Tổng cục Hải quan) trình bày tại Hội thảo Hỗ trợ Xuất khẩu Việt Nam diễn ra mới đây tại Hà Nội.
70% kim ngạch xuất khẩu do doanh nghiệp FDI đóng góp
Theo đại diện Tổng cục Hải quan, các doanh nghiệp FDI là động lực tăng trưởng xuất khẩu trong 10 năm qua, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây.
Theo đó, gần 100% điện thoại và linh kiện điện tử xuất khẩu là của các doanh nghiệp FDI, tỉ lệ này là 60% đối với mặt hàng dệt may.
Dù các con số thống kê 6 tháng đầu năm 2018 rất khả quan, như giá trị xuất khẩu đạt kỷ lục 21 tỷ USD vào tháng 3, dự báo tăng trưởng xuất khẩu năm 2018 đạt 2 con số… nhưng theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nước ta vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp ngoại.
"70% kim ngạch xuất khẩu có đóng góp của FDI. Chúng ta phụ thuộc vào doanh nghiệp ngoại rất nhiều," ông Hùng nói.
77% sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng đầu vào là nhập khẩu
Tổng cục Hải quan thống kê có khoảng 450 doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ nước ngoài vào, gia công rồi cung ứng hàng cho các tập đoàn quốc tế.
"Như vậy là đi làm thuê, gia công nhiều," ông Hùng nhận định.
Ông Nguyễn Việt Hùng còn nhấn mạnh xu hướng người Việt "đi buôn" rau quả: mua sản phẩm của Thái Lan rồi tái xuất sang Trung Quốc.
"Rất nhiều mặt hàng rau củ quả của chúng ta nhập khẩu từ Thái Lan rồi bán sang Trung Quốc," Việc đấy làm tăng xuất khẩu rau quả của chúng ta trong 3 năm vừa qua," ông Hùng cho hay.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu không có thay đổi lớn, dẫn đầu là điện thoại di động với đầu tàu Samsung
Trong 6 tháng qua, mặt hàng dẫn đầu xuất khẩu là điện thoại di động với đầu tàu là tập đoàn Samsung. Đứng thứ 2 là các sản phẩm vi tính, linh kiện. Xếp sau nữa là các mặt hàng xuất khẩu truyền thông như: dệt may, giày dép, thủy hải sản…
Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết cơ cấu này không có thay đổi lớn so với năm trước và dự báo giữ nguyên cho đến cuối năm.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Việt Hùng cho biết 77% giá trị xuất khẩu của Việt Nam thuộc về 1.000 doanh nghiệp lớn, trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh trong thời gian qua (tăng 30% so với năm 2017). Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu, tiếp theo sau là EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Trí Thức Trẻ