Xưởng đóng tàu Trung Quốc thua lỗ đến mức đang trở thành ... bãi đỗ xe
Theo thống kê của JPMorgan Chase, khoảng 150 doanh nghiệp đóng tàu đã phá sản trong năm 2010 và con số này sẽ còn tăng lên.
- 30-04-2016Không phải nhà máy hay công xưởng, những ngành hoàn toàn mới lạ này mới là đầu tàu của kinh tế Trung Quốc
- 21-04-2016Kinh tế Trung Quốc ổn định trở lại, nhưng đó là "bình yên trước cơn bão"?
- 19-04-2016Hệ lụy nguy hiểm của quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở Trung Quốc
- 12-04-2016Trung Quốc "xuất khẩu" khủng hoảng thừa: Sau thép sẽ là gì?
Vào tháng ba này, tập đoàn công nghiệp của Trung Quốc "China Ocean" đã thôi hẳn công việc đóng tàu sau khi mua về được một công ty điều hành bãi đậu xe vào năm ngoái. Theo ước tính Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới hiện nay, đang thiếu hụt khoảng 50 triệu chỗ đậu xe. Theo giám đốc điều hành công ty này- Zhang Shi Hong, họ kế hoạch xây dựng và đưa vào hoạt động khoảng 100.000 chỗ đậu xe trên toàn Trung Quốc chỉ trong vòng 3 năm.
Động thái này một lần nữa nhấn mạnh việc các tập đoàn đóng tàu như China Ocean đang tìm kiếm cho mình một hướng phát triển khác trong bối cảnh suy thoái kéo dài do hàng hóa rớt giá và sự mọc lên tràn lan của các công ty đóng tàu mới. Theo thống kê của JPMorgan Chase, khoảng 150 doanh nghiệp đóng tàu đã phá sản trong năm 2010 và con số này sẽ còn tăng lên. Trái lại, ở các thành phố lớn tại Trung Quốc thì bãi đậu xe khá ít và không thể đáp ứng đủ nhu cầu đang tăng lên nhanh chóng.
"Đa dạng hóa kinh doanh có thể nói là xu hướng chung trong nền công nghiệp đóng tàu, nhu cầu trong thị trường ô tô lớn nhất thế giới này sẽ còn tiếp tục tăng khi mà người dân Trung Quốc được dự báo sẽ mua thêm nhiều ô tô trong năm nay"- Ông Zhang đã phát biểu trong một buổi phỏng vấn
Ông Zhang cũng cho biết, lợi nhuận từ ngành kinh doanh bãi đậu xe mang lại sẽ có thể đạt tới 500 triệu nhân dân tệ (khoảng 76 triệu USA) trên mức doanh thu khoảng 2 tỉ nhân dân tệ mỗi năm.
China Ocean bắt đầu xây dựng hệ thống đỗ xe tự động tại xưởng đóng tàu của họ ở tỉnh Giang Tây vào tháng hai này. Năm ngoái, công ty này cũng đã mua lại tập đoàn dịch vụ quản lí bãi đậu xe Shangdong Ruitong để có được những giải pháp chuyên môn về công nghệ quản lí tự động ở các bãi đậu xe nhiều tầng, loại bãi đậu xe đang rất thịnh hành tại các thành phố đông dân như Tokyo.
Ông Zhang còn nói, tập đoàn đang làm việc với chính phủ và các doanh nghiệp quốc doanh để nâng cấp cơ sở vật chất tại bãi đỗ xe của họ, chuẩn bị cho việc thành lập một công ty chuyên quản lí bãi đậu xe, tương lai có thể lên sàn chứng khoán Trung Quốc.
China Ocean còn hợp tác với công ty chế tạo xe điện BYD để lắp đặt hệ thống nạp điện cho xe ở bãi của mình, đồng thời thực thi yêu cầu của chính phủ về việc xây dựng cơ sở hạ tầng giúp thúc đẩy việc sử dụng xe điện.
Trong khi việc xây dựng và vận hành những bãi đậu xe đang là một thị trường tiềm năng, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cơ hội thì con đường dẫn đến thành công lại không hề dễ dàng- theo như lời ông Ka Leong Lo- chuyên gia đến từ công ty chứng khoán Kim Eng.
Ông Lo cho rằng: "Họ sẽ gặp phải rất nhiều thách thức trong việc lên các dự án tìm nguồn cung ứng, gây quĩ và tìm khu đất mới...Đây là một ngành cần lượng vốn huy động lớn, với mức đầu tư rất cao ở giai đoạn ban đầu trong khi phải mất tới vài năm mới có thể hoàn vốn."
Lo ví von: "Con tàu đã phải chèo lái trong sương mù suốt những năm qua, giờ đây đại dương đang hiện ra trước mắt họ."