Yoga trị liệu: Chỉ dành 1-2 phút nhìn vào ngọn nến, thân và tâm nhận được 13 lợi ích lớn
Thiền nến là một trong những cách giúp bạn giải tỏa căng thẳng, loại bỏ áp lực, hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh. Dành vài phút với chuyên gia, bạn sẽ thấy sự khác biệt rất lớn.
- 30-07-2019Nhờ thiền sư viết lời chúc, phú ông choáng váng khi mở tờ giấy ra và bài học về hạnh phúc
- 29-07-20197 hiểu lầm tai hại về thiền định mà ai cũng "truyền miệng": Không sớm loại bỏ, tập chăm chỉ đến đâu cũng chẳng thấy tác dụng!
- 23-07-2019Cụ ông đã "sống lại" cuộc đời mới tới 92 tuổi nhờ 1 động tác Yoga: Cơ thể khỏe như 25 tuổi
LTS: Càng ngày càng có nhiều người yêu thích tập luyện môn Yoga với mục đích rèn luyện sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.
Chúng tôi sẽ lần lượt gửi đến quý độc giả những bài viết chuyên sâu về Yoga trị liệu để giúp bạn có thể tự tập luyện hiệu quả hơn. Bài viết đều có sự tư vấn của các chuyên gia Yoga Ấn Độ hàng đầu.
Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người nhiều giá trị vật chất đầy đủ, nhưng lại lấy đi sự bình yên trong tâm trí và sức khỏe thể chất.
Có một điều chắc chắn rằng, chúng ta không thể nhìn thấy hoặc chạm vào những nỗi lo âu căng thẳng của mình, nhưng lại có thể cảm nhận được những ảnh hưởng lên não bộ và cơ thể.
Khi bị căng thẳng trong thời gian ngắn, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp của bạn sẽ tăng lên. Nếu thường xuyên rơi vào tình trạng đó, tuyến thượng thận của bạn sẽ tiết rất nhiều hormone cortisol.
Khi có quá nhiều hormone này trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của não, hệ miễn dịch và các cơ quan khác. Căng thẳng trong dài hạn có thể góp phần làm tăng trình trạng đau đầu, lo âu, trầm cảm, bệnh tim mạch và thậm chí là tử vong sớm.
Mặc dù bạn không thể tránh khỏi căng thẳng, nhưng bạn vẫn có thể làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của nó lên cơ thể và tâm trí mình, bằng cách đơn giản và hiệu quả hơn, đó chính là thiền .
Một trong những loại thiền được đánh giá tốt, đó chính là thiền nến, rất đáng để bạn thử. Thiền nên cũng là một hoạt động mà khi đó bạn tập trung tâm trí vào bên trong cơ thể và tạo ra trạng thái thư giãn tuyệt đối, nhận về nhiều lợi ích đặc biệt.
Trong bài viết này, chúng tôi đặc biệt mời chuyên gia Yoga trị liệu nổi tiếng Ấn Độ, thầy Kalpesh Patel, Giảng viên cao cấp tại Shivom Yoga Academy, Thạc sĩ Yoga, thành viên Hiệp hội Châm cứu Ấn Độ, có hơn 15 năm thực hành yoga trị liệu tại Bệnh viện Ấn Độ để hướng dẫn bạn cách thiền nến chính xác nhất.
Thiền nến (tên tiếng Phạn là Trāṭaka, nghĩa là "nhìn" hoặc "nhìn chăm chú"). Tập trung vào một điểm hoặc ngọn nến, như một đồ vật nhỏ, điểm đen bất kỳ.
Phương pháp này được xem là mang năng lượng cho "con mắt thứ ba" và kích thích các hoạt động tinh thần của chúng ta.
Hướng dẫn cách chuẩn bị và thực hiện thiền nến
Thắp nến và ngồi cách ngọn nến ít nhất một mét, để nến ngang tầm mắt khi bạn ngồi xuống.
Ngồi ở tư thế thoải mái, đầu và cổ thẳng. Nhắm mắt và thả lỏng toàn thân, đặc biệt là vùng mắt.
Cảm nhận sự vững chãi của cơ thể trong vài phút, giữ cơ thể cố định không thay đổi trong suốt quá trình tập.
Mở mắt, tập trung nhìn chăm chú vào ngọn nến, không nháy mắt hoặc di chuyển đồng tử khi thực hiện, không cố gắng gồng lên vì như vậy sẽ làm căng thẳng hơn và sinh ra nháy mắt, cố gắng giữ càng lâu càng tốt. Ngọn lửa nên có thể di chuyển nhưng bấc thì cố định, vì thế bạn có thể nhìn vào bấc để tập trung hơn.
Tập trung hoàn toàn vào ngọn nến, không tập trung vào cơ thể. Khi suy nghĩ xuất hiện, đầu óc nghĩ lung tung, thì ghi nhận các suy nghĩ đó sau đó quay lại tập trung vào ngọn lửa.
Sau 1 -2 phút, khi mắt mệt hoặc nước mắt bắt đầu chảy ra, nhắm mắt lại và tập trung vào ngọn lửa, dồn tâm trí về mắt thứ ba (điểm chính giữa 2 đầu lông mày).
Sau khi kết thúc vòng cuối cùng, xoa mắt từ 2-3 lần trước khi mở mắt.
Thiền cho đến khi thực hành xong.
Thời gian thực hành thiền nến:
Trataka có thể thực hiện ở bất kỳ thời gian nào trong ngày nhưng khoảng thời gian được xem là hiệu quả nhất khi tập liên tục lúc mặt trời mọc (sáng sớm) hoặc vào tối muộn khi dạ dày còn trống.
Có thể tăng cường hiệu quả bằng cách thực hành thêm kỹ thuật thở nadi shodana (thở luân phiên hai mũi). Khi thở kỹ thuật này, mắt mở nhưng người thực hành duy trì sự tập trung vào ngọn lửa trong 40 phút.
Người mới bắt đầu nên chỉ nhìn vào nến từ 1-2 phút, với mục đích chung thì 10 phút là đủ.
Nếu bạn tập với mục đích tâm linh hoặc để trị liệu điều chỉnh các dị tật về mắt, có thể thực hiện lâu hơn sau khi tìm hiểu hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ.
Người bị mất ngủ và căng thẳng đầu óc nên thực hiện từ 10 – 15 phút trước khi ngủ.
Những lưu ý chống chỉ định
Người bị động kinh thì không nên nhìn vào nến, thay vào đó, nên nhìn vào một vật hoàn toàn đứng yên
Tác dụng của Thiền Nến Trataka
1. Làm khỏe cơ mắt
2. Làm cho mắt sáng và rõ hơn
3. Thanh lọc mắt
4. Điều trị rối loạn mắt
5. Giảm mất ngủ
6. Hỗ trợ điều trị trầm cảm
7. Cải thiện sự tập trung, tăng cường trí nhớ
8. Làm dịu tâm trí
9. Cân bằng cảm xúc, hệ thần kinh
10. Giảm căng thẳng thần kinh, loại bỏ lo âu
11. Tăng cường ý chí
12. Kích hoạt luân xa Mắt thứ 3 (điểm giữa 2 đầu lông mày) và là bước chuẩn bị tuyệt vời cho thiền.
13. Phát triển trực giác và khả năng nhìn thấu
Lưu ý: Không thực hành trataka với ngọn lửa bập bùng, chọn ngọn lửa ổn định để không làm sự tâm trung lan sang xung quanh. Người thực hành thiền nến phải luôn trong tâm thế thoải mái, không quá ép bản thân. Thực hành thiền nến đều đặn và liên tục sẽ làm tăng khả năng mở mắt trong thời gian dài mà không chớp mắt.
Người bị cao huyết áp nên thực hành sau khi thực hiện tư thế xác chết (Savasana).
Tư thế xác chết (Savasana)
Những người bị rối loạn về tinh thần và cảm xúc chỉ thực hành thiền nến sau khi thực hành các tư thế (asana), không được xoa mắt sau khi thực hành thiền nến.
Không căng mắt quá, chỉ làm theo khả năng. Không đọc hoặc xem gì sau khi thực hành Trataka.
Thiền nến là một phương pháp tuyệt vời giúp thanh lọc và loại bỏ sự tích tụ của mọi vấn đề, sự phức tạp, suy nghĩ tích cực trong đầu, cho phép người thực hiện chứng kiến những gì đang lướt qua.
Tuy nhiên, cũng có thể những vấn đề này sẽ phát sinh quá nhanh và khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần. Nếu như vậy, hãy dừng lại và tham khảo ý kiến của chuyên gia yoga.
Trí thức trẻ