Zombie công sở không động lực phấn đấu, không màng kiếm tiền: Vậy làm sao để biến áp lực thành niềm vui?
Đã có lúc nào bạn mệt mỏi khi nghĩ tới việc phải đi làm vào mỗi sáng thức dậy chưa? Có khi nào bạn cảm thấy chán nản, muốn bỏ việc? Hãy học cách tái cấu trúc nỗi lo buồn để biến công việc trở thành đam mê, để mỗi ngày đi làm là một ngày trọn vẹn.
- 04-11-2021Tuyển phụ hồ lương 1 tỷ đồng, không yêu cầu kinh nghiệm, chỉ cần ‘có mặt’ ở công trường: Khi ông chủ phải lựa nhân viên vì thiếu lao động đến cùng cực
- 04-11-2021Tiền lương hàng tháng cậu có đưa cho vợ không? Người đàn ông hóm hỉnh trả lời khiến các sếp gật gù: “Hợp lý” và được nhận ngay tại chỗ
- 02-11-2021Nếu phải tăng ca không lương cho công ty, bạn có làm không? Câu trả lời quá hợp tình hợp lý giúp cô gái trẻ được tuyển thẳng vào vị trí quản lý
Ai trong chúng ta cũng đã từng có những ngày ngao ngán với việc phải đi làm, thậm chí có những áp lực vô hình khiến ta muốn buông bỏ tất cả. Nhưng cuộc sống lại là một chuỗi những ngày buộc ta phải thích nghi. Hiểu được điều đó, các tác giả của cuốn sách "Thức dậy muốn đi làm" đã đem đến 4 giải pháp để bạn đọc sớm biến công việc thành niềm đam mê mỗi ngày.
Sự ảnh hưởng của cảm xúc lên công việc
Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người dường như chịu áp lực ngày càng lớn. Liz là một nhà phân tích trẻ tài năng tại một công ty tư vấn kinh tế, nhưng hàng đêm sáng đèn mải miết cắm mặt vào những bản phân tích khiến cô ngày một lo âu và u uất. Cuối cùng cô từ bỏ công việc của mình, bất chấp việc không có một phương án dự phòng nào. Liz xin vào làm việc tại Starbucks để trang trải và dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu tâm trạng của mình.
Trong khi đó, Mollie là nhà quản lý sản phẩm startup bỗng dưng thức dậy với cơ mặt phía trên mắt phải của mình bị tê liệt hoàn toàn. Bác sĩ kết luận nguyên nhân là do chứng lo âu. Trong khoảnh khắc đó, cô nhận ra mình phải thay đổi để bản thân không phải dồn nén quá nhiều căng thẳng, lo âu và sợ hãi đến mức phải chịu đau đớn về thể chất.
Liz và Mollie chỉ là hai trong số những người trẻ xung quanh ta đang chật vật với cuộc sống hiện đại đến nỗi phớt lờ những cảm xúc nơi công sở. Kìm nén và né tránh hẳn là câu trả lời dễ dàng nhất, bởi như người ta thường nói "đừng đem cảm xúc vào công việc".
Đa số chúng ta thường nghĩ "chuyên nghiệp có nghĩa là không cảm xúc". Quan điểm sai lầm này ngáng đường thành công, bởi con người là sinh vật có cảm xúc. Nếu kìm nén, có thể sẽ có nguy cơ gây ra những sai lầm mà chúng ta vốn có thể tránh được. Ví dụ như bạn gửi những email với lời lẽ không hay khi đang tức giận, hay thậm chí như Mollie, bạn có thể mắc căn bệnh nguy hiểm nào đó do lo âu?
Nhiều công ty đã nhận ra tầm ảnh hưởng của cảm xúc lên công việc và kỹ năng điều khiển cảm xúc sao cho hiệu quả, đó là lý do tại sao EQ lại được đánh giá cao hơn IQ.
Google đã tạo ra một văn hóa riêng mà ở đó nhân viên có đặc quyền được quan tâm đến những cảm xúc cá nhân, được thoải mái giải trí, vui chơi và sáng tạo.
Jeremy William, một lãnh đạo của Vyudu Inc cho biết "Mục đích duy nhất của Google là giữ cho nhân viên hạnh phúc hơn và duy trì năng suất. Vì vậy, họ cung cấp cho nhân viên rất nhiều đặc quyền, bao gồm các bữa ăn, chăm sóc sức khỏe và nha khoa miễn phí, trợ cấp đi lại, phòng ngủ trưa, các khu giải trí và nhiều hơn nữa". Nhờ vậy, Google nhiều năm nay vẫn duy trì vị trí "người khổng lồ công nghệ" với năng suất, sáng tạo ít công ty nào bì kịp.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nếu đem cảm xúc tiêu cực vào công việc một cách mất kiểm soát, bạn sẽ nhận lại những hậu quả lâu dài.
Ai cũng biết Warren Buffett là nhà đầu tư tài ba, nhưng khi mang cơn thịnh nộ vào đầu tư, ông đã mất 100 tỷ đô la. Đó là thương vụ đầu tư vào công ty dệt may Berkshire Hathaway khi nó đang trong giai đoạn khó khăn và cổ phiếu bị đánh giá thấp trên thị trường năm 1964.
Buffett đầu tư vào công ty này với mong muốn nhanh chóng bán lại nó cho vị CEO đương nhiệm là Seabury Stanton để nhanh thu hồi vốn. Nhưng Stanton đã đưa ra mức giá thấp hơn thỏa thuận ban đầu. Điều này khiến Warren Buffett nổi giận và quyết tâm mua thêm cổ phiếu để hất cẳng Stanton.
Chính vì quyết định mang đầy tính cảm xúc tiêu cực này mà Buffet đã phải mất hai thập niên cùng với khoản tiền khổng lồ mới biến Berkshire Hathaway trở lại vị thế như hôm nay. Nhà đầu tư danh tiếng này rõ ràng đã có thể dành thời gian và số tiền đó để triển khai hàng loạt thương vụ đầu tư khác và gặt về nhiều hơn là một Berkshire Hathaway, nhưng Buffet đã đánh mất những cơ hội đó vì không thể kiểm soát cảm xúc của mình trong công việc.
Câu hỏi được đặt ra chính là: vậy làm thế nào để hóa giải những cảm xúc tiêu cực nơi công sở?
Cuốn sách "Thức dậy muốn đi làm" chính là kết quả sau hành trình đi tìm chính mình của Liz và Mollie trong nhiều năm nghiên cứu với mục tiêu phát triển EQ tại nơi làm việc. Đây sẽ là món quà giúp những ai đang chán nản và bất an, tìm lại được niềm đam mê trong công việc.
Là một người đã dành 15 năm trải qua nhiều vị trí ở các công ty khác nhau để tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và công việc mình yêu thích, người viết thấy ấn tượng với phần "tái cấu trúc nỗi lo âu thành đam mê". Bởi người viết tin rằng, không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống, việc tìm kiếm ý nghĩa của những hành động, mục đích là vô cùng quan trọng.
4 phương pháp tái cấu trúc nỗi buồn thành đam mê
Theo dấu niềm vui
Chúng ta thường chú ý tới những áp lực, căng thẳng mà đôi khi bỏ qua những niềm vui nhỏ nhặt như: tách cà phê đồng nghiệp mang đến cho bạn trong những đêm miệt mài bên sổ sách, hay những lời khen của khách hàng về tác phong làm việc. Do đó, đây chính là chỉ dấu đầu tiên của hai tác giả khi khuyên bạn chú tâm vào những khoảnh khắc mang đến cho mình sự vui vẻ trong công việc.
Liên kết công việc với mục đích hấp dẫn
Khi nhân viên của SpaceX được hỏi về công việc đang làm, thay vì nói mình là kỹ sư công nghệ, anh trả lời "công việc của tôi là tìm cách đưa người lên sao hỏa". Công việc trở nên không còn bình thường khi gắn với sứ mệnh lớn lao của nhân loại, nhờ vậy những việc bạn đang làm trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Nuôi dưỡng những mối quan hệ tích cực nơi công sở
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nếu có những người bạn thân thiết nơi công sở thì khả năng gắn bó với công ty của nhân viên sẽ cao hơn rất nhiều. Trên thực tế, có một người để thấu hiểu niềm vui, nỗi bất an, lo âu trong công việc của mình hay thậm chí chỉ im lặng vỗ về khi bạn bị sếp la mắng cũng đủ để mang lại sự an ủi và giải tỏa tâm lý rất lớn.
Trao đổi với quản lý về việc thiết kế công việc hấp dẫn hơn
Đây là giải pháp cho bạn khi những điều trên không còn hữu hiệu.
Nhiều người trong chúng ta khi thấy mệt mỏi, chán nản với công việc liền vội vàng tìm kiếm một công ty khác thay vì cách đơn giản nhất là trao đổi thẳng thắng với quản lý về việc bố trí một vị trí hoặc một nhóm khác. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy nơi mình thuộc về?
Công việc không phải là tất cả cuộc sống của chúng ta nhưng mỗi ngày bạn phải dành ít nhất 8 tiếng nơi công sở, vì thế nếu cảm thấy không hạnh phúc khi đi làm, đó là chỉ dấu cho thấy bạn cần thay đổi. Thay đổi từ bản thân hay công việc còn phụ thuộc vào mức độ nắm giữ cảm xúc của chính mình, song dù lựa chọn như thế nào, bạn vẫn sẽ phải hạnh phúc nhé.
Doanh nghiệp và Tiếp thị