4 năm trước, vào ngày 26/6/2019, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) chính thức thành lập Tổng công ty thành viên thứ 8, đó là Tổng công ty dịch vụ số Viettel (Viettel Digital - VDS). Sự ra đời của VDS được đánh giá là đơn vị then chốt trong chiến lược chuyển mình của Viettel từ một nhà khai thác viễn thông truyền thống trở thành một nhà cung cấp dịch vụ số và đưa viễn thông, công nghệ thông tin, ứng dụng số len lỏi vào mọi lĩnh vực trong đời sống của người dân Việt Nam.
Cho đến nay, các sản phẩm cốt lõi của VDS như Viettel Money đã có gần 25 triệu khách hàng, Mobile Money đạt 3 triệu thuê bao. VDS đứng số 1 về quy mô kết nối đối tác thanh toán trong lĩnh vực điện, nước, học phí. Các lĩnh vực khác như giao thông, viễn thông và hành chính công cũng đạt vị thế đứng đầu về giao dịch và độ phủ.
Theo tôi, có 4 thành tựu mà VDS đã đạt được trong 4 năm qua.
Thứ nhất, chúng tôi đang dần xây dựng Viettel Money trở thành hệ sinh thái tài chính số toàn diện tại Việt Nam, do những kỹ sư người Việt Nam xây dựng. Viettel Money đã phát triển hơn 300 tính năng được cá nhân hóa, đa dạng từ chuyển tiền, thanh toán tới dịch vụ vay, tiết kiệm,... cho phép khách hàng sử dụng mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị di động mà không cần Internet hay tài khoản ngân hàng.
Thứ hai, được cấp phép từ Ngân hàng Nhà nước, Viettel chính thức triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money từ quý 4/2021. Đây là dịch vụ đầu tiên triển khai tại Việt Nam, mặc dù đã rất phát triển ở thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Phi. Đây là giải pháp để giải quyết các vấn đề về thanh toán số, tài chính số cho những người ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới và hải đảo.
Thứ ba, VDS đã và đang cùng với nhiều Chính quyền địa phương đang tiên phong xây dựng mô hình chợ 4.0. Theo đó, chúng tôi tập trung phát triển các điểm thanh toán không dùng tiền mặt, bắt đầu tại các khu chợ truyền thống, nơi diễn ra các hoạt động mua bán thường ngày, gần gũi nhất. Sau một thời gian triển khai, "Chợ 4.0" đã tiếp cận và nhận được sự ủng hộ của người dân trên 63 tỉnh thành với 500 chợ và hơn 30.000 tiểu thương tham gia. Mô hình chợ 4.0 cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính quyền địa phương.
Tiếp nối mô hình chợ 4.0, gần đây chúng tôi đã đưa vào thí điểm dự án Xã 4.0 - Xã chuyển đối số với mục tiêu phổ cập tài chính số tại các nông thôn, phát triển kinh tế số tại địa phương. Hiện VDS đã triển khai thí điểm tại xã Quảng Minh, Bắc Giang và ghi nhận kết quả tích cực khi tỷ lệ nhận biết thương hiệu lên đến 90% chỉ sau 2 tháng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá hiệu quả và nhân rộng mô hình ra toàn quốc. Mục tiêu đến năm 2023 sẽ có ít nhất 100 xã trên toàn quốc.
Xuất phát từ đề án của Chính phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt, chúng tôi cũng đã khá trăn trở. Theo tư duy của chúng tôi, thanh toán không dùng tiền mặt cần áp dụng được cho tất cả mọi người chứ không chỉ cho những người ở thành thị, các vùng trung tâm. Vậy ở nông thôn – nơi mà người dân vẫn đang có thói quen dùng tiền mặt – VDS có thể làm gì?
Chúng tôi nghĩ rằng, ở bất kỳ địa phương nào, chợ cũng là nơi người dân tập hợp để mua bán giao thương. Đó là nơi mà chúng tôi có thể tiếp cận các khách hàng nông thôn và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Từ ý tưởng ấy, chúng tôi phát triển các điểm thanh toán bằng QR, điểm cung cấp dịch vụ cho tiểu thương và những người buôn bán ở các khu chợ, sau đó mở rộng ra các đối tượng kinh doanh ở gần chợ.
Chúng tôi cũng sử dụng lực lượng cộng tác viên, nhân viên bán hàng của Viettel Money để tuyên truyền về lợi ích, giá trị mà chúng tôi mang lại; đồng thời hỗ trợ tư vấn, giới thiệu mở tài khoản cho bà con nông dân ở khu vực xung quanh, nhằm tạo nên một cộng đồng người dùng rộng lớn hơn và thường xuyên mua bán, thanh toán.
Khi VDS triển khai như vậy, những khu chợ truyền thống đã được phủ lên 1 tấm áo mới hiện đại hơn. Người dân khi tham gia mua bán tại các khu chợ 4.0 của Viettel Money không cần mang theo ví hay tiền mặt, chỉ với 1 chiếc điện thoại di động, họ đã có thể thanh toán tiền chợ dễ dàng bằng cách quét mã QR hoặc cú pháp *998#. Người mua hàng hay các tiểu thương tại chợ có thể quản lý các vấn đề chi tiêu một cách đơn giản với Viettel Money.
Ý tưởng Xã 4.0 thì hơi khác một chút. Sau mô hình chợ, chúng tôi nghĩ về việc mở rộng phạm vi triển khai mô hình, đi vào từng địa phương tại Việt Nam. Bắt đầu tại đơn vị hành chính có quy mô nhỏ là xã, để đưa ra những quan sát, nhận định về việc bà con nông dân ở đây sẽ làm gì để thay đổi thói quen, hành vi, chuyển đổi thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, nghiên cứu vấn đề để giải quyết bài toán, VDS có thể phát triển hệ sinh thái như thế nào để phục vụ bà con, phục vụ địa phương?
Ví dụ, chính quyền cần thanh toán dịch vụ hành chính công, các trường học cần thu học phí online… VDS sẽ làm như thế nào? Chúng tôi tập hợp các nhu cầu và thiết kế các dịch vụ phù hợp để có thể phục vụ cho địa phương trên tất cả các phương diện cần quản lý. Để hiệu quả nhất, chúng tôi tập trung vào các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, giao thông, quản lý cư dân…
Chúng tôi đánh giá, Chợ 4.0 và Xã 4.0 đã tạo ra được sự đột phá trong kinh doanh và lan tỏa truyền thông rất tốt. Cùng với các cách làm đa dạng, linh hoạt khác, năm 2022 chúng tôi đã phát triển được số lượng giao dịch trên Viettel Money tăng gấp đôi so với 2021, đạt kỷ lục gần 1 tỷ giao dịch.
Tính tới nay, Viettel Money có gần 25 triệu khách hàng, Mobile Money đạt 3 triệu thuê bao, chiếm hơn 70% tổng số khách hàng Mobile Money toàn quốc, trong đó 74% người dùng sinh sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Hiện nay, chúng tôi đã và đang đứng đầu về quy mô giao dịch trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các dịch vụ thiết yếu của đời sống như thanh toán điện, nước, giáo dục, giao thông, viễn thông, các dịch vụ hành chính công.
Từ sự bứt phá trong năm 2022, 6 tháng đầu năm 2023, các chỉ tiêu kinh doanh của VDS đặt ra đều hoàn thành vượt bậc so với kế hoạch. Trong đó tổng doanh thu và lợi nhuận của VDS lần lượt cao hơn 12% và 9% so với cùng kỳ.
Nhưng quan trọng hơn cả, 2 mô hình này đã tạo nên 1 hệ sinh thái toàn diện, 1 hành trình trải nghiệm toàn trình cho người dân, góp phần xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xây dựng đồng bộ xã hội số.
Nền kinh tế số Đông Nam Á nói chung, trong đó thị trường thanh toán số Việt Nam nói riêng là một trong những thị trường sôi động và cạnh tranh khốc liệt nhất thế giới. Người dùng, đặc biệt là khách hàng sinh sống ở thành thị, khu vực trung tâm, người trẻ thành thạo các dịch vụ công nghệ - tài chính đã quá quen thuộc với việc được hưởng ưu đãi, khuyến mãi.
Tuy nhiên, đối với chúng tôi, đây không phải là giá trị cốt lõi giữ chân khách hàng. Phải mang lại giá trị thật cho khách hàng, nếu không, họ đến với mình vì khuyến mại thì khi hết khuyến mại, họ sẽ rời đi.
Do đó, việc Viettel triển khai các dịch vụ tài chính số một cách bền vững đặt ra bài toán trong cách thay đổi hành vi, thói quen mua bán và thanh toán của khách hàng. Làm sao để khách hàng từ hiểu đến tin tưởng sử dụng các tiện ích, thanh toán không tiền mặt, thay đổi toàn diện thói quen và hưởng lợi trực tiếp từ hệ sinh thái tài chính số? Làm sao để educate thị trường, làm sao để người dân hiểu được sản phẩm dịch vụ, hiểu được những lợi ích mà Viettel Money mang lại và từ đó tin yêu và duy trì, hình thành thói quen sử dụng dịch vụ.
Ví dụ, một phụ huynh chọn Viettel Money để đóng tiền học cho con bởi vì họ không muốn mất thời gian cho việc đến trường hàng tháng nộp tiền mặt. Nhưng không chỉ vậy, chúng tôi còn đem đến các giá trị khác cho phụ huynh. VDS cùng TCT giải pháp doanh nghiệp Viettel - Viettel Solutions đã xây dựng hệ sinh thái công nghệ quản lý giáo dục cho nhà trường bao gồm phần mềm quản lý học sinh, thông báo cho phụ huynh, sổ liên lạc điện tử… Từ đó phụ huynh sẽ được hưởng lợi từ nhiều dịch vụ khác ngoài đóng học phí. Nộp học phí là lý do ban đầu để khách hàng đến với chúng tôi rồi từ đó họ trải nghiệm các dịch vụ mới và thấy được giá trị để tiếp tục sử dụng.
Thành công của 1 doanh nghiệp được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố như bạn vừa kể tới. Chúng tôi có thế mạnh về công nghệ khi Viettel chính là doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ ở Việt Nam. Chúng tôi có thế mạnh về hạ tầng khi hạ tầng viễn thông cũng như hạ tầng phân phối của Viettel là số 1 Việt Nam.
Tuy nhiên để so sánh với các doanh nghiệp khác, tôi cho rằng sự khác biệt của VDS không chỉ nằm ở các yếu tố trên. Tôi cho rằng con người cũng chính là lợi thế cạnh tranh của Viettel Digital. Công nghệ, hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ mang đi kinh doanh là thành quả lao động sáng tạo, không quản khó khăn của toàn bộ cán bộ nhân viên tập đoàn Viettel nói chung, VDS nói riêng.
Hoàn toàn có thể. Chúng tôi đang có kế hoạch mở rộng con số người dùng lên gấp nhiều lần. Năm 2021, Chính phủ đã cấp phép thí điểm dịch vụ Mobile Money, chúng tôi đang cùng các cơ quan quản lý vừa phát triển vừa tháo gỡ và hy vọng khi các vướng mắc được giải quyết thì Mobile Money sẽ giúp VDS bứt phá.
Tôi tin tưởng rằng Viettel Money cùng hạt nhân là Mobile Money sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, giúp người dân có đa dạng nguồn tiền và quản lý chi tiêu minh bạch, tiện lợi mang lại giá trị to lớn cho xã hội đặc biệt là vùng sâu vùng xa.Và đây sẽ là đòn bẩy phổ cập thanh toán không tiền mặt đến các khu vực ngoài trung tâm, đến những người dân đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính – ngân hàng, để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chúng tôi rất mong thời gian tới, chính phủ và ngân hàng nhà nước sẽ có tháo gỡ các khó khăn, hạn chế để dịch vụ Mobile Money phát huy hết thế mạnh, tạo giá trị cho xã hội.
Tính đến hiện tại khách hàng Mobile Money của Viettel 74% nằm ở nông thôn, cho thấy Mobile Money đang thực hiện đúng sứ mệnh góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.
Chúng tôi đã phân tích các yếu tố thị trường với rất nhiều cơ hội để gia tăng lượng khách hàng. Do đó, đưa ra kế hoạch phát triển thêm 5 triệu người dùng.
Năm nay là năm bản lề rất quan trọng khi mà chúng tôi đã chín muồi về công nghệ, về giải pháp, về mô hình kinh doanh. Do đó, nếu tập trung nguồn lực và làm quyết liệt thì chúng tôi có cơ hội để tiến tới các mục tiêu vĩ đại hơn trong những năm tiếp theo.
Đó là một hệ sinh thái tài chính số toàn dân phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi mong muốn mỗi người dân Việt Nam sẽ có một ứng dụng Viettel Money và hưởng các tiện ích thanh toán không tiền mặt, các dịch vụ tài chính số tiên tiến nhất.
Chúng tôi sẽ tận dụng lợi thế công nghệ hàng đầu của Viettel để tiếp tục phát triển sản phẩm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, mở rộng xây dựng hệ sinh thái toàn diện trên mọi lĩnh vực, trong đó ưu tiên các dịch vụ cơ bản thiết yếu và phát triển đa dạng các giải pháp tài chính (vay, tiết kiệm…).
Mô hình chợ 4.0 và Xã 4.0 sẽ được tiếp tục nhân rộng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Và cuối cùng là tăng cường hợp tác phát triển toàn diện với nhiều đối tác trong và ngoài nước, đa dạng hóa dịch vụ.
Nhưng có một điều rất quan trọng giúp VDS có thể vươn tới mục tiêu vĩ đại của mình, đó là văn hóa.
Tôi đã có kinh nghiệm làm việc tại nhiều thị trường nước ngoài khắc nghiệt nhất như Tanzania, Haiti. Những người từng làm việc ở thị trường nước ngoài có 3 đặc điểm cơ bản.
Một là chủ động, bởi vì tại một thị trường xa lạ từ con người, văn hóa chúng ta buộc phải tự giải quyết mọi việc. Hai là tạo dựng môi trường sống và làm việc đoàn kết, tình cảm, chia sẻ như một gia đình. Và cuối cùng là tinh thần quyết chiến quyết thắng, bởi vì ở nước ngoài, chúng tôi phải đương đầu với nhiều đối thủ, nhiều yếu tố khó khăn trên thị trường. Tất cả những điều đó sinh ra cảm xúc, sinh ra năng lượng.
Về VDS, tôi cũng mong muốn anh em sống như vậy: Chan hòa tình cảm, đặt ra các mục tiêu lớn, cùng chiến đấu và bứt phá.VDS cũng có một số khó khăn nhất thời và chúng tôi đã cùng nhau tháo gỡ.Theo cơ hội thị trường, chúng tôi sẽ linh hoạt để tìm mô hình đúng để phát triển.
Chặng đường vừa qua có rất nhiều khó khăn nhưng Tổng công ty Dịch vụ số Viettel vẫn tiếp tục phát triển, chứng tỏ rằng chúng tôi nhận được rất nhiều tình cảm và sự hỗ trợ của các cơ quan bộ ngành, các đối tác và đặc biệt là sự nỗ lực đóng góp cống hiến của CBCNV các thế hệ. Thậm chí, có những sự hy sinh thầm lặng của tập thể người lao động để VDS có ngày hôm nay.
Nhân dịp sinh nhật TCT, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Chính phủ, các Bộ ban ngành, Ngân hàng Nhà nước đã giúp đỡ chúng tôi nhiệt tình thời gian qua. Cảm ơn đối tác đã cộng tác, chiến đấu cùng chúng tôi trong thời gian rất dài để mang đến các tiện ích cho cộng đồng Viettel Money trên toàn quốc.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể CBCNV tập đoàn Viettel, các thế hệ lãnh đạo, CBCNV của TCT đã nỗ lực rất nhiều. Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn tất cả các khách hàng đã tin tưởng, ủng hộ và sử dụng các tiện ích của Viettel Money.
Tổ quốc