Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch FLC cho biết, đối với bất động sản, ông có "5 không" khắc cốt ghi tâm: Không xin, không mua lại, không làm chung dự án, không làm nhỏ và không làm chậm.
"Không xin" vì tất cả dự án FLC đầu tư tại các tỉnh thành đều do lãnh đạo tỉnh trực tiếp mời.
"Ví như Thanh Hoá, lãnh đạo tỉnh tìm tới FLC từ năm 2014. Và chúng tôi đã quyết định đầu tư lớn, góp phần thay đổi bộ mặt và tư duy làm du lịch của người dân địa phương, thay đổi tư duy của cả nước nghĩ về Thanh Hoá. Trước đây, người ta nghĩ về Sầm Sơn là nghĩ về "chặt chém", giờ thì hết rồi. Ai đến với Sầm Sơn bây giờ cũng thấy khác, sau khi chúng tôi đã bỏ ra cả nghìn tỷ để đầu tư và cải tạo hạ tầng du lịch", ông Quyết nói.
Cũng từ cái
"không xin" số một mà dẫn theo 4
không tiếp theo. Khi không xin rồi thì sẽ không làm chung. "Làm chung rất phức tạp, mất thời gian cho
việc bàn bạc, hợp tác. Chúng tôi cũng không
mua lại. Khi mua lại, phải bàn bạc với doanh nghiệp đang có dự án thì dẫn tới hệ luỵ, tỉnh nhận mình vào nhưng cho người này,
người kia giữ chỗ, rồi mình phải mua lại. Không có đâu. Chúng tôi chỉ làm việc trực tiếp với tỉnh".
"Và cũng từ cái không xin đó mà phải làm dự án lớn, các tỉnh mới mời. Phải làm lớn và không làm chậm mới hấp dẫn. Chỉ sau mấy tháng thi công là nhìn thấy ngay sản phẩm, thấy ngay phần thô" – ông Trịnh Văn Quyết cho hay.
Khi có
nhiều tỉnh thành tìm tới FLC, ông
Quyết tiếp tục đưa ra 3 tiêu chí để lựa chọn.
Thứ nhất là
địa phương đó phải có khách du lịch đến hàng năm, tỉnh nghèo cũng
được. Thứ hai là phải có biển. Sau khi có 1 và 2, thứ 3 mới là vị trí.
Năm 2016, FLC đặt kế hoạch 1.200 tỷ đồng lợi nhuận. Tính đến thời điểm này, FLC đã về đích lợi nhuận
năm trước 2 tháng. Thế nhưng, ông Trịnh Văn
Quyết khẳng định, tập đoàn vẫn tiếp tục tiến lên không ngừng
nghỉ.
Trước câu hỏi có "liều ăn nhiều trong kinh doanh không?", ông Quyết đáp: "Tôi
vẫn liều chứ. Đôi khi liều vẫn cần vận may. Nhưng phải chịu khó, tâm huyết, lúc đó mới hy
vọng. Dẫu vậy, cẩn trọng chiếm ít nhất
51%. Vẫn phải cẩn trọng đã, tính
toán rất kỹ, thấy ổn rồi mới quay sang "máu".".
Tỷ phú đôla trên sàn chứng khoán Việt Nam nói vui, việc kinh doanh đôi khi cũng như "cưa gái". "Khi thấy mình có đủ điều kiện học vấn, trình độ, là một người đàn ông thực thụ, nhưng cô ấy lại rất nhiều đối tác, chưa biết đối thủ ai hơn ai, lúc đấy thì mình phải liều".
Khi được hỏi về khởi nghiệp (start-up), ông Trịnh Văn
Quyết kể, trong một buổi giao lưu có người hỏi: "Anh khởi nghiệp có bao
nhiêu tiền?". Ông đáp: "Tôi chẳng có
gì". "Thế anh lấy vốn ở đâu để kinh doanh?". Ông Quyết thủng thẳng: "Tôi lấy vốn tự có". Cả khán phòng cười ồ lên.
Sau đó, vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị của FLC mới giải thích: "Vốn tự có
là tuổi nào, thời điểm nào thì mình dùng vốn sẵn có khi đó để làm. Ví như thời còn
là sinh viên, tôi đi làm gia sư, vốn tự có là tri thức. Rồi sau đó 'kinh doanh cả gia sư',
tức là làm giám đốc trung tâm. Hay như khi còn học cấp 3, tôi đã máu kinh doanh rồi. Hồi đó xấu hổ với bạn, phải đi lánh đường khác để chở được hai can dầu về cho
mẹ, dù học xa nhà lắm".
Doanh nhân tự nhận bản thân "nghiện" công việc. Ông nói, khi đã nghiện rồi thì khó
giải thích, khi đã say sưa rồi thì quên ăn, quên chơi là bình thường.
"Tôi chỉ
thích công việc. Ví dụ như khi đi chơi
mà cần họp để giải quyết công việc, tôi sẽ dừng ngay để làm. Đi chơi trong tình huống như
vậy, đầu óc chẳng cảm thấy thích thú, còn khi ngồi họp mới chính là được chơi, được vui bởi bản thân thấy thoải mái. Tôi đi du lịch cũng chẳng thấy vui, tay
vẫn cầm điện thoại để trả lời mail, viber. Có khi đi công tác ở Mỹ nhưng vẫn điều hành việc ở Việt Nam" - doanh nhân tâm sự.
Nhiệt huyết trong công việc được ông Trịnh Văn Quyết
truyền cho các nhân viên. Ông nổi tiếng là người tâm lý, biết cách kết nối các thành viên, giúp họ gắn kết thành một khối. Doanh nhân này luôn nhìn thấy thế mạnh của cấp dưới và giúp họ phát huy hết ưu điểm.
Ông cũng nổi tiếng với việc "dựng đàn em dậy" lúc 2 giờ sáng khi công việc cần.
"Vào đây là văn
hoá thần tốc, làm việc không quản ngày đêm, chia sẻ ngay cả khi đó không
phải công việc của mình. Nếu không nhiệt huyết thì khó có thể vào cấp quản
lý. Hoặc nếu không, bạn phải để cho
cấp quản lý biết mình và làm tốt vai trò chuyên môn, có như vậy mới mong được trọng dụng", ông nói.
Nhiều doanh nghiệp khi đã phát triển sẽ thận trọng hơn
bởi phát triển nóng sẽ đi kèm với rủi ro. Thế nhưng, FLC càng lớn càng tăng trưởng
nhanh. Ông Trịnh Văn Quyết cho rằng, đối với tập đoàn này, giai đoạn nào cũng
là thách thức.
"Năm nay tôi mới 41, cả tuổi mụ là 42, vẫn đang leo lên đỉnh. Khoảng 3 năm nữa, tôi sẽ tính tới việc đi thận trọng hơn nữa. Ngày xưa ở quê, có đường đất thịt, đất đỏ, khi đi xuống dốc, phải bấm ngón chân, co cụm lại để hãm phanh. Mai mốt, khi xuống đèo Hải Vân, tôi sẽ đi như thế" – ông Trịnh Văn Quyết nói.
Trí Thức Trẻ