Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động đến đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội. Theo Bộ Y tế, Hà Nội hiện có gần 11.000 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị trong đó có gần 50% điều trị tại nhà và trạm y tế lưu động.
Trong bối cảnh dịch diễn biến như hiện nay, việc trang bị kiến thức cho cá nhân để tự quản lý và điều trị COVID-19 tại nhà rất cần thiết. Đáp ứng nhu cầu đó, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thực hiện chương trình TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN: HƯỚNG DẪN F0 TỰ QUẢN LÝ, CHĂM SÓC TẠI NHÀ.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu- GĐ BV Y Hà Nội chia sẻ: “ Thông tin đến với gia đình người dân người nhiễm, người nghi nhiễm còn đang ở nhiều hướng khiến người dân hoang mang không yên tâm trong việc cách ly tại nhà. Tôi đã đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền để các luồng thông tin của Việt Nam trùng khớp với nhau để người dân yên tâm.
Giống như tại Nhật Bản, tất cả thông tin hướng dẫn người dân đều phải được sự đồng ý của uỷ ban phòng chống Covid quốc gia. Báo chí, phương tiện thông tin truyền thông không được đăng tải những thông tin không được kiểm chứng làm cho người dân lo lắng….
Chính vì vậy tôi cũng mong muốn, các bệnh nhân, người nhà, người nghi nghiêm hãy tỉnh táo, thông minh, bĩnh tĩnh chắt lọc thông tin để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân chúng ta và gia đình tốt nhất. Xin cảm ơn.”
Theo bác sĩ Thanh, khi bị nhiễm COVID-19, độ nặng nhẹ của mỗi người khác nhau. Do đó dù cả nhà đã bị F0 thì vẫn cần giữ khoảng cách. Bởi vì:
- Thời điểm bị nhiễm, chu kỳ của mỗi người khác nhau. Nếu không đeo khẩu trang, giữ khoảng cách có thể gây ra tình trạng tái nhiễm
- Vẫn cần đeo khẩu trang để tránh phát tán virus ra ngoài
- Khi nồng độ virus đã giảm có thể bỏ khẩu trang
Khi chỉ số PCR trên 30 thì cũng không cần lo lắng lây nhiễm cho cả nhà. Đây là một chỉ số cho thấy virus nhân lên, càng cao càng tốt. Đây là chỉ số yên tâm với mọi người. Nếu đang ở một số cơ sơ y tế, bạn sẽ được "hạ tầng" mức độ nguy hiểm. Bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc và theo dõi tại nhà.
Lời khuyên của bác sĩ Thanh: Tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt của từng gia đình, nếu gia đình không đảm bảo được sự cách ly tuyệt đối, thì gia đình nên để ông bà, cha mẹ cao tuổi sang nhà khác ở tạm để cho sự lưu thông giữa người nhiễm covid và những người có nguy cơ cao không cùng một khuôn viên. Với những người xung quanh thì cần đảm bảo các quy tắc để không lấy chuyền ché
Theo bác sĩ Thanh, virus bám vào niêm mạc đường hô hấp thì tự nó đã nhân lên rồi, việc tập thở không làm cho virus xâm nhận sâu hơn vào cơ thể. Việc tập thở là để làm cho trao đổi khí ở phổi được tốt hơn.
Khi tập thở sâu, chậm, thở từ từ, chúm môi sẽ làm cho dung tích hô hấp của lồng ngực nhiều hơn, hít được nhiều khí, được giữ trong phỏi lâu hơn, trao đổi nhiều hơn sẽ làm cho độ bão hòa oxy trong máu sẽ tốt hơn. Việc tập thở hay tập ho còn giúp thông khí tốt hơn, giúp virus ra khởi cơ thể nhanh hơn.
Trong 14 ngày theo dõi sức khỏe tại nhà sẽ có người tới để làm xét nghiệm cho chúng ta. Hiện nay, tình hình dịch bệnh căng thẳng nên nhân viên y tế khó có thể đến đúng ngày, Do đó, có thể tự tìm hiểu những cách tự test nhanh tại nhà. Nếu thấy âm tính rồi thì báo với cơ sở y tế để xác chẩn lại bằng PCR. Sau khi xác nhận khỏi bệnh hẳn thì báo với y tế địa phương và y tế cộng đồng.
- Tiêm đủ 2 mũi vẫn có thể mắc
- Những người đã mắc rồi vẫn có thể tái nhiễm
- Vẫn cần theo dõi thêm tình hình
- Nguy cơ bị lại là thấp. Vẫn cần tuân thủ 5K.
- Tiêm vắc xin mũi 3 với người đã nhiễm COVID19 chưa có tuy nhiên miễn dịch của bệnh có thế tồn tại đến 06 tháng.
Theo bác sĩ Thanh, sau 7 ngày có kết quả test nhanh âm tính thì chưa thể khẳng định là đã khỏi bệnh, bạn cần cần tiếp tục tuân thủ theo dõi.
Bạn cần có 2 lần test âm tính và kết quả test PCR mới có thể chắc chắn đã khỏi bệnh.
Nhiều trường hợp sợ quá nên không dám đi mua thuốc và chữa bệnh. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kết nối với bác sĩ, cơ sở y tế điều trị mình để có thay đổi kịp thời. Một số bệnh nhân tăng huyết áp hoặc đái tháo đường tự ý ngừng thuốc mà dẫn tới tình trạng huyết áp, đường huyết tăng cao, vô cùng nguy hiểm. Đây là điều không nên. Một số trường hợp tự mua thuốc cũng chịu ảnh hưởng khi không có sự điều chỉnh của bác sĩ với tình trạng hiện tại.
Chúng ta nên chú ý lắng nghe tình trạng cơ thể, nếu có điều bất thường vì vẫn nên đi khám hoặc liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.
Một số trường hợp như bệnh huyết áp cao và ĐTĐ người bệnh có khả năng theo dõi được chỉ số huyết áp và đường máu mao mạch có thể tham vấn uống thuốc cho người bệnh
Khi có các dấu hiệu dưới đây, bạn nên liên hệ ngay với tổ COVID-19 cộng đồng, đơn vị y tế địa phương:
Các cơ sở theo dõi sẽ cử ngay 1 đội phản ứng nhanh đến tận nhà để đánh giá, sau đó chuyển bệnh nhân tới địa chỉ y tế phù hợp để có phương án điều trị sớm.
-90% người tiêm đủ 2 mũi vắc xin sẽ ở thể nhẹ, chỉ có 1 số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân ung thư, tuổi cao sức yếu mới có nguy cơ trở nặng
-Với những người bệnh mới test dương tính không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ nên liệt kê những dấu hiệu triệu chứng có thể gặp trong những ngày tiếp theo sẽ (sơ bộ nói về diễn biến các triệu chứng sẽ diễn biến như thế nào trong những ngày tới). Điều này quan trọng vì nếu những ngày tới f0 gặp những triệu chứng mà bác sĩ đã kể trước đó họ sẽ hiểu đó là triệu chứng có thể gặp của bệnh, sẽ đỡ lo lắng hơn. Cũng nhưng sẽ tăng lòng tin với bác sĩ hơn vì có sự tiên lượng đúng
-Quá trình điều trị gồm theo dõi, điều trị dùng thuốc, điều trị không dùng thuốc. Trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của người bệnh tự theo dõi sức khỏe báo cho nhân viên y tế và điều trị không dùng thuốc.
-Cần có sự đồng hành của BS và nhân viên y tế trong thời gian tới để giúp người f0 vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Trong khuôn viên gia đình, tùy từng điều kiện để chúng ta tập luyện cho phù hợp. Ví dụ nhà chật thì không thể tập chạy, nhảy mạnh mẽ, nhưng có thể tập nhẹ nhàng như yoga, aerobic, đi bộ nhẹ nhàng…
Đừng nên không tập gì cả nhưng cũng không tập quá mạnh, quá nặng, dẫn tới kiệt sức và mệt mỏi. Bài tập quan trọng nhất là nên tập thở, rất thích hợp với các bệnh nhân.
- Mất vị giác và khứu giác là một triệu chứng khá đặc hiệu của nhiễm COVID19, hai triệu chứng này không thể hiện mức độ nặng của bệnh cũng như không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể khỏi hoàn toàn được. Rắc rối lớn nhất của mất vị giác, khứu giác là làm giảm cảm giác ngon miệng, gây kém ăn ảnh hướng đến sự hồi phục sức khỏe và gây lo lắng cho người bệnh.
- Một số biện pháp giúp cải thiện mất vị giác, khứu giác:
+ Nhân viên y tế quản lý người F0, người thân trong gia đình nên động viện cho người f0 cố gắng ăn uống và thông cảm cho than phiền này của họ
+ Giữ tâm lý thoải mái khi ăn uống
+ Ăn thức ăn khi còn ấm, vì thức ăn ấm, nóng sẽ có vị đậm đà hơn
+ Vệ sinh răng miệng, tạo cảm giác ngon miệng
+ Không nên quá lo lắng về bệnh, tránh các suy nghĩ tiêu cực.
Bệnh nhân F0 có thể ăn uống như chế độ bình thường hằng ngày. Có thể khuyến khích họ thực hiện ăn uống theo nguyên tắc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng và nước. Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều muối và nhiều đường. Không uống rượu bia.
- Chán ăn rất thường gặp ở mọi bệnh không riêng COVID19. Tuy nhiên với người nhiễm COVID19 do bị cách ly ở một mình, cách ly tập trung hoặc ở cùng những người thân cũng đang mệt mỏi vì bệnh tạo nên tâm lý lo lắng, căng thẳng và chán ăn
- Để cải thiện tình trạng này cần thực thiện một số biện pháp như sau:
+ Giữ tâm lý thoải mái khi ăn
+ Chia nhỏ bữa ăn 4-6 bữa một ngày, không bỏ bữa
+ Nên ăn lỏng nhiều hơn, ví dụ như sữa, nước hoa quả, sinh tố…
+ Nếu không ăn được cơm thì thay thế bằng các thực phẩm khác giàu dinh dưỡng như cháo thịt, sữa giàu năng lượng, ngũ cốc,…
+ Nên tránh các thực phẩm khó tiêu trong ngày bị bệnh
Bác sĩ Thanh lưu ý không tự ý dùng thuốc. Diễn biến dịch đã khác giai đoạn trước vì chúng ta đã tiêm vaccine từ 1-3 mũi. Do đó đã tăng thêm sức miễn dịch, diễn biến lâm sàng sẽ khác hẳn thời kỳ đầu. Hướng dẫn điều trị cũng thay đổi, chúng ta hãy cập nhật theo đơn vị chuyên môn.
Gói thuốc A là gói thuốc điều trị triệu chứng. Gói thuốc này không cần kê đơn và có thể tự chuẩn bị ở nhà phòng trường hợp nếu không may chúng ta trở thành F0 và chưa được phân phát kịp thời bởi nhân viên y tế.
Gói thuốc này gồm có:
Thuốc giảm đau, hạ sốt: thường dùng là Paracetamol. Nếu có tiền sử dị ứng thuốc này, nên chuẩn bị sẵn loại thuốc hạ sốt khác theo liều lượng phù hợp cơ thể.
Nhóm vitamin hạ sốt: tăng cường sức khỏe của bản thân. Tốt nhất nên uống 1 viên đa vi chất. Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào thì nên tìm hiểu thật kỹ loại thuốc trước khi sử dụng.
Nhóm bù nước, điện giải: Nếu có sốt cao, khát nước hoặc tiêu chảy thì cần uống bù điện giải như oresol. Còn nếu không chỉ cần uống nước bình thường và nước ép trái cây.
Nước muối sát trùng mũi họng: F0 thường có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi nên rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý.
Một số loại thuốc khác có thể tích trữ như: thuốc ho thảo dược (nếu có ho kích ứng giai đoạn đầu), thuốc trị đau dạ dày (nếu có triệu chứng về dạ dày).
Gói thuốc B (màu vàng) cần có sự chỉ định của bác sĩ dù bạn đang điều trị ở nhà hay các cơ sở y tế. Gói thuốc này gồm có thuốc kháng viêm và kháng đông. Khi virus ở giai đoạn phát triển mạnh quá, gói thuốc này sẽ làm giảm bớt các phản ứng quá mức của hệ miễn dịch và giảm hình thành cục máu đông. Một số người bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, suy gan, suy thận hoặc đang trong tình trạng xuất huyết, phụ nữ cho con bú cần hết sức lưu ý khi sử dụng.
Nhóm thuốc này gồm có:
Thuốc chống viêm dexamethasone: dùng 1 lần vào buổi sáng, sau ăn.
Thuốc chống đông rivaroxaban 10mg hoặc apixaban 2,5mg: dùng 1 lần vào buổi sáng, sau ăn
Lưu ý: Cần sử dụng nhóm thuốc này theo chỉ định của bác sĩ.
Gói thuốc C, thuốc kháng virus cần sử dụng dưới sự giám sát của cơ sở y tế, tuyệt đối không tự ý sử dụng vì thuốc đang trong giai đoạn theo dõi.
Một số người chống chỉ định dùng thuốc là phụ nữ có thai/đang cho con bú, những người suy gan, suy thận và viêm gan, viêm tụy mạn tính.
"Virus SARS-CoV-2 không phân biệt bất cứu ai và người mắc Covid-19 không có nghĩa là họ đã làm gì sai. Đừng nên phân biệt đối xử với họ, mà chúng ta cần đoàn kết, đồng lòng cùng nhau chống đại dịch.
Hãy là tấm gương cho người khác thấy tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang nơi công cộng, vệ sinh tay, gập khuỷu tay áo che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, duy trì khoảng cách an toàn với người khác, thường xuyên vệ sinh các vật/bề mặt hay được chạm vào.
Sắp tới đây, chúng ta sẽ có rất nhiều thời gian nghỉ lễ, hãy dành thời gian đó để chăm sóc bản thân và gia đình, luôn thực hiện biện pháp 5K mọi lúc, mọi nơi để đại dịch không bùng phát trở lại", PGS. TS. Thanh nhắn nhủ.
Bác sĩ Thanh nếu ra một số các biểu hiện cần lưu ý: Theo dõi nhiệt độ cơ thể, nếu bị sốt trên 37,5 thì nên mặc quần áo thoải mái, mở cửa sổ thông thóang nhưng tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh, uống nhiều nước và uống thuốc hạ sốt.
Tiếp theo cần theo dõi các chỉ số khác như huyết áp, nhịp thở, spo2, nếu có bất thường thì báo ngay cho nhân viên y tế. trường hợp nếu bị tiêu chảy thì người chuẩn bị đồ ăn cần cẩn thận hơn để giảm nguy cơ bị ngộ độc thưc săn khi điều trị ở nhà.
Ngoài ra, bác sĩ Thanh cũng nêu ra một số lưu ý khác như: nếu bệnh nhân thấy khó thở, tức ngực thì cần xin sự trợ giúp ngay để được đưa đến cơ sở y tế cần thiết. Về tập thở : có 2 cách thở bệnh nhân nên tập là thở chúm môi và tập thở cơ hoành.
Mỗi lần tập 5-10 nhịp, tập được nhiều lần trong ngày thì càng tốt. Bên cạnh đó, người bệnh không nên lo lắng quá về dịch bệnh sẽ làm nhịp tim và nhịp thở tăng lên gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mình, nên tập thiền, tập viết vẽ, và những điều yêu thích để đỡ lo lắng và tích cực hơn.
Virus SARS-CoV-2 không phân biệt bất cứu ai và người mắc Covid-19 không có nghĩa là họ đã làm gì sai. Đừng nên phân biệt đối xử với họ, mà chúng ta cần đoàn kết, đồng lòng cùng nhau chống đại dịch. Hãy là tấm gương cho người khác thấy tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang nơi công cộng, vệ sinh tay, gập khuỷu tay áo che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, duy trì khoảng cách an toàn với người khác, thường xuyên vệ sinh các vật/bề mặt hay được chạm vào.
Sắp tới đây, chúng ta sẽ có rất nhiều thời gian nghỉ lễ, hãy dành thời gian đó để chăm sóc bản thân và gia đình, luôn thực hiện biện pháp 5K mọi lúc, mọi nơi để đại dịch không bùng phát trở lại", PGS. TS. Thanh nhắn nhủ.
F0 tại nhà theo dõi các chỉ số tại nhà như thế nào? Đây sẽ là những chỉ số mà chúng ta cần theo dõi, sau đó khai báo cho nhân viên y tế (NVYT) từ xa.
Lưu ý, cần xoa tay cho ấm trước khi theo dõi SPO2. Các hình ảnh độ bão hòa và chỉ số mạch sẽ hiển thị trên màn hình. Nó có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như sơn móng tay, tay bị co gập quá. Như vậy, nên thay thế đầu ngón tay bằng đầu ngón chân, đặt gối kê ở phía dưới để cố định.
Khi đo mạch, nên dùng hai ngón tay đặt lên mạch ở cổ tay để theo dõi thử. Có nhiều loại máy đo, mọi người đều có thể sử dụng.
Huyết áp < 90/60 là bất thường. Chỉ số tiếp theo là nhịp thở, mình có thể quan sát trẻ em thở thông qua mức độ hô hấp của lồng ngực. Các bạn có thể tham khảo nội dung slide để theo dõi chỉ số để xử trí thích hợp.
PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh:
Theo chỉ dẫn của Bộ Y tế, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bệnh nhân sẽ được phân tầng vào tầng điều trị phù hợp. Nếu đủ điều kiện điều trị tại nhà, mọi người nên yên tâm và làm theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Khi có xét nghiệm PCR dương tính, mỗi chúng ta nên bình tĩnh, không nên hoảng loạn. Mọi người nên báo ngay cho tổ COVID địa phương ngay khi có kết quả test nhanh dương tính. Nếu nhà thông thoáng, có phòng riêng, có đủ vật dụng cá nhân cần thiết thì bệnh nhân sẽ được điều trị tại nhà.
Những vật dụng cần thiết cho F0 điều trị tại nhà là: nhiệt kế, máy SPO2 (để theo dõi nồng độ oxy trong máu) hoặc có thể máy đo huyết áp.
Một số vật dụng cần khác như: găng tay y tế, túi đựng rác thải, thùng rác có nắp đậy, khẩu trang y tế, những sản phẩm khử khuẩn gia dụng (như cồn tối thiểu 70 độ).
PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh:
Chúng ta ở nhà thì có thể yên tâm kết nối với nhân viên y tế và người nhà một cách dễ dàng. Như vậy, chúng ta không cần lo lắng gì nhiều. Nên nhớ rằng, tâm lý là quan trọng nhất, nên đảm bảo chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Trong 1-2 hôm đầu thì có thể mất vị giác, mệt mỏi thì không muốn ăn, nhưng sau này đỡ rồi có thể bổ sung thêm. Chế độ ăn uống hợp lý thì cơ thể sẽ đỡ mệt hơn và nên kết hợp với việc tập luyện.
Chúng ta có rất nhiều người đồng hành, liên hệ với nhân viên y tế khi gặp khó khăn nên không cần quá lo lắng.
PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh:
- Về cách ly y tế, tùy giai đoạn sẽ có những hứng dẫn khác nhau. BYT ban hành những quy định về phân tầng bệnh nhân covid 19.
Đa phần bệnh nhân Covid-19 ở thế nhẹ, ít triệu chứng thì ở phân tầng nguy cơ thấp. Ở phân tầng này người bệnh sẽ có sự theo dõi của y tế dịa phưng, mỗi địa phương sẽ có văn bản hướng dẫn để thực thi sẽ có quy dinh về chuẩn đoán quản lý f0 tại nhà, giai đoạn để có văn bản hướng dẫn thực thi cách ly ý tế như thế nào.
Người có nguy cơ thấp được chăm sóc tại nhà riêng, nếu không có được thì sẽ dc chăm sóc tại cơ sở điều trị, quản lý người nhiễm f0 tại địa phương.
Bộ Y tế quy định người mắc Covid sẽ thuộc 1 trong 3 đối tượng nguy cơ, thuộc 3 tầng điều trị.
Tầng 1: F0 nhẹ, không triệu chứng sẽ được theo dõi và phát hiện sớm tại nhà, tại địa phương những trong quá trình diễn biến nặng lên thì chuyển lên trầng điều trị thứ 2.
Tầng 2: Cho người bệnh mức đọ vừa, cần hỗ trợ thở oxi.
Tầng 3: Dành cho những ca rất nặng, điều trị cá thể,nhằm giảm thiểu tối da ca tử vong nặng do Covid-19. Ở tầng này sẽ điều trị cá thể, giảm tối đa tỉ lệ tử vong .
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu:
Hiện đang có tới 70.000 F0 tại Bình Dương nên mọi người không còn khả năng để thực sự theo dõi sát sao F0 tại nhà kỹ lưỡng. Hầu hết F0 đều không có triệu chứng lâm sàng nên dễ bối rối khi không biết phải làm gì.
Bác sĩ đang quá bận để trả lời những câu hỏi này nên không đủ thời gian để dành thời gian theo dõi những tình huống nghiêm trọng.
Thay vào đó, nên tận dụng khoa học kỹ thuật để tìm hiểu những vấn đề đã có sẵn câu trả lời. Nguồn lực ít ỏi của y tế nên được tập trung vào hỗ trợ những ca bệnh cần kíp hơn.
Nội dung chương trình sẽ là các kiến thức, hướng dẫn chung cho F0 tự quản lý, điều trị tại nhà:
- Điều kiện để F0 theo dõi tại nhà.
- Điều F0 cần làm khi theo dõi tại nhà.
- Những điểm Người chăm sóc F0 tại nhà cần chú ý.
- Cách theo dõi sức khoẻ tại nhà theo các chỉ số sinh tồn và cách ứng phó Các gói thuốc thiết yếu cần dùng cho F0 khi điều trị tại nhà.
Chương trình được phát sóng lúc 10h00 ngày 24/12/2021 trên fanpage Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, với sự chủ trì của PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm YHGĐ & CSSKCĐ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Trí Thức Trẻ