Cập nhật lúc

'Đừng kỳ vọng không có vaccine mà mở cửa nền kinh tế, hoạt động hoàn toàn bình thường'

GDP 6 tháng đầu năm 2021 ước tăng 5,64% - gấp 3 lần mức tăng cùng kỳ. Thế nhưng, đợt bùng dịch tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam đang làm đảo lộn tất cả các dự báo tăng trưởng trước đó. Trí Thức Trẻ sẽ có buổi bàn tròn trực tuyến với các chuyên gia về kinh tế thời đại dịch khi tình hình có thay đổi lớn.

Hiện tại, dịch bệnh ở Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát, vaccine đã về đúng giữa năm và sức khỏe hệ thống ngân hàng tốt – 2 điều kiện mà ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam từng nêu ra vẫn gần đủ. Thế nhưng, với các thay đổi lớn về diễn biến kiểm soát dịch bệnh như việc áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng với TPHCM và 18 tỉnh, thành phố khác ở phía Nam, ông Thành sẽ có đánh giá gì mới về diễn biến vĩ mô cũng như những chính sách cần thay đổi để có thể đem đến những điều tốt nhất cho nền kinh tế?

 

Vậy còn với ngành du lịch? Lĩnh vực này đã thay đổi như thế nào trong nửa đầu năm, và điều gì sẽ xảy ra khi diễn biến dịch bệnh mới đã làm đảo lộn mọi dự báo trước đó? Vaccine liệu có thể tạo ra một “viên đạn bạc” cho ngành du lịch Việt Nam vào đầu năm 2022 hay phải chờ đợi lâu hơn? Đó là những câu hỏi mà Trần Trọng Kiên - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch Quốc gia (TAB), Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh sẽ trả lời trong buổi tọa đàm trực tuyến ngày hôm nay.


Đây cũng là lần đầu tiên, các doanh nghiệp nhận được ban hành quy định về tổ chức hoạt động với phương châm "3 tại chỗ", hoặc phương án "một cung đường - 2 địa điểm".

 

Những quy định này sẽ ảnh hưởng ra sao đến hoạt động của doanh nghiệp, cũng như chuỗi cung ứng thời gian tới? Bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Quan hệ lao động sẽ đưa ra góc nhìn rõ hơn về những thách thức, cũng như những thay đổi trong việc ứng phó với đại dịch của doanh nghiệp lần này.

 diễn biến
  • 05:10:00 22-07-2021

    Kịch bản tích cực nhất trong 6 tháng cuối năm - bà Đỗ Quỳnh Chi: Đại dịch tạo ra cơ hội vô cùng lớn để Việt Nam vươn lên vượt qua các đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong khu vực

    Tôi cũng đồng ý với 2 vị khách trên. Việc chúng ta mong ước có tỷ lệ được tiêm vaccine nhiều nhất thì rất tốt. tôi xin đưa ra 2 mô hình tiêm vaccine rất nhanh để tham khảo đó là Anh và Singapore. Nhưng hiện tại có 17 triệu người Anh từ chối tiêm vaccine, chính phủ Anh lựa chọn cách tiếp cận là mở rộng luôn, cho phép các hoạt động kinh tế trở lại một cách nhanh chóng, nhưng vừa rồi tỷ lệ mắc covid, tử vọng lại tăng trở lại

    Ngược lại, Singapore cũng thực hiện tiêm vaccine rất nhanh và dự kiến tới tháng 8 có thể đạt miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, họ lại mở cửa một cách rất chậm và thận trọng và vẫn áp dụng truy vết. Nhưng họ không nhìn và ca nhiễm nữa mà nhìn vào ca nhiễm nặng và nguy kịch, các ca khác thì coi như cúm mùa thôi.

    Tôi ủng hộ cách của Singapore hơn. Tôi cho rằng Việt Nam cũng có thể thực hiện tiêm vaccine nhanh nhưng đồng thời mở rộng thận trọng và áp dụng 5k và truy vết. Một điểm tích cực nữa là từ cuối năm 2020 là mặc dù dịch bệnh ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, nhưng nó tạo ra cơ hội vô cùng lớn để Việt Nam vươn lên vượt qua các đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong khu vực như: Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Trung Quốc, trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn nhất khu vực. Đây là điều 20 năm qua chúng ta mới làm được. Trong các ngành gỗ, da giày, thủy sản… chúng ta cũng có nhiều cơ hội vượt lên so với các đối thủ cũng đang khốn đốn vì COVID-19 như Trung Quốc, Campuchia…

    Tôi nghĩ rằng đây là kỳ vọng có tính khả thi cao chứ không hề lạc quan thái quá.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 05:09:00 22-07-2021

    Kịch bản tích cực nhất trong 6 tháng cuối năm - ông Trần Trọng Kiên: Khi chúng ta đạt được ngưỡng trên 60 triệu người tiêm vaccine rồi, thì chúng ta có thể mở cửa toàn bộ

    Thực ra kịch bản tích cực có nghĩa là chúng ta cần phải có một năng lực điều trị tốt dù chưa cần sử dụng đến. Có nghĩa là sẵn sàng điều trị ở mức chục nghìn hay vài chục nghìn ca nhiễm, và không bị tình trạng như một số nước xảy ra như Ấn Độ hay Indonesia. Kịch bản đấy tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm được, vì hệ thống y tế cơ sở của chúng ta rất tốt, kể cả kinh nghiệm mà chúng ta có được trong thời gian 18 tháng qua.

    Vấn đề thứ hai mà tôi muốn nói thêm đó là ngoài chuyện chúng ta nói nhiều về việc xuất khẩu với đầu tư công, thì quan trọng nữa là chúng ta phải hấp thu được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vì xu hướng chuyển dịch đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang rất tốt.

    Một trong những yếu tố quan trọng để đạt được điều này là mở cửa lại biên giới càng sớm càng tốt. Cái kịch bản tốt nhất và hoàn toàn có thể xảy ra được là Việt Nam sẽ khống chế được đợt dịch lần thứ 4 này ở thời điểm phù hợp, cho phép mở cửa nhiều hơn, thử nghiệm tại các địa điểm quan trọng đối với cả du lịch cũng như đầu tư.

    Ví dụ như chúng ta mở cửa Phú Quốc, mở cửa Quảng Nam, Đà Nẵng, mở cửa Quảng Ninh chẳng hạn với hình thức thử nghiệm, số lượng giới hạn từ 3 – 6 tháng, số lượng mở cửa thử nghiệm có thể là 20.000 – 50.000 khách du lịch, hoặc là đầu tư, cho phép mở cửa cho Việt kiều, vì chúng ta có 5 triệu người Việt Nam đang không thể về thăm gia đình được.

    Cái quan trọng nhất là khi chúng ta đạt được ngưỡng trên 60 triệu người tiêm vaccine rồi, thì chúng ta có thể mở cửa toàn bộ. Tôi tin rằng nhu cầu bị dồn nén rất cao, cộng với cả việc có nhiều người trên thế giới đang muốn được chi tiêu, sẽ tạo ra động lực rất tốt để tăng trưởng nhanh vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

    Như vậy ngành du lịch sẽ phục hồi. Tôi tin tốc độ phục hồi sẽ cao hơn nhiều và đến nhanh hơn so với cả chúng ta dự báo. Chúng ta sẽ rất bận rộn trong việc đào tạo, xây dựng hệ thống, tiếp thị… Cơ hội chúng ta có là ở sự thành công trong năm ngoái, kết hợp với mức độ kiểm soát dịch trong năm nay, có khả năng tốt hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước cạnh tranh trực tiếp với ngành du lịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 05:07:00 22-07-2021

    Kịch bản tích cực nhất trong 6 tháng cuối năm - ông Nguyễn Xuân Thành: Đừng kỳ vọng không có vaccine mà mở cửa nền kinh tế, hoạt động hoàn toàn bình thường

    Nếu nghĩ đến một kịch bản tích cực nhất có thể xảy ra trong 6 tháng cuối năm. Anh/chị nghĩ đến kịch bản nào?

    Chính phủ đã có được cam kết về vaccine khoảng 150 triệu liều. Nếu khả quan, 150 triệu liều này sẽ đến được Việt Nam và từ nay đến cuối năm sẽ có được 2/3 của số đó.

    Nếu năng lực tiêm được 500.000-600.000 mũi một ngày, TPHCM khoảng 200.000 mũi một ngày. Ưu tiên tiêm cho các khu công nghiệp, trung tâm du lịch như Phú Quốc, Hội An, Quảng Ninh của Việt Nam được tiêm từ nay đến cuối năm. Phần còn lại giữa năm 2022 thì sẽ đạt 70% dân số được tiêm.

    Đừng kỳ vọng không có vaccine mà mở cửa nền kinh tế, hoạt động hoàn toàn bình thường. Chúng ta chấp nhận số ca mới vẫn tăng dù đã tiêm vaccine nhưng rủi ro đến sức khỏe không lớn và chúng ta mở cửa sớm hơn nếu có vaccine, kể cả hoạt động du lịch.

    Kịch bản lạc quan là chúng ta vẫn phòng chống được dịch và duy trì hoạt động sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. Tôi cho rằng động lực duy nhất mà chúng ta có được năm nay là sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo để xuất khẩu.

    Sau khi kiện toàn bộ máy Nhà nước, kỳ vọng tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công sẽ tăng nhanh hỗ trợ cho tăng trưởng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 05:03:00 22-07-2021

    Ông Trần Trọng Kiên: Tiêm đủ vaccine cho trên 70% người dân càng sớm càng tốt là chiến lược căn cơ nhất

    Điều gì có thể giúp VN tự tin vượt qua đợt dịch thứ 4 này?

    Quan trọng nhất và căn cơ nhất thì vẫn là vaccine. Có nghĩa rằng, nếu chúng ta có đủ vaccine, tiêm đủ trên 70% người dân càng sớm càng tốt là chiến lược căn cơ nhất. Trong quá trình đó, trước khi vaccine tiêm đủ, tôi nghĩ rằng cái trụ cột trước kia chúng ta đã làm tốt để ngăn bệnh, ví dụ như xét nghiệm rồi truy vết, cách ly… cần phải được tiếp tục.

    Nhưng ưu tiên về điều trị cần quan trọng hơn nữa, cố gắng giữ nguồn lực điều trị để còn điều trị cách bệnh khác. Vì tỷ lệ tử vong do các bệnh khác có thể tăng cao khi chúng ta không còn nguồn lực điều trị cho các bệnh khác.

    Tôi nghĩ rằng ưu tiên tập trung là như vậy. Còn về chuẩn bị cho các doanh nghiệp để có thể tồn tại và phục hồi được thì tôi cũng nói rồi, quan trọng nhất bây giờ là tạo ra được dòng tiền và tạo ra kỳ vọng chính xác, để doanh nghiệp tự cân đối và đầu tư một cách phù hợp.

    Tôi tin rằng nếu chúng ta tiếp tục làm như hiện tại thì tuy rằng vài tháng tới sẽ khó khăn hơn nhiều, nhưng sau 6 tháng nữa tình hình cũng sẽ tốt hơn nhiều.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:58:00 22-07-2021

    Bà Đỗ Quỳnh Chi: Ưu tiên vaccine cho ai?

    Ở góc độ một người nghiên cứu lao động, chị thấy có cần điểm gì thay đổi để những người yếu thế cũng được hưởng lợi ích sớm từ chiến lược 5k + vaccine để hỗ trợ hơn hơn trong cuộc sống?

    Thứ nhất, vấn đề tâm lý của người lao động đối với vấn đề dịch bệnh và vaccine là cực kỳ nhạy cảm. Cách đây nửa tháng, nhà máy Poyen, khi bắt đầu chớm có dịch thì một số NLĐ nghỉ luôn ở nhà, một số có đến nhà máy nhưng không làm gì cả vì quá lo sợ. Câu chuyện tiêm vaccine nhanh để đạt miễn dịch cộng đồng rất quan trọng. Nhưng chúng ta không thể biết được là đến khi nào thì có thể đạt được. Cho nên, sự ưu tiên là hết sức quan trọng.

    Tôi thấy nhiều DN có đông lao động và có tiềm lực thì đã bắt đầu tổ chức tiêm cho NLĐ rồi. Ví dụ như may Nhà Bè đã tiêm cho hơn 3000 lao động, nhiều DN khác đã tiêm cho một bộ phận để đảm bảo sản xuất tối thiểu.

    Còn bộ phận NLĐ di cư ở các khu nhà trọ, làm cho DN nhỏ và siêu nhỏ, hoặc NLĐ trong các khu vực phi chính thức như người giao hàng, lái xe công nghệ… họ chưa được công nhân là NLĐ của bất cứ công ty nào. Vì vậy để tiêm vaccine cho nhóm này thì cực khó khăn. Có lẽ họ xếp cuối cùng. Nhưng họ là những người cần hoạt động để duy trì hoạt động tối thiểu cho các vùng giãn cách xã hội. Bởi vậy tôi cho rằng cũng cần có sự ưu tiên cho nhóm này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:52:00 22-07-2021

    Ông Nguyễn Xuân Thành: Có thể tính tới tăng hỗ trợ cho doanh nghiệp, không chỉ hoãn nộp thuế mà có thể giảm

    5K+ vaccine là chiến lược chống Covid mới đang được thực hiện. Nhưng với diễn biến dịch mới là 19 tỉnh phía Nam phải áp dụng Chỉ thị 16, và thậm chí có thể tăng cường hơn trong thời gian tới, còn Hà Nội thì cũng bắt đầu phải siết chặt. Nhiều người có cái nhìn kém lạc quan hơn. Nhưng theo anh, điều gì sẽ giúp cho Việt Nam vượt qua được đợt dịch thứ 4 này, và giúp nền kinh tế hồi phục trong những tháng tới?

    Đầu tiên là vấn đề thích ứng, chúng không cứng nhắc trong tất cả các chiến lược mà chúng ta đã thực thi và triển khai.

    HCDC vừa có dự báo TP.HCM chưa đến đỉnh dịch. Như vậy, tình hình có thể tồi tệ hơn về số ca nhiễm, số ca tử vong trong thời gian tới. Có thể sẽ khó khăn hơn, giãn cách xã hội sẽ lâu hơn, các cơ sở sản xuất công nghiệp chỉ cần 1 ca F0 sẽ bị phong tỏa. Về mặt tâm lý, tinh thần cần xác định phải sống chung với Covid.

    Về vai trò của Nhà nước, bài toán rất khó hiện nay là tạo cân đối, giữ sức cho hệ thống y tế kiểm soát dịch, thực hiện mục tiêu kép tăng trưởng kinh tế. Hệ thống y tế hiện nay đang phải căng sức mình.

    Đảm bảo tính kháng chịu về mặt nguồn lực. Quan trọng nhất trong gói hỗ trợ thời điểm này là đảm bảo nguồn lực tài chính. Chúng ta đã có con người Việt Nam kiên trì thì nguồn lực tài chính phải luôn sẵn sàng. Không thể thiếu nguồn lực tài chính cho các lực lượng tiền tuyến chống dịch. Những nơi hoạt động phục vụ sản xuất dịch vụ thiết yếu, sản xuất xuất khẩu là động lực tăng trưởng, Nhà nước cần có nguồn lực tài chính hỗ trợ.

    Hình dung một doanh nghiệp trong bối cảnh này nếu không được hỗ trợ tài chính, hoặc ngưng sản xuất hoặc tiếp tục sản xuất mà lách các quy định phòng chống địch để kiếm tiền nhưng rủi ro tiềm ẩn.

    Quy mô gói hỗ trợ hiện nay không đủ. Kết quả thu ngân sách vẫn tăng, không chỉ tăng so với năm ngoái và còn vượt dự toán. 6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách đã đạt trên 58% cả năm, tăng 14% so với năm ngoái. Với ngân sách như vậy có thể tính tới tăng hỗ trợ cho doanh nghiệp, không chỉ hoãn nộp thuế mà có thể giảm.

    Chính phủ nên đề xuất với Quốc hội được linh hoạt hơn, nếu cần thiết có thể tung ra gói hỗ trợ.

    Nếu thiếu sự chuẩn bị, nguồn lực, để người dân, doanh nghiệp phải tự "bơi" thì tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:50:00 22-07-2021

    Ông Trần Trọng Kiên: Nghị quyết 68 có điểm mạnh lớn nhất là việc thực thi hiện tại rất nhanh và tốt

    Lần này Nghị quyết 68 có đề cập cụ thể đến đối tượng được hỗ trợ là các hướng dẫn viên du lịch phải nghỉ việc dài ngày vì dịch. Ngoài hướng dẫn viên, trong ngành du lịch, những đối tượng được coi là yếu thế khác và cần được hỗ trợ là ai?

    Thứ nhất, việc thực thi Nghị quyết 68 nhanh hơn rất nhiều so với các lần trước. Quan điểm cá nhân tôi, việc mà số lượng người được hưởng và tiếp cận trong thời gian này quan trọng hơn rất nhiều những rủi ro mà chúng ta có thể vấp phải. Ví dụ như không chỉ đúng, không chỉ đủ. Nên là tiền có thể đến tay người dân cần.

    Đối với Nghị quyết 68, bản thân chính sách đối với doanh nghiệp thì không có nhiều, chỉ có duy nhất chính sách giảm bảo hiểm cho người lao động, rồi chính sách tạm cho vay để trả lương cho nhân viên ngừng việc. Phần lớn các chính sách là tập trung hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng và người yếu thế.

    Trong ngành du lịch thì hướng dẫn viên cũng không quá nhiều, chỉ ở tầm 20 nghìn và thường là các bạn tốt nghiệp ở trường đại học và thu nhập trước đại dịch cũng cao hơn từ 3-5 lần so với mức thu nhập tối thiểu của Việt Nam. Do vậy, tiền tiết kiệm có thể có nhiều hơn một chút so với cả những người yếu thế.

    Thực ra, nhóm yếu thế thực sự trong ngành du lịch đó là những người đang làm việc ở nhà hàng, khách sạn hoặc những người làm vườn, những người bị sa thải vì khách sạn đóng cửa, không kinh doanh nữa. Tôi nghĩ nhóm đấy là nhóm lớn hơn nhiều, có thể lên đến vài trăm nghìn, hay hàng triệu.

    Cái chuyện hỗ trợ trực tiếp rất là quan trọng đối với họ. Phần lớn, khoảng một nửa số đó đã mất việc trong thời gian vừa rồi do doanh nghiệp đóng cửa. Ví dụ như khách sạn đóng cửa phải giảm nhân viên, còn lại thì có thể vẫn có công ăn việc làm nhưng chỉ làm tầm 1/3, ½ công việc. Nếu không, họ phải tự dịch chuyển sang những ngành khác. Ví dụ như lái xe công nghệ, hay đi làm vườn, hay về quê, tham gia công trình xây dựng…

    Những nhóm di chuyển này có rất nhiều, và bây giờ ví dụ như họ ở trong những vùng 19 tỉnh thành cách ly, không có thu nhập thì phần lớn tiền tiết kiệm đã được sử dụng trong những đợt dịch trước, thì họ sẽ cực kỳ cần sự hỗ trợ.

    Tôi nghĩ việc hỗ trợ không nhất thiết phải đối với một ngành cụ thể nào, mà nên tập trung vào nhóm thực sự yếu thế trong toàn bộ xã hội. Nếu mà tiếp cận được càng nhanh càng tốt, chấp nhận một số rủi ro có thể không chi đúng ban đầu, nhưng có thể đến tận tay người lao động trong vòng 7 ngày hay 10 ngày là cực kỳ quan trọng.

    Tôi nghĩ Nghị quyết 68 có điểm mạnh lớn nhất là việc thực thi hiện tại rất nhanh và tốt.

    Còn cái trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp thì quan điểm của tôi vẫn là chúng ta không nên hỗ trợ tất cả, mà nên tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp tốt. Cách chọn thì đó là chọn DN đã đóng góp năm 2019.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:42:00 22-07-2021

    Bà Đỗ Quỳnh Chi: Những người thiết kế chính sách đã lắng nghe nhiều ý kiến từ người dân, địa phương

    Việc thiết kế chính sách của Nghị quyết 68 có gì thay đổi khiến việc thực hiện tốt hơn so với trước đây?

    Tôi nghĩ là thiết kế của NQ 68 so với gói 62.000 tỷ trước đây đã được cải tiến rất nhiều. Trong đó có 3 điểm: Đối tượng mở rộng hơn, Mức chi trả cao hơn, 1,5 triệu – 3,7 triệu, trợ cấp 1 lần và Quy trình được đơn giản hóa. Bộ LĐTBXH đề xuất thay vì quy trình hơn 1 tháng trước đây thì giảm xuống còn 7 – 10 ngày. Điều này thể hiện là những người thiết kế chính sách đã lắng nghe nhiều ý kiến từ người dân, địa phương.

    Một điểm có lẽ là yếu tố quan trọng tác động đến thành công của gói hỗ trợ này là: Trước đây, các địa phương muốn đề xuất thì có một cách rất không chính thức là thông qua nhóm zalo nhắn tin cho các lãnh đạo trên để phản ánh tình hình thực hiện. Để tổng hợp khối lượng thông tin theo cách không chính thức đó rất khó khăn.

    Lần này, với NQ 68, chúng ta đã có một tổ công tác chuyên trách đặc biệt đặt ở TPHCM, với đại diện là các cơ quan bộ ngành, giúp chúng ta có phản ứng nhanh chóng đối với các thay đổi ở các địa phương.

    Nếu so sánh sự khác biệt giữa gói 62.000 tỷ năm ngoái và NQ68 năm nay, thì đó là cần huy động sự vào cuộc của nhiều tổ chức xã hội và các cơ quan địa phương. Vì khi thiết kế một chính sách ở thủ đô và áp dụng tới các địa phương thì ở mỗi nơi có đặc điểm NLĐ khác nhau như có nơi thì có nhiều người di cư, có nơi thì lao động ở tại địa phương. Gói 62 nghìn tỷ có điểm sáng là sử dụng các tổ chức công đoàn, NGO địa phương để xác định những nhóm NLĐ thực sự cần.

    Nếu chúng ta liên kết được với các tổ chức ở địa phương, thì tỷ lệ trao đúng, đủ, nhanh sẽ rất nhanh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:35:00 22-07-2021

    Ông Nguyễn Xuân Thành: Tình hình TP.HCM hiện nay cấp bách hơn nên người thực thi chính sách cũng cảm nhận được sức nóng

    Theo anh, nhân tố nào giúp cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 năm nay lại nhanh như vậy đặc biệt tại TP.HCM? Có phải do cách thiết kế chính sách khác hay có nhân tố nào khác?

    Có yếu tố đặc thù của TP.HCM và đặc điểm gói chính sách NQ.68.

    Theo tôi nhân tố chính là giảm tính khắt khe trong xét duyệt, tức điều kiện dễ hơn. Các chính sách thường để tránh thất thoát, sai đối tượng nên ra điều kiện rất khắt khe. Như gói 62.000 tỷ năm ngoái bắt người lao động, doanh nghiệp phải kê khai, chứng minh rất nhiều và rất vất vả. Người xét duyệt thì cố làm cho đúng không bị sai quy định.

    Đặc thù là tình hình TP.HCM hiện nay cấp bách hơn nên người thực thi chính sách cũng cảm nhận được sức nóng là tiền phải đến người dân nhanh hơn.

    Thời điểm này, đừng lo đồng tiền chi ra sai địa chỉ, người này người kia không đáng, quan trọng là tiền đến tay được dân.

    Sẽ có tỷ lệ gian dối, không thể gian dối chỉ 0% nhưng trong điều kiện này, mục tiêu hàng đầu giải ngân nhanh, giảm bớt điều kiện khắt khe để tiền đến tay được người cần.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:30:00 22-07-2021

    Ông Trần Trọng Kiên: Ngân hàng khỏe mạnh là rất tốt cho doanh nghiệp!

    Anh Thành có chia sẻ về một tín hiệu tích cực từ hệ thống tài chính ngân hàng, là một hệ thống tài chính ngân hàng khỏe mạnh và có lợi nhuận lớn. Nhưng nhìn ở góc độ khác, ở trong một môi trường mà tất cả xã hội đều khủng hoảng, ai cũng thua lỗ và gặp nhiều khó khăn thì hệ thống ngân hàng tăng trưởng mạnh, lợi nhuận cao, báo lãi vượt trội có tốt không?

    Thứ nhất là sự ổn định vĩ mô và sự tăng trưởng mạnh trong ngân hàng – hệ thống phân phối dòng vốn và dòng tiền cho người dân, là cực kỳ quan trọng. Tôi nghĩ rằng để thay đổi bất kỳ điều gì, để có một hệ thống ổn định vĩ mô, thì đây là nền tảng để tăng trưởng, thúc đẩy đầu tư.

    Kết quả kinh doanh của ngân hàng thường thể hiện mức thứ hai sau khi có được sự ổn định tăng trưởng năm 2020 và 4 tháng đầu năm cũng có sự tăng trưởng ổn định, thì kết quả kinh doanh của ngân hàng trong 6 tháng. Tôi tin rằng chúng ta cũng có sự điều chỉnh kết quả kinh doanh của ngân hàng vào 6 tháng sau, nếu mà mức độ tăng trưởng không còn như 6 tháng đầu năm.

    Tôi cũng nghĩ rằng một hệ thống mà ngân hàng phát triển bền vững như Việt Nam thì nó có thể dựa trên nền tảng các doanh nghiệp mạnh khỏe và chia sẻ lợi ích phù hợp. Đến hiện tại, Việt Nam đang có cơ sở để cân nhắc khi vĩ mô ổn định, như vậy rủi ro lạm phát cũng không cao, sẽ đảm bảo được mức lãi vay hạn chế bằng hai cách: một là tiền huy động mức thấp hơn; hai là chi phí cho ngân hàng giảm bằng cách áp dụng công nghệ, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.

    Đến thời điểm hiện tại, tôi tin rằng cấu trúc này rất tốt cho doanh nghiệp, khi mà ngân hàng mạnh khỏe và đảm bảo dòng tín dụng vẫn chạy vào nền kinh tế một cách bình thường. Đấy là nền tảng quan trọng để phục hồi và tăng trưởng trong tương lai.

    Nhìn chung thì doanh nghiệp vẫn phải hy sinh đầu tiên. Có nghĩa là doanh nghiệp làm ngành khách sạn là 100%. Sau đó là doanh nghiệp bán lẻ. Sau đó thì mới đến các doanh nghiệp tài chính.

    Như vậy mức độ ảnh hưởng, thời gian ảnh hưởng sẽ chậm lại. Khoảng cách tối thiểu là từ 3 – 6 tháng sau. Do vậy hiện chúng ta vẫn chưa nhìn thấy ảnh hưởng đến ngân hàng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:29:00 22-07-2021

    Bà Đỗ Quỳnh Chi: Ngân hàng làm tốt, hệ thống tài chính tốt là điều kiện cần để các doanh nghiệp có nguồn vốn tín dụng

    Ở góc độ người nghiên cứu lao động, chị có cảm thấy phản cảm với việc các NH báo lãi trong khi các ngành khác gặp khó khăn?

    So sánh ra thì giai đoạn 2009-2012 còn phản cảm hơn. Khi tôi làm việc với các DN vừa và nhỏ, giai đoạn 2004-2005, họ đã đi đến các các nấc cao hơn trong chuỗi cung ứng vì họ có nguồn hỗ trợ vốn từ NH tín dụng với lãi suất vừa phải. Ví dụ như trước họ chỉ gia công thì nay đã có thể làm được phốp.

    Nhưng khi các NH gặp khó khăn, nguồn vốn tín dụng hạn chế thì nhiều DN gặp khó khăn, bị tụt lại trong chuỗi cung ứng, phải thu hẹp sản xuất rất nhiều.

    Cho nên ngược lại, nếu hiện giờ NH làm tốt, hệ thống tài chính tốt thì đó là điều kiện cần để các DN có nguồn vốn tín dụng.

    Tôi muốn nói đến góc nhìn của các DN vừa và nhỏ, chiếm hơn 90% ở các tỉnh TP lớn như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương. Khả năng tiếp cận của họ với tín dụng NH là cực kỳ thấp.Theo báo cáo của ,Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam sự tiếp cận của DN vừa và nhỏ với nguồn tín dụng NH hạn chế, chỉ có hơn 6% .

    Chúng ta cần đặt câu hỏi là lợi nhuận cao của NH đem lại điều tốt đẹp gì cho đại đa số NLĐ và DN. Lợi nhuận cao của NH là tốt nhưng có nên cân nhắc lại các vấn đề ưu đãi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn với dịch cũng như các tác động khác về đơn hàng…

    Một điểm nữa là tiêu dùng tín dụng vs NLĐ, Năm 2020, tín dụng đen ở NLĐ cực kỳ nhiều gây ra nhiều bi kịch cho NLĐ. Đặc biệt đối với người lao động di cư. Câu chuyện là, NH làm ăn tốt thì hỗ trợ NLĐ như thế nào, khi họ không có bà con họ hàng, tài sản thế chấp, hiểu biết để tiếp cận nguồn tín dụng an toàn.

    [Trực tuyến] Chuyên gia nói gì về việc nhiều ngân hàng tăng trưởng mạnh, báo cáo lợi nhuận cao giữa đại dịch trong khi nhiều ngành khó khăn? - Ảnh 1.

    Ở đây tôi đưa ra 2 nhóm yếu thế có thể hưởng lợi từ NH tốt: NLĐ và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:20:00 22-07-2021

    Ông Nguyễn Xuân Thành: Ngân hàng lãi lớn có phản cảm?

    Là một chuyên gia kinh tế sống tại TP. HCM, anh có thể chia sẻ một lĩnh vực kinh tế cụ thể ở đây mà theo anh là tín hiệu tích cực, có thể giúp TP. HCM nói riêng cũng như kinh tế Việt Nam nói chung không lâm vào khủng hoảng nặng và có khả năng hồi phục tích cực dù dịch đang diễn biến phức tạp?

    Không chỉ một ngành mà nhiều ngành trong đại dịch vẫn có tăng trưởng tốt như các lĩnh vực liên quan đến công nghệ, thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến. Ngoài ra, với việc TP.HCM thể hiện vai trò trung tâm tài chính của cả nước, ngành dịch vụ tài chính cũng tăng trưởng nhanh trong đại dịch.

    Không chỉ tại TPHCM và trên cả nước, lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán lại là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, cao hơn cả TMĐT, viễn thông.

    Các tổ chức tài chính cũng đóng góp lớn cho ngân sách cả nước.

    Điểm tích cực nhất trong đợt khủng hoảng này là lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế mà khủng hoảng xảy ra, nhưng ổn định vĩ mô và sức khỏe ngành tài chính ngân hàng vẫn được giữ vững.

    Những lần trước yếu kém đến từ nội bộ ngân hàng dẫn đến khủng hoảng hay do tác động của nước ngoài, ảnh hưởng của kinh tế dẫn đến đổ vỡ ngành tài chính, bất ổn vĩ mô trong nước. Nhưng hiện nay, ngành tài chính vẫn đứng vững.

    Điều này nhờ 5 năm qua chúng ta đảm bảo tăng trưởng tốt và tránh lịch sử lặp lại là tăng trưởng nóng, không tăng trưởng tín dụng quá đà, lạm phát được kiểm soát. Các ngân hàng đổi mới về quản trị điều hành, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.

    Nhiều ý kiến bức xúc rằng ngân hàng tăng trưởng mạnh, báo cáo lợi nhuận cao trong khi nhiều ngành khó khăn. Nhưng chúng ta cần lưu ý, đây là câu chuyện thị trường, không thể ép được các ngân hàng phải hỗ trợ, chia sẻ.

    Điều quan trọng là các ngân hàng vẫn huy động và phân bổ được vốn cho nền kinh tế.

    Nếu ngân hàng đứng vững mạnh, đảm bảo thanh khoản, doanh nghiệp có được dòng tiền, ngân hàng khỏe mạnh sẽ tiếp tục cung ứng được vốn cho doanh nghiệp.

    Một lĩnh vực khác tăng mạnh thời gian qua là tín dụng tiêu dùng. Mặc dù nhiều người lao động vẫn phải vay trên thị trường chờ đen nhưng các TCTD hiện nay đã đảm bảo được một phần. Người lao động vẫn có thể vay tín dụng tiêu dùng từ ngân hàng. Lãi suất tất nhiên cao vì đây là lĩnh vực rủi ro và ngân hàng phải trích lập dự phòng.

    Đây là tín hiệu tích cực vả về vĩ mô lẫn hỗ trợ an sinh xã hội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:18:00 22-07-2021

    Ông Trần Trọng Kiên: Nếu vaccine có thể tiêm được trên 50% tại hầu hết thành phố lớn, chúng ta sẽ có nhiều cơ sở để hoạt động kinh doanh trở lại

    Ở Tập đoàn của ông Kiên thì có đối thoại không?

    Thực ra văn hóa ở TMG vẫn luôn là minh bạch. Tất cả những vấn đề gì trước khi bàn thì đều trao đổi với nhiều anh em. Năm ngoái, trong đợt giãn cách thì gần như tuần nào cũng có một buổi nói chuyện với tất cả anh em trên toàn quốc và cả nước ngoài để có thể nói chuyện, chia sẻ và nói tất cả các điều họ suy nghĩ, cân nhắc.

    Cũng như vậy, cố gắng ít nhất tháng một lần, tôi viết thư gửi cho tất cả mọi người. Để sau cùng, mọi người đều có cơ hội tiếp cận với ban lãnh đạo của công ty. Tất nhiên, trong bối cảnh hiện tại, những thông điệp mình đưa ra, đặc biệt quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động vẫn sẽ có một số điều chỉnh. Ví dụ như cái quan trọng tôi muốn làm từ năm ngoái, hay đến tháng 6/2021 thì chúng tôi sẽ quay lại mức lương 100% cho toàn bộ.

    Thì cái đấy sẽ không thể xảy ra được trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, mục tiêu ngắn hạn của tôi đó là sau 6 tháng chẳng hạn, từ tháng 6 đến tháng 12, thì TMG có thể chạm đến mức 100% lương toàn bộ nhân viên. Đấy là mong muốn cũng như là cố gắng hết sức khi hiện tại, chúng ta đã có cơ sở quan trọng hơn đó là vấn đề vaccine. Tôi nghĩ vaccine mà có thể tiêm được trên 50% tại hầu hết thành phố lớn, thì chúng ta sẽ có nhiều cơ sở để hoạt động kinh doanh trở lại.

    Ngoài ra, chúng ta có thể có các cách tiếp cận khác. Nhiều khi vấn đề không phải làm gì, mà là cách làm như thế nào, quy trình tiếp cận, trao đổi với người lao động cực kỳ quan trọng. Nó cần thời gian và cần văn hóa. Tôi nghĩ nhiều doanh nghiệp có thể học cách các doanh nghiệp nước ngoài làm trong thời gian vừa rồi.

    Trong giai đoạn vừa rồi, các doanh nghiệp ngành du lịch ở châu Âu hay ở Mỹ, họ có cách tiếp cận rất văn minh mà hầu hết mọi người đều có thể học tập. Giai đoạn 6 tháng tới là giai đoạn cực kỳ quan trọng để có thể tạo lực đẩy, hồi phục được một cách nhanh hơn rất nhiều.

    Còn chúng ta không quá quan tâm chuyện chúng ta sẽ tăng trưởng bao nhiêu trong 6 tháng tới. Chúng ta hồi phục như thế nào, doanh nghiệp chúng ta giữ được gì. Như nước Anh chẳng hạn, thời điểm năm ngoái đang ở mức tệ nhất về dịch bệnh. Tuy nhiên, nhờ sự tập trung và ưu tiên thì bây giờ nước Anh đang ở vị thế rất tốt. Mức độ tiêm chủng gần như cao nhất thế giới. Từ ngày 19/7 vừa rồi, toàn bộ nước Anh đã gỡ bỏ mọi hạn chế đi lại.

    Trong cả quá trình đó, cái nhân văn mà Chính phủ họ làm đó là việc hỗ trợ 100% các doanh nghiệp về trả lương cho nhân viên ngành du lịch. Họ kéo dài chính sách này đến tận tháng 9/2021, từ tháng 7/2020, từ đó có thể giữ được người cho ngành du lịch.

    Chúng ta mặc dù không thể làm như vậy, nhưng tôi nghĩ rằng trong 6 tháng tới, khi chúng ta nhìn thấy tương lai tương đối rõ ràng rồi, thì việc chi trả là cực kỳ quan trọng

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:16:00 22-07-2021

    Bà Đỗ Quỳnh Chi: Năm nay, cách ứng xử của các doanh nghiệp với lao động đã bài bản và nhân văn hơn

    Theo quan sát của chị, các chính sách của DN với người lao động trong đợt dịch này có gì khác so với đợt dịch trước?

    Các đợt dịch trước, đầu quý 2 năm 2020, các DN hoang mang lo sợ khi các đơn hàng bị hoãn, hủy quá nhiều,. Nhiều DN lập tức cho người lao động nghỉ việc. Sau đó, khi các đơn hàng quay trở lại thì họ mất thêm chi phí tuyển người mới.

    Năm nay, cách ứng xử của các DN đã bài bản và nhân văn hơn. Khi có dịch, họ có trao đổi đối thoại với NLĐ về ảnh hưởng của dịch: Ai làm giãn ca, tạm nghỉ như thế nào, người nghỉ việc được hưởng lương tối thiểu… DN sẽ có ảnh hưởng tài chính, nhưng ngược lại nó thể hiện sự phát triển bền vừng trong mối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Theo nghiên cứu, các DN có mối quan hệ bền vững với lao động là những doanh nghiệp có khả năng hồi phục tốt nhất sau đại dịch. Tôi mừng vì các doanh nghiệp có sự thay đổi trong đợt dịch lần này.

    Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý. Cần minh bạch về thông tin giữa chủ DN và người lao động trong đợt dịch nay. Hiện nay nhiều chủ DN chưa có văn hóa đối thoại. Người sử dụng lao động cho rằng, họ là người ra quyết định và người lao động phải chấp nhận.

    Năm 2020, 90% NLĐ bị ảnh hưởng đại dịch cho biết họ hoang mang, sợ hãi trong thời điểm điều chỉnh lao động vì dịch. Trong đó 50% có các biểu hiện bệnh lý về trầm cảm.. 

    Khi DN không có đối thoại, chia sẻ với NLĐ về cách ứng xử trước đại dịch thì NLĐ hay bức xúc vì nghĩ rằng như vậy không công bằng giữa các nhóm lao động, có điều gì không hợp lý dẫn đến nhiều nơi đấu tranh, thiệt khại hây rắ rối, đau đầu hơn cho DN. 

    Vì thế, DN có cách xử lý như thế nào thì cũng nên có sự đối thoại với NLĐ. Trong trường hợp DN có công đoàn lao động thì có thể thông qua công đoàn cơ sở để đối thoại với NLĐ về các biện pháp mà chúng ta đưa ra thay vì đơn phương áp đặt.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:13:00 22-07-2021

    Ông Trần Trọng Kiên: Phải đảm bảo có hỗ trợ dòng tiền cho các doanh nghiệp tốt

    Sau hơn 1 năm rưỡi phải chống chọi với cơn đại hồng thuỷ Covid-19, đặc biệt là 6 tháng đầu năm rất khó khăn vừa qua, anh đón nhận tin TPHCM phải áp dụng Chỉ thị 16 và sau đó là 18 tỉnh khác, ra sao?

    Thứ nhất, bên TMG có rất nhiều khu du lịch, trải nghiệm ở phía nam, nhất là trong 19 tỉnh phải giãn cách xã hội do Chỉ thị 16. Tôi nghĩ có hàng nghìn anh em từ TP. HCM đến Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang… đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Chỉ thị 16.

    Tuy nhiên, là một người từng làm trong ngành y, tôi hiểu rằng sự quan trọng của việc giãn cách này là rất cần thiết, khi tỷ lệ lây lan có thể xuống mức lớn, từ 78% nếu không có giãn cách sẽ có thể xuống mức 23% nếu giãn cách vừa phải. Không có gì có thể bù đắp được những thiệt hại về con người. Do vậy, Thiên Minh ủng hộ 100% chính sách đó.

    Tôi cũng nói trước là vì thứ nhất, chúng ta hiểu được rằng chiến lược vaccine là chiến lược cực kỳ đúng đắn. Khi thành công trong việc này thì việc mở cửa mới có tương lai. Chính vì thế, điều quan trọng nhất của doanh nghiệp trong các vùng dịch là cố gắng để có thể tồn tại được, vượt qua được khó khăn trong thời gian mấy tháng tới và đảm bảo rằng người lao động được chăm sóc và đảm bảo rằng tất cả những cái quyền lực có thể hỗ trợ cho họ được trong thời gian 6 – 12 tháng tới.

    Thiên Minh chắc cũng không thể nào coi là một doanh nghiệp nhỏ được, mà cũng to hơn một chút doanh nghiệp vừa. Nhưng trong ngành du lịch thì phần lớn các doanh nghiệp là DNVVN. Nghĩa là khoảng 90% các doanh nghiệp là vừa và nhỏ. Phần lớn các doanh nghiệp bị ảnh hưởng cực kỳ nhiều. Nhưng trong ngành du lịch, người ta không thể nào phát triển theo hướng mà chỉ có vài doanh nghiệp lớn được. Chúng ta không thể nào chỉ có vài cụm du lịch.

    Bởi ngành du lịch là ngành tổng thể phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cái giá trị lớn nhất ngành mang lại chính là giá trị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó. Do vậy, muốn để phục hồi, chúng ta phải có 2 hướng cực kỳ quan trọng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Thứ nhất, phải đảm bảo có hỗ trợ dòng tiền cho các doanh nghiệp tốt. Thì ngay cả Nghị quyết 68 vừa rồi và các quyết định từ trước tới nay, tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta đang cố gắng để giữ tất cả mọi người, cả tốt và không tốt. Nhưng thực tế mà nói, chúng ta cần giữ doanh nghiệp tốt. Tốt ở đây là sản phẩm tốt, tính sáng tạo tốt và đóng góp đầy đủ, minh bạch cho hệ thống thuế và BHXH của Nhà nước.

    Để hỗ trợ dòng tiền, tôi nghĩ rằng cách mà Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đang đề nghị với Chính phủ là cho phép các doanh nghiệp tốt có quyền vay, được bảo lãnh bằng số tiền mà họ nộp cho ngân sách trong năm 2019. Đây là một giải pháp rất căn cơ, cần thiết. Bởi vì đấy là một chỉ số rất tốt nói lên độ minh bạch và hiệu quả của một doanh nghiệp tại thời điểm 2019.

    Không phải mọi người đều vay, nhưng họ sẽ sẵn sàng dùng, khi nhìn thấy tương lai 12 tháng sau, chắc chắn nhu cầu bị dồn nén quay trở lại sẽ nhiều lên. Từ đó họ sẵn sàng đầu tư, giữ người giỏi, đầu tư vào công nghệ. Vì vậy cho vay bằng số tiền DN nộp trong năm 2019 là giải pháp rất căn cơ.

    Tôi hy vọng rằng sẽ được Chính phủ phê duyệt càng sớm càng tốt. Vấn đề ở đây là giữ các doanh nghiệp tốt tồn tại.

    Cái thứ hai để việc doanh nghiệp tốt tồn tại đó là cần có chỉ giao trong tương lai rõ ràng, dựa trên các chỉ số an toàn. Khi đó, chúng ta sẽ bỏ tất cả các hạn chế giãn cách đi lại. Nền tảng của du lịch là sự di chuyển, thế nên khi chúng ta đạt được ngưỡng tiêm vaccine tầm 70% toàn dân, không còn chủng mới lây nhiễm cao, thì có thể mở cửa. Đấy là một cách rất tốt và căn cơ để doanh nghiệp nhìn vào đó, họ có thể nhìn thấy tương lai nhất định.

    Ví dụ như chúng ta thấy rằng chúng ta có thể mở cửa trải nghiệm cho một số vùng tương đối an toàn. Tôi nghĩ chính sách mở cửa thử nghiệm những vùng như Phú Quốc, Hội An, Quản Nam, Vân Đồn… là chính sách tốt, nên để các chính quyền địa phương có quyền thử nghiệm những mở cửa đó.

    Những thông tin đó rất minh bạch, giúp doanh nghiệp nhìn thấy tương lai, họ sẽ yên tâm hơn, tiếp tục giữ gìn người tốt, tiếp tục đầu tư.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:58:00 22-07-2021

    Ông Nguyễn Xuân Thành: Đây là thời điểm Nhà nước cần mạnh tay chi hỗ trợ hơn, không nên quá tiết kiệm ngân sách nếu ngân sách vẫn còn cho phép

    Hiện tại, Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện mục tiêu kép "vừa chống dịch vừa tăng trưởng kinh tế, theo anh Thành thì với tình hình dịch bệnh diễn biến như hiện tại, chiến lược này còn đúng không và vì sao?

    Thực tiễn hiện nay, thực hiện mục tiêu kép vẫn phải làm. Chúng ta không dừng được. Chúng ta ngay từ đầu không thể đặt ra câu chuyện đánh đổi. Thực tế, để có được hoạt động kinh tế trong nước thì phải kiểm soát dịch. Nếu không có hoạt động kinh tế thì cũng không kiểm soát dịch được.

    Nhìn về người lao động ở TP.HCM và các tỉnh Nam bộ, nếu ngưng sản xuất để chống dịch, cách ly phong tỏa, đóng luôn cả chợ truyền thống thì hệ thống an sinh xã hội không đủ để chống đỡ, lo được hết cho tất cả người lao động.

    Cân đối trong mục tiêu kép cũng thay đổi. Chúng ta vừa học vừa làm. Chúng ta đặt trên bàn cân đo đếm để xem nguồn lực đủ không.

    Việt Nam vẫn phải dồn sức chống dịch và đảm bảo động lực cho tăng trưởng là sản xuất công nghiệp. Cũng không thể hy sinh các tiêu chuẩn phòng chống dịch. Muốn duy trì sản xuất thì vẫn phải đảm bảo an toàn, xét nghiệm cho công nhân, thực hiện 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến.

    Không có gì là miễn phí, nếu muốn thực hiện mục tiêu kép thì phải tốn nhiều tiền và sức lực hơn. Cả nền kinh tế đang gồng mình thực hiện điều này.

    Đây là thời điểm Nhà nước cần mạnh tay chi hỗ trợ hơn, không nên quá tiết kiệm ngân sách nếu ngân sách vẫn còn cho phép.

    Các doanh nghiệp du lịch thời gian qua đã chịu hy sinh. Nếu để họ lụi tàn thì chúng ta sẽ đánh mất cơ hội sau khi hết dịch, phục hồi.

    Các địa phương nên làm cơ chế hỗ trợ trong chi phí xét nghiệm, ví dụ DN chịu 50%, Nhà nước 50%.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:52:00 22-07-2021

    Bà Đỗ Quỳnh Chi: Không nên chỉ nhìn tác động của dịch dưới góc nhìn ở Việt Nam mà nên mở rộng ra phạm vi quốc tế, bởi Việt Nam là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu

    Với tư cách chuyên gia lao động, chị có quan tâm đến các dự báo tăng trưởng VN hiện nay không?

    Tôi cũng bớt quan tâm rồi (cười). Tôi làm nghiên cứu về các ngành lao động Việt Nam trong 15 năm qua.Tôi không bi quan trong qúy 2 quý 3 năm 2021. Sự bi quan hay không là do cách ứng xử của chúng ta.

    Nếu nhìn lại quý 2, 3 năm 2020, các thị trường cầu như Mỹ, TQ, Eu bị đứt gãy, các nhãn hàng quốc tế hủy đơn ồ ạt. Tôi từng phỏng vấn 1 doanh nghiệp gỗ đã chuẩn bị đầy đủ hàng, nhưng 1 cú điện thoại 3 giờ sáng báo hủy đơn đã khiến anh phá sản.

    Hiện tại chúng ta có nhiều đơn hàng. Hàng mùa vụ như thời trang, giày dép, quần áo… nhà máy sản xuất khi ký hợp đồng có thời gian giao hàng rất khắc nghiệt, nếu chậm tiến độ sẽ có hậu quả phạt khủng khiếp. Như đơn hàng may, nếu đơn hàng giao muộn phải chuyển bằng máy bay thì chi phí đội lên khủng khiếp, nhà máy sản xuất chịu mức phạt cao. Điều này có thể khiến họ phải làm không công rất lâu để có thể bù lại.

    Các nhà máy ở Bắc Giang, Bắc Ninh rất lo lắng, bởi tình hình dịch hiện này khiến họ rất khó hoàn thành đơn hàng để giao cho khách. Họ phải đàm phán với khách hàng về thời gian hoàn thành đơn hàng cho hợp lý.

    Ở Bắc Giang, Bắc Ninh là cụm Công nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia. Nếu nhà máy A bị dịch thì chuyển đổi ngay sang nhà máy khác để điều chỉnh, đảm bảo sản xuất. Ở trong miền nam, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương các cụm CN làm dệt may da giày, linh kiện điện tử. Các đơn hàng quốc tế, thời gian giao hàng ngặt nghèo, dễ bị phạt nếu chị chậm

    Vậy các nhà máy sản xuất phải làm thế nào? Thương trường không có công bằng, phải chấp nhận theo khách hàng. Nhưng có bài học từ năm 2020. Bắt đầu ở Banglades, Trung Quốc, Việt Nam… đoàn kết với nhau và đưa ra tiếng nói chung, yêu cầu các nhãn hàng ở EU chia sẻ rủi ro với các nhà sản xuất. Yêu cầu chấp nhận hoãn thời gian giao hàng để giảm bớt áp lực cho các nhà sản xuất trong dịch bệnh.

    Chúng ta không nên chỉ nhìn dưới góc nhìn ảnh hưởng của đại dịch ở Việt Nam mà nên mở rộng ra phạm vi quốc tế. Bởi Việt Nam là 1 phần của chuỗi cung ứng toàn cầu, nên chúng ta cần có cái nhìn khác, đưa ra tiếng nói chung với các nhãn hàng. Nếu chúng ta có đưa ra đề nghị chia sẻ giữa nhãn hàng với nhà cung ứng ở Việt Nam thì đó là hỗ trợ tuyệt vời để họ có thể hồi phục sau đợt dịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:50:00 22-07-2021

    Ông Trần Trọng Kiên: Tôi vẫn tự tin rằng nhờ vaccine, chúng ta sẽ mở cửa

    Với diễn biến mới của dịch bệnh thì nhiều tổ chức quốc tế hay tổ chức nghiên cứu trong nước đều thay đổi dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021, với các dự báo lạc quan nhất ở nước ngoài cũng giảm nhiều so với trước đó và đều dưới 6,5. Còn anh Kiên, hiện giờ anh có quan tâm đến các dự báo về tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm hay không? Mối quan tâm của anh hiện giờ là gì?

    Thực ra tôi cũng đồng ý, dự báo ít có giá trị trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, tôi cũng có thể nói rằng trong thời điểm hiện tại, ngay cả khi tất cả những doanh nghiệp trong ngành du lịch, gồm Thiên Minh, bị ảnh hưởng trầm trọng nhất và trong bối cảnh nhiều tháng tới cũng rất khó khăn, thì những doanh nghiệp tốt vẫn có một sự tự tin hơn rất nhiều so với trước đó.

    Hiện nay, cái quan trọng nhất tôi nghĩ rằng, chúng ta đã tự tin hơn nhiều bởi cái định hướng về chiến lược lấy vaccine là ưu tiên số 1 là định hướng cực kỳ quan trọng của Chính phủ. Tôi nghĩ nếu chúng ta đang có hành động càng sớm càng tốt, có thể mang lại được các lô vaccine đầy đủ để tiêm cho khoảng 70% dân số thì hoàn toàn có thể mở cửa.

    Đến thời điểm hiện tại, con số mà chúng ta nhìn thấy, rồi các dự báo thì tôi nghĩ rằng, vào khoảng cuối năm, các lượt vaccine sẽ đủ để tiêm cho đến 70%. Tại các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam sẽ được tiêm vaccine đầy đủ.

    Và nếu nền tảng cơ sở như vậy, chúng ta có thể mở cửa.

    [Trực tuyến] Giảng viên Fulbright Nguyễn Xuân Thành: Không có gì là miễn phí, nếu muốn thực hiện mục tiêu kép thì phải tốn nhiều tiền và sức lực hơn! - Ảnh 1.

    Tôi đồng ý hoàn toàn rằng trước mắt, cần phải đảm bảo kinh doanh sản phẩm thiết yếu, để có các hoạt động kinh tế đặc biệt quan trọng. Tôi tin rằng cái vai trò của ngành dịch vụ, những ngành bắt buộc phải hy sinh để nền kinh tế có thể vận hành, như vận chuyển, du lịch, rồi dịch vụ truyền thống cũng bị ảnh hưởng nặng, rất quan trọng trong việc phục hồi.

    Bản chất của ngành du lịch là tạo ra sự di chuyển, từ đó tạo ra đầu tư, tạo ra thương mại, tạo ra các quan hệ. Từ đó dẫn đến cơ hội tăng trưởng. Cái may của chúng ta so với một số nước trong khu vực đó là không bị phụ thuộc quá nhiều vào du lịch, như Thái Lan chẳng hạn. Đến cuối năm 2019, ngành du lịch Việt Nam chỉ đóng góp hơn 9,2% GDP, trực tiếp và gián tiếp.

    Tuy nhiên, đóng góp của ngành du lịch có thể nhiều hơn nhiều thông qua việc hỗ trợ thương mại đầu tư và những hoạt động khác. Tôi tin rằng, nó cần được phục hồi.

    Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi tự tin hơn. Tuy rằng trong thời gian ngắn hạn vẫn rất khó khăn, nhưng tôi vẫn tự tin rằng nhờ vaccine, chúng ta sẽ mở cửa. Cái khó nhất một doanh nghiệp chính là việc phải có cơ hội để tạo ra kế hoạch, kế hoạch này phải dựa trên nền tảng tương đối chắc chắn.

    Ngành du lịch Việt Nam cũng phụ thuộc nhiều vào các nhu cầu từ xung quanh khu vực và trên thế giới. Tôi cũng nói chuyện với người bạn là CEO của tập đoàn du lịch hàng đầu của Mỹ, anh ấy cũng nhìn thấy sự phục hồi trong vòng tầm 3, 4 tháng gần đấy. Hầu hết đi lại trong nước đã phục hồi hoàn toàn, cũng như tại các khu vực xung quanh Mỹ như Mexico, hay Hawaii đã kín và giá rất cao.

    Còn hiện tại với du lịch đi dài như châu Âu hay châu Á thì chắc cần 6 – 12 tháng tới mới phục hồi. Thì quan điểm của tôi là hiện tại, không cần có dự báo quá nhanh trong vòng 6 tháng tới. Nhưng trong 12 tháng, chúng ta có nhiều hy vọng hơn rất nhiều so với thời điểm 12 tháng trước. Tuy rằng mức nhu cầu về du lịch nói chung hiện tại của Việt Nam đang giảm 82% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:43:00 22-07-2021

    Ông Nguyễn Xuân Thành: Những con số dự báo tại thời điểm này không có nhiều ý nghĩa quan trọng

    6 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhưng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hay giải thể cũng là con số không nhỏ. Đặc biệt là các doanh nghiệp đó thường là doanh nghiệp nhỏ và có quy mô dưới 5 năm. Anh nhìn thấy gì từ điều này?

    Khi chưa xuất hiện đợt dịch lần 4, chúng ta vẫn còn khá lạc quan khi nhiều doanh nghiệp dự kiến trở lại hoạt động, DN đăng ký mới cũng tăng. Nhưng kể từ đợt dịch mới, kết quả trong tháng 6 số DN đóng cửa gia tăng, và thực tế sẽ còn cao hơn nữa, sắp tới trong tháng 7 tháng 8 con số DN đóng cửa thậm chí còn xấu đi nữa.

    Có những ngành kinh tế, về mặt chính sách hay thực tiễn, chúng ta phải chấp nhận hy sinh, như ngành du lịch. Các hoạt động thương mại, vận tải bị ảnh hưởng mạnh.

    Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ sản xuất công nghiệp, khi thực hiện giãn cách, .

    Một số địa phương yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện 3 tại chỗ, chỉ những doanh nghiệp đủ nguồn lực mới duy trì được, để tổ chức cho công nhân. Nhưng nhiều DN nhỏ không đủ khả năng tài chính sẽ buộc phải dừng hoạt động.

    Trước thời điểm Nghị quyết 68, các chính sách hỗ trợ với người lao động mang tính tiếp tục chính sách năm 2020, đến tay DN không đáng kể. Việt Nam cũng là số ít quốc gia hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách ở mức thấp.

    Những DN có thể dùng nguồn dự trữ của mình sống được từ đợt dịch năm ngoái đến nay giờ cũng đã cạn kiệt. Nếu không có biện pháp mạnh tay hơn để hỗ trợ từ ngân sách cả về thuế và chi trực tiếp thì con số DN đóng cửa, người thất nghiệp còn trầm trọng hơn trong những tháng tới.

    Với diễn biến mới của dịch bệnh thì nhiều tổ chức quốc tế hay tổ chức nghiên cứu trong nước đều thay đổi dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021, với các dự báo lạc quan nhất ở nước ngoài cũng giảm nhiều so với trước đó và đều dưới 6,5%. Anh Thành, anh có nhận xét gì về các dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam tại thời điểm này và nếu có, con số của anh là bao nhiêu?

    Những con số dự báo tại thời điểm này không có nhiều ý nghĩa quan trọng. Tinh thần của chúng ta là thực hiện mục tiêu kép, những hoạt động kinh tế nào vẫn tổ chức được thì vẫn duy trì để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Điều này quan trọng hơn con số tăng trưởng. Nếu không tăng trưởng năm nay cũng không phải vấn đề quan trọng.

    Tăng trưởng còn phụ thuộc kịch bản dịch bệnh, nếu chúng ta kiểm soát thành công trong quý 3, hoạt động kinh doanh trở lại bình thường thì sẽ khác biệt ngay.

    Động lực tăng trưởng hiện nay là sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Người lao động tại các khu công nghiệp lớn vẫn duy trì được là điều quan trọng.

    Cũng phải làm sao đảm bảo hoạt động sản xuất mặt hàng thiết yếu cho thị trường nội địa, đảm bảo chuỗi cung ứng không đứt gãy.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:38:00 22-07-2021

    Bà Đỗ Quỳnh Chi: Con số thống kê không thể hiện hết được khó khăn của người lao động

    Theo chị, những con số thống kê được đưa ra phản ánh hết những khó khăn của những người lao động yếu thế trong xã hội như lao động di cư, lao động phi chính thức hay chưa?

    Thực ra, con số thống kê làm đúng nhiệm vụ của nó thôi. Còn tác động của đại dịch tới các nhóm lao động khác nhau sẽ khác nhau. Ví dụ như ở ngành du lịch, thì con số thống kê không thể hiện được. Đối với các khu công nghiệp, khó khăn của người lao động tại địa phương không nhiều vì họ có hỗ trợ của người quen, các mối quan hệ gia đình… Còn với người lao động nữ di cư, họ gặp khó khăn nhiều hơn. Do đó họ là nhóm người yếu thế hơn.

    Bởi vậy, đối với từng nhóm người lao động, từng nhóm ngành chúng ta cần có những phân tích kỹ hơn ở nhiều khía cạnh để thấy rõ tác động của đại dịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:35:00 22-07-2021

    Ông Trần Trọng Kiên: Chúng ta không đoán được thời gian 6 hay 12 tháng tới

    Ngành du lịch là ngành đặc thù là không có việc thực hiện "mục tiêu kép" vì gắn liền với di chuyển mà cái này lại là ngược lại với chống dịch. Vậy trong hơn 1,5 năm vừa qua, các công ty du lịch trong đó có Thiên Minh làm như thế nào để tồn tại? Và nếu nhìn về ngắn hạn 6 tháng trước mắt, anh có cảm nhận gì?

    Thực ra cái khó nhất trong tất cả những việc làm quản lý chính là không thể nào dự báo được trong tương lai. Chúng ta không đoán được thời gian 6 hay 12 tháng tới. Chúng ta chỉ có thể chia được ra các mục tiêu ngắn hạn, rồi mục tiêu trung hạn, rồi mục tiêu hàng tuần và tạo ra công ăn việc làm.

    Việc đầu tiên chúng tôi làm cả trong vòng 18 tháng qua hay nửa đầu năm nay đó là vấn đề đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ nhân viên, khách hàng cũng như người dân. Thì hầu hết khách sạn của công ty vẫn mở cửa, vẫn giữ được hơn 200 nhân viên trong khách sạn cũng như hàng không.

    Thứ hai, chúng tôi đảm bảo rằng có dòng tiền để có thể duy trì hoạt động trong tối thiểu 6 tháng trước mắt. Như thế thì chúng tôi cũng đã làm rất nhiều việc, bao gồm vay vốn ở các quỹ đầu tư, ngừng tất cả các dự án mà chưa cần thiết và chỉ ưu tiên duy nhất dòng tiền để có thể trả lương, duy trì thu nhập cho người lao động.

    Tiếp theo là đầu tư vào những khu vực mang tính chiến lược. Một trong số đó là vấn đề xây dựng và chuyển đổi công nghệ, đào tạo. Bên cạnh đó, đầu tư vào tài sản mang tính có giá trị cho tương lai. Hiện tại chúng tôi đang tham gia khoảng tầm 3, 4 dự án ở các khu trong Quảng Nam, Hòa Bình và Hải Phòng. Đây là những khu vực mà chúng tôi cần phát triển.

    Song song với đó, việc thoái vốn ở những nơi đầu tư có giá trị tốt trong thời điểm hiện tại, điển hình như giá trị của bất động sản nhìn chung tăng, không phải chỉ ở Việt Nam mà là toàn cầu. Điều này cho phép các công ty có thể chuyển đổi các tài sản đó trong thời gian này. Cụ thể là có thể bán đi các tài sản đó để tạo dòng tiền, trả lương.

    Sau cùng, chúng tôi vẫn tiếp tục làm tất cả những gì có thể để phục vụ các nhu cầu, tuy rằng nhỏ nhưng ví dụ như trong nội địa, nhu cầu đi lại tại các vùng ngắn, khu vực gần thành phố lớn. Trong thời gian mấy tuần trước, chúng ta cũng có những khu vực như Lai Châu, Hòa Bình, rồi xung quanh TP. HCM như Phan Thiết, Cần Thơ, Châu Đốc, An Giang… vẫn có cách ở giai đoạn trước làn sóng dịch lần này.

    Hay cả những khu vực không có dịch thì vẫn có thể mở cửa phục vụ. Có rất nhiều người làm việc không cần phải đến cơ quan, thì họ vẫn sử dụng khách sạn chúng tôi để làm nơi làm việc, để có tinh thần thay đổi tốt hơn.

    Đấy là 3 định hướng chính của chúng tôi để có thể tồn tại. Thứ nhất, cân đối lại các chi phí. Thứ hai, đảm bảo sức khỏe của người lao động, khách hàng. Thứ ba, tìm các nguồn doanh thu khác.

    Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là việc tính toán một cách phù hợp nhất để có thể mở cửa, cân nhắc được khi nào mở cửa, cần làm gì để có thể có được lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các nước trong khu vực, hoặc trong các công ty cùng ngành. Đó là ưu tiên số 1.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:26:00 22-07-2021

    Ông Nguyễn Xuân Thành: Thách thức lớn với Việt Nam thời gian tới là duy trì sản xuất cho xuất khẩu!

    Xuất khẩu được coi là đầu kéo cho tăng trưởng, nhưng vì sao lại có mức tăng trưởng vượt trội như vậy?

    Mức tăng vượt trội này do cầu hàng xuất khẩu của Việt Nam đến từ các thị trường lớn.

    6 tháng đầu năm, kinh tế các thị trường xuất khẩu chính yếu của Việt Nam đều tăng mạnh. Trung Quốc phục hồi kinh tế rõ rệt nên nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất cũng tăng.

    Với Hoa Kỳ, chúng ta được lợi khi chính quyền Tổng thống Biden tiếp tục duy trì mức thuế trừng phạt với Trung Quốc. Các gói kích thích kinh tế của chính quyền Biden cũng khiến sức mua nước này tăng, từ các mặt hàng thiết bị văn phòng, nội thất, dệt may, giầy dép, ….

    Thị trường EU mặc dù còn yếu nhưng từ tháng 10 năm ngoái, hiệp định EVFTA có hiệu lực giúp các sản phẩm thủy sản, dệt may, giầy dép của Việt Nam sang EU được hưởng ưu đãi, giúp xuất khẩu sang EU cũng tăng mạnh.

    Thách thức lớn với Việt Nam thời gian tới là duy trì sản xuất cho xuất khẩu vì các đơn hàng của các thị trường nói trên với chúng ta vẫn đang tăng mạnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:23:00 22-07-2021

    Bà Đỗ Quỳnh Chi: Nhóm lao động nữ di cư, đang có con nhỏ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của đại dịch

    Với những con số mới được Tổng cục Thống kê đưa ra gần đây như 13 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch, thu nhập bình quân của lao động giảm 1%... là người nghiên cứu về lao động, chị đánh giá thế nào về tác động của đại dịch đối với người lao động trong làn sóng dịch mới so với lần trước?

    So sánh những con số thống kê so với năm 2020, chúng ta có thể thấy con số giảm đi. Tác động của năm 2021 khác hoàn toàn so với năm 2002. Năm 2021 tác động của chúng ta là không phải nguồn cung hay cầu mà ở các nhà máy sản xuất. Trên thực tế, các thị trường tiêu thụ của Việt Nam đã hồi phục. Nhưng họ gặp khó làm sao để đảm bảo sản xuất.

    Nếu nhìn vào cụ thể vào từng nhóm ngành, rất nhiều lao động không ở vùng dịch thì vẫn làm việc tốt, thu nhập tốt. Nhưng ở các vùng dịch, người lao động phải giãn ca, giảm ca, những người không thu xếp được đường đi do ngăn cách vùng dịch phải nghỉ việc.

    [Trực tuyến] Chuyên gia nói gì về việc nhiều ngân hàng tăng trưởng mạnh, báo cáo lợi nhuận cao giữa đại dịch trong khi nhiều ngành khó khăn? - Ảnh 1.

    Theo thống kê, 40 - 50% lao động ở các ngành dệt may bị ảnh hưởng cực kỳ lớn tới thu nhập. Trong đó, nhóm lao động di cư, nhất là nhóm lao động nữ di cư, đang có con nhỏ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của đại dịch

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:19:00 22-07-2021

    Chủ tịch TAB Trần Trọng Kiên: Các công ty du lịch gần như 80% đóng cửa, khoảng 85% nhân viên bị ảnh hưởng hoặc giảm lương

    Trong khi GDP tăng trưởng 5,64% trong 6 tháng, các doanh nghiệp du lịch nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung ra sao?

    Tôi nghĩ rằng chắc là ngành du lịch là ngành đứng mũi chịu sào, bị hy sinh nhiều nhất trong đợt dịch lần này. Vì nền tảng của du lịch là sự di chuyển. Trong khi đó, di chuyển của mọi người đã bị dừng lại toàn bộ. Ngành du lịch không chỉ ảnh hưởng bởi trong 6 tháng đầu năm nay, mà còn bị toàn bộ trong vòng 18 tháng gần đây và đã bị ảnh hưởng cực kỳ nhiều kể từ tháng 2/2020.

    Nếu nhìn vào lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong đợt đầu năm thì đã giảm khoảng 98% so với cả năm ngoái. Như vậy gần như là không có khách quốc tế. Khách nội địa thì như mọi người đều biết, chúng ta có 2 kỳ rất quan trọng. Một là đợt mùa hè, thứ hai là Tết Nguyên đán.

    Nhưng Tết Nguyên đán chúng ta lại có đợt bùng phát dịch thứ 3, gần như đã chuẩn bị hết nhưng lại không có khách. Đợt mùa hè bắt đầu từ 30/4 – 1/5 thì ngay sau đó là đợt dịch mới.

    Đó mới chỉ là so sánh nhu cầu giữa hai kỳ năm ngoái. Lượt tìm kiếm liên quan đến du lịch cũng đã giảm trên các nền tảng. Đến tầm ngày 14/7 là đã giảm đến 82%. Điều này có nghĩa là ngành du lịch đang ở điểm cực kỳ xấu và xấu nhất tôi từng thấy kể từ khi tôi tham gia cái ngành này là 25 năm.

    Hiện tại, tất cả các công ty tham gia vào ngành du lịch, từ hàng không, khách sạn, lữ hành đều bị ảnh hưởng. Các công ty du lịch gần như 80% đóng cửa, khoảng 85% nhân viên bị ảnh hưởng hoặc giảm lương. Chúng ta đang nói đến hàng chục triệu người mất việc, hoặc bị sụt giảm thu nhập rất nhiều.

    Ngoài ra, rất nhiều người trong ngành du lịch phải chuyển sang ngành khác. Nhóm người người có mức thu nhập thấp, lao động phổ thông hoặc chuyên môn không cao, đã phải chuyển dịch sang làm ngành khác như nông nghiệp, tài xế xe công nghệ hoặc xây dựng. Tôi nghĩ rằng số người trong nhóm này chắc phải khoảng 500 – 600 nghìn người.

    [Trực tuyến] Giảng viên Fulbright Nguyễn Xuân Thành: Chắc chắn kết quả tăng trưởng nửa cuối năm sẽ xấu hơn kết quả 6 tháng đầu năm - Ảnh 1.

    Ngoài ra còn nhóm nữa đó là nhóm hướng dẫn viên hoặc những người lễ tân khách sạn, họ phải chuyển sang các nghề như dạy học, hoặc phải làm thêm 2, 3 nghề cùng một lúc, như làm part-time trong khách sạn nhưng cũng đồng thời tham gia vào làm lái xe công nghệ buổi chiều hoặc buổi tối.

    Nói chung, tình hình ngành du lịch hiện tại đang ở giai đoạn gần như là khó nhất. Trong vòng một vài tháng tới sẽ còn khó khăn hơn nhiều.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:11:00 22-07-2021

    Ông Nguyễn Xuân Thành: Chắc chắn kết quả tăng trưởng nửa cuối năm sẽ xấu hơn kết quả 6 tháng đầu năm

    Tổng cục Thống kê vừa đưa ra báo cáo về các kết quả kinh tế trong 6 tháng đầu năm. Con số tăng trưởng 5,64% cho 6 tháng và 6,61% cho quý 2. Anh có nhận xét gì về những điều đứng sau 2 con số này?

    Về con số tăng trưởng, nhiều người nói chúng ta đang sống trong đại dịch tại sao vẫn có tăng trưởng. Có thể nhìn nhận, đây là kết quả tăng trưởng kinh tế 5 tháng chưa thể hiện tác động chính yếu của đợt dịch lần thứ 4, đợt dịch sẽ tác động từ tháng 6 nên kết quả nửa đầu năm vẫn thể hiện tinh thần lạc quan nhờ việc thúc đẩy mạnh kinh doanh và hồi phục sức mua. Tác động đợt dịch lần 3 thời điểm ra Tết cũng không nhiều do chúng ta kiểm soát được tốt.

    Ngoài ra, khi nhìn vào kinh tế thế giới, mặc dù Covid-19 vẫn hoành hành nhưng nhiều nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc đã phục hồi và tác động tích cực tới việt nam, tăng sức mua hàng xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu của chúng ta đã tăng 29%.

    Sự hồi phục sức mua sau Tết cũng giúp nhập khẩu cũng tăng mạnh, thậm chí nhập khẩu còn tăng mạnh hơn xuất khẩu. Nhập khẩu bao gồm cho phục vụ chế biến xuất khẩu, để tiêu thụ nội địa, nhập khẩu điện tử, mặt hàng tiêu dùng.

    Chắc chắn kết quả tăng trưởng nửa cuối năm sẽ xấu hơn kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:03:00 22-07-2021

    [Livestream] Kinh tế thời đại dịch

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:12:00 22-07-2021

    Khi chiến lược thay đổi

    Hiện tại, dịch bệnh ở Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát, vaccine đã về đúng giữa năm và sức khỏe hệ thống ngân hàng tốt – 2 điều kiện mà ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam từng nêu ra vẫn gần đủ. Thế nhưng, với các thay đổi lớn về diễn biến kiểm soát dịch bệnh như việc áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng với TP. HCM và 18 tỉnh, thành phố khác ở phía Nam, ông Thành sẽ có đánh giá gì mới về diễn biến vĩ mô cũng như những chính sách cần thay đổi để có thể đem đến những điều tốt nhất cho nền kinh tế?

    Vậy còn với ngành du lịch? Lĩnh vực này đã thay đổi như thế nào trong nửa đầu năm, và điều gì sẽ xảy ra khi diễn biến dịch bệnh mới đã làm đảo lộn mọi dự báo trước đó? Vaccine liệu có thể tạo ra một "viên đạn bạc" cho ngành du lịch Việt Nam vào đầu năm 2022 hay phải chờ đợi lâu hơn? Đó là những câu hỏi mà Trần Trọng Kiên - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch Quốc gia (TAB), Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh sẽ trả lời trong buổi tọa đàm trực tuyến ngày hôm nay.

    Đây cũng là lần đầu tiên, các doanh nghiệp nhận được ban hành quy định về tổ chức hoạt động với phương châm "3 tại chỗ", hoặc phương án "một cung đường - 2 địa điểm".

    Những quy định này sẽ ảnh hưởng ra sao đến hoạt động của doanh nghiệp, cũng như chuỗi cung ứng thời gian tới? Bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Quan hệ lao động sẽ đưa ra góc nhìn rõ hơn về những thách thức, cũng như những thay đổi trong việc ứng phó với đại dịch của doanh nghiệp lần này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ

BBT

Trí Thức Trẻ

Nóng
Trở lên trên