Giá dầu WTI đã giảm tới 300% trong 1 ngày vì nguồn cung quá dư thừa và thậm chí đã hết chỗ chứa dầu trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến nhu cầu lao dốc.
Virgin Australia của tỷ phú Richard Branson đã trở thành hãng hàng không đầu tiên tại khu vực châu Á vỡ nợ vì dịch COVID-19.
Đại diện Virgin Australia có trụ sở tại Brisbane cho biết, Công ty kiểm toán Deloitte sẽ tiếp quản hãng bay này. Deloitte sẽ tìm các nhà đầu tư mới để tiếp vốn cho Virgin Australia hoặc tìm người mua lại hãng hàng không giá rẻ này. Đến nay, Virgin Australia đã cho 80% trong tổng số 10.000 nhân viên nghỉ việc.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, các hãng hàng không quốc tế sẽ thiệt hại khoảng 314 tỷ USD doanh thu do dịch COVID-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Theo tờ Guardian, chính phủ Đức cho phép các cửa hàng dịch vụ có diện tích dưới 800 m2 được mở cửa trở lại từ 20-4 khi tạm kiềm chế được dịch. Nước này cũng sẽ xem xét mở cửa lại các trường học vào tháng 5.
Các địa điểm công cộng tại Ba Lan đã được mở cửa trở lại vào ngày 20-4, cùng thời gian Séc bắt đầu mở cửa các địa điểm vui chơi ngoài trời, trong khi đó, Áo đã cho phép các cửa hàng hoạt động bình thường kể từ tuần này. Đây vốn là 3 quốc gia ghi nhận tỷ lệ mắc Covid-19 thấp tại châu Âu.
Giới chức Pháp dự kiến mở cửa trở lại các trường học vào ngày 11-5, thời điểm kết thúc giãn các xã hội. Tuy nhiên, các kế hoạch du lịch, đám cưới và tiệc tùng vẫn bị cấm trên toàn quốc.
Trong khi đó, Tây Ban Nha, nước có 200.000 trường hợp nhiễm Covid-19 và hơn 20.000 người đã tử vong, đã tuyên bố vẫn tiếp tục duy trì biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Bộ KH&ĐT đề nghị giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong năm 2020 nhằm hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đồng thời, miễn, giảm 50% thuế suất VAT (hiện nay là 10%) cho các hàng hóa dịch vụ gặp khó khăn, hàng hóa nguyên vật liệu để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp.
Bộ KH&ĐT cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan thực hiện việc miễn, giảm phí, nhất là phí cầu đường, phí cảng biển, phí bảo trì đường bộ, giá dịch vụ hàng không (phí bãi đậu, phí cất, hạ cánh, phí điều hành bay, phí an ninh soi chiếu, phí phục vụ mặt đất)… theo quy định.
Đồng thời, đề xuất Chính phủ các phương án xử lý đối với việc gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho các đối tượng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí, kinh doanh xăng dầu; gia hạn thời hạn nộp thuế đối với thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt...
Đối với các chính sách liên quan đến thuế phí của người dân, doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT đề xuất Chính phủ cho ý kiến và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội trong tháng 4 việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.
Bộ cũng đề nghị cần chính sách miễn, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu đầu vào của các ngành vận tải, đặc biệt nghiên cứu giảm thêm đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 để khuyến khích sử dụng xăng sinh học.
Đặc biệt, tiếp theo đề xuất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Bộ KH&ĐT đề nghị Chính phủ cho phép giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước; các chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành ô tô nội./.
Bài viết được tham khảo từ Vov.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Theo hãng phân tích hàng đầu về ngành ôtô LMC Automotive, sản lượng ôtô toàn cầu dự kiến sẽ giảm hơn 20%, xuống khoảng 71 triệu chiếc trong năm nay, do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và suy thoái do cuộc khủng hoảng này gây ra.
Hãng này cảnh báo dự báo sản lượng có thể còn giảm hơn nữa, tùy thuộc vào tốc độ phục hồi của các khu vực sản xuất nhanh đến đâu.
LMC nhận định doanh số bán xe sẽ thoát đáy tại Bắc Mỹ và châu Âu trong tháng Tư này, với đà phục hồi sau đại dịch không thể diễn ra nhanh trong những tháng tới.
Trung Quốc, nơi khởi phát dịch COVID-19, đã khởi động lại hầu hết các nhà máy sản xuất ôtô và dự kiến doanh số bán chỉ giảm 12% trong năm nay.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Reuters đưa tin, quốc gia Nam Mỹ này hiện đang bị cuốn vào các cuộc đàm phán căng thẳng với các chủ nợ để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài, cùng lúc đó lại phải chật vật để thoát khỏi suy thoái kinh tế, dự kiến sẽ giảm sâu trong năm nay do đại dịch COVID-19.
Ngày 20.4, Chính phủ Argentina cho biết sẽ mở rộng gói viện trợ kinh tế lên 12,9 tỉ USD để chống đỡ tác động của dịch bệnh COVID-19, tương đương 2,9% GDP.
Chính phủ Argentina cũng đang cơ cấu lại khoản nợ lớn trị giá 323 tỉ USD, bao gồm 66,2 tỉ USD tiền nợ nước ngoài và cho biết họ không thể theo kịp các khoản thanh toán trừ khi có thể phục hồi nền kinh tế một lần nữa.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu dầu mỏ sụt giảm nhanh đến mức thế giới hết cả nơi chứa những thùng dầu. Cùng lúc đó, Nga và Saudi Arabia khiến thế giới "ngập trong dầu" với nguồn cung dư thừa.
Không chỉ một mà có tới hai "chú thiên nga đen" đã đẩy giá dầu sụp đổ, rớt xuống mức mà các công ty dầu đá phiến của Mỹ không thể kiếm được chút lợi nhuận nào. Giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 thậm chí đã âm vào đêm hôm qua – điều chưa từng xảy ra kể từ khi hợp đồng dầu tương lai trên sàn NYMEX bắt đầu được đưa vào giao dịch từ năm 1983. 20/4 dễ dàng trở thành ngày tồi tệ nhất trong lịch sử thị trường dầu mỏ.
Theo Rystad Energy, khi giá dầu xuống đến 20 USD, 544 công ty khai thác và sản xuất dầu mỏ của Mỹ sẽ phải nộp đơn xin phá sản tính đến cuối năm 2021. Còn ở mức giá 10 USD, số lượng công ty phá sản sẽ tăng lên hơn 1.100.
Kể từ đầu năm đến nay, nhóm năng lượng trong chỉ số S&P đã mất hơn 40% giá trị vốn hóa, bất chấp thị trường chứng khoán hồi phục mạnh trong tháng qua.
Những ông lớn như Noble Energy, Halliburton, Marathon Oil và Occidental đều đã mất hơn 2/3 giá trị vốn hóa. Kể cả ExxonMobil cũng giảm 38%.
Financial Times đưa tin hôm qua Disney bắt đầu ngừng trả lương cho 100.000 nhân viên, nhưng vẫn trả 100% chi phí bảo hiểm y tế. Mặc dù phần lớn số nhân viên này làm việc tại các công viên giải trí, các bộ phận khác như studio phim và mảng TV cũng bị ảnh hưởng. Kể cả các lãnh đạo cấp cao cũng bị giảm lương.
Công viên giải trí đóng góp tới 35% doanh thu của Disney năm 2019, là mảng lớn nhất.
Các ông lớn truyền thông Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức: các rạp chiếu phim đồng loạt đóng cửa, doanh thu quảng cáo lao dốc và những show truyền hình trực tiếp các trận đấu thể thao thì bị ngừng vô thời hạn.
Trong vòng hỗ trợ lương đầu tiên, Bộ Tài chính Mỹ đã phân phối 2,9 tỷ USD cho các hãng hàng không - ngành đang chịu thiệt hại nghiêm trọng từ các lệnh cấm bay.
6 hãng bao gồm American Airlines, Delta Air Lines, Southwest Airlines và United Airlines đã đạt được thỏa thuận viện trợ với chính phủ liên bang. Đến nay Mỹ đã viện trợ cho 2 hãng lớn và 54 hãng nhỏ.
Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm mạnh kể từ đầu tháng đến nay, cho thấy đại dịch Covid-19 có thể tác động mạnh đến chuỗi cung ứng và lực cầu trên toàn cầu như thế nào.
Trong 20 ngày đầu tháng 4, XK của Hàn Quốc giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, giảm 17%. Riêng xuất khẩu chip giảm 15%.
Theo Bloomberg, tỷ phú người Anh Richard Branson cho biết 2 chi nhánh tại Anh và Australia của hãng hàng không do ông sở hữu – Virgin Air, sẽ không thể chống chọi qua cuộc khủng hoảng Covid-19 mà không có sự hỗ trợ của nhà nước. Ông nói thêm rằng, Virgin Group không có đủ tiềm lực để hỗ trợ 2 chi nhánh này vượt qua đại dịch.
Hiện tại, vị doanh nhân này đang gặp khó khi cố gắng thuyết phục chính phủ 2 nước đưa ra động thái giải cứu 2 hãng hàng không này, do tiềm lực tài chính và thời gian cư trú lâu dài của ông tại khu vực Tây Ấn – vốn giúp ông được coi là một "tax exile" (người có thu nhập cao nhưng chọn nơi thu thuế thấp để sống). Các công ty của tỷ phú Branson nộp thuế tại các quốc gia ở Tây Ấn – nơi họ đặt trụ sở và văn phòng điều hành, và có hơn 70.000 nhân sự ở 35 quốc gia.
Tại Australia, Virgin Australia đang cực kỳ chật vật trong bối cảnh dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn. Virgin Australia đã đề xuất khoản nợ 1,4 tỷ AUD - có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. Tuy nhiên, hôm 20/4, chính phủ nước này cho biết hãng sẽ không nhận được thêm sự hỗ trợ về tài chính nào. Tình trạng của công ty này cũng nghiêm trọng, khi đang đối diện với khoản nợ hơn 5 tỷ AUD (3,2 tỷ USD) tính đến cuối năm 2019.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu Mỹ giảm xuống vùng âm trong bối cảnh các thương nhân tuyệt vọng tìm cách tránh xa mặt hàng dầu mỏ khi dịch Covid-19 buộc thế giới phải ngừng đi lại làm giảm mạnh nhu cầu nhiên liệu và các kho chứa dầu của Mỹ không còn chỗ chứa nữa.
Hợp đồng dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 5/2020 vừa đáo hạn trong phiên 20/4/2020. Ở phiên này, có thời điểm làn sóng bán tháo mạnh đến mức đẩy giá xuống mức âm 40 USD/thùng. Sau đó giá đã hồi phục nhẹ nhưng vẫn kết thúc phiên ở mức âm 37,63 USD/thùng, giảm khoảng 305% (ương đương 55,90 USD/thùng) so với phiên trước đó, đánh dấu phiên giao dịch tồi tệ nhất của hợp đồng này kể từ khi dầu WTI được đưa lên sàn vào năm 1983.
Dầu Brent trên sàn London cũng giảm trong phiên vừa qua, nhưng loại dầu này có đặc điểm khác với WTI là được chứa ở nhiều nơi trên thế giới nên mức giảm ít hơn. Brent kỳ hạn giao tháng 5/2020 kết thúc phiên vừa qua giảm 2,51 USD (9%) xuống 25,57 USD/thùng.
Trí Thức Trẻ