Cập nhật lúc

[Cập nhật] Covid-19 khiến châu Á "biến dạng", Thái Lan bơm hơn 30 tỷ USD vào nền kinh tế

Kết thúc phiên 6/4, chứng khoán Mỹ ghi nhận diễn biến tích cực sau đà giảm mạnh hồi tuần trước, khi số ca nhiễm Covid-19 mới ở Mỹ có dấu hiệu tăng chậm lại.

Kết thúc phiên 6/4, chứng khoán Mỹ ghi nhận diễn biến tích cực sau đà giảm mạnh hồi tuần trước, khi số ca nhiễm Covid-19 mới ở Mỹ có dấu hiệu tăng chậm lại.



 diễn biến
  • 10:20:00 07-04-2020

    Thái Lan sẽ bơm thêm các khoản vay mới trị giá 30,5 tỷ USD

    Trong gói kích thích mới nhất để đối phó với các thiệt hại kinh tế do virus corona gây ra, Thái Lan dự định sẽ cung cấp các khoản vay mới có giá trị 1.000 tỷ baht (tương đương 30,5 tỷ USD), trong đó 900 tỷ baht đến từ NHTW nước này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:15:00 07-04-2020

    Kịch bản kinh tế Việt Nam sẽ đi theo hình chữ gì?

    "Dịch Covid-19 là cú đập rất nặng với kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, việc vực dậy nền kinh tế dự kiến sẽ diễn ra rất nhanh. Điều quan trọng là phải giữ cho doanh nghiệp tồn tại, doanh nghiệp mà chết, kinh tế sẽ phục hồi rất chậm", PGS. TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh nói với Trí Thức Trẻ.

    TS Trần Hoàng Ngân thừa nhận rằng kinh tế Việt Nam đang trải qua một cú sốc lớn vì bệnh dịch. Do có thêm độ trễ, nhiều khả năng quý II/2020, tác động với nền kinh tế sẽ lớn hơn. Tác động lớn, nhưng ông tỏ ra lạc quan về khả năng phục hồi hậu dịch Covid-19.

    Ông lý giải rằng "cú đập" lần này vào nền kinh tế là một biến ngoại sinh, một yếu tố "từ trên trời rơi xuống" chứ không phải do yếu kém nội tại.

    "Cú đập này rất nặng nề nhưng nó cũng sẽ được vực dậy rất nhanh", ông Ngân nói và dẫn ra hai báo cáo mới nhất của World Bank và ngân hàng ADB dự kiến GDP 2020 Việt Nam lần lượt là 4,9% và 4,8% và bật tăng thành 7,5% và 6,8% vào năm 2021.

    "Có thể hình dung tác động của cuộc khủng hoảng này với Việt Nam sẽ đi theo hình chữ V", ông nhận định. Mô hình chữ V thường được xem là kịch bản lạc quan nhất, hàm ý sự phục hồi nhanh khi nền kinh tế chạm đáy và bật tăng tương đương với đà sụt giảm.

    Xem thêm tại: 

    Kịch bản kinh tế Việt Nam sẽ đi theo hình chữ gì?cafef.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:11:00 07-04-2020

    Covid-19 khiến châu Á "biến dạng"

    "Có tác động tài chính, tác động xã hội, tác động lên hệ thống y tế, lên chuỗi cung ứng. Tất cả mọi thứ đều bị ảnh hưởng", Sumit Agarwal, giáo sư ĐH Quốc gia Singapore nhận định. "Mọi người sẽ phải suy nghĩ lại về các tuyến thương mại mới, năng lực sản xuất mới… phải suy nghĩ lại về khái niệm biên giới".

    Nếu như sức mạnh của những nền kinh tế như Singapore và Hồng Kông là sự cởi mở thì Đài Loan, Bangladesh và Việt Nam phụ thuộc vào chuỗi cung ứng và Thái Lan dựa vào ngành du lịch. Tất cả những thế mạnh đó bị mai một trước các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Trong thời đại toàn cầu hóa, việc các nước đưa ra chính sách đột ngột và thiếu đồng bộ khiến tình hình trở nên tệ hơn.

    Việc chuỗi cung ứng sụp đổ - dù chỉ tạm thời - có tác động khổng lồ lên thị trường lao động. ILO đã cảnh báo 25 triệu việc làm bị đe dọa bởi dịch bệnh. Myanmar cho biết 27 nhà máy dệt may ở nước này đã phải đóng cửa.

    Lao động nhập cư - nhóm mà ILO ước tính là có hơn 33 triệu người ở khu vực châu Á Thái Bình Dương - bị ảnh hưởng nặng nhất. Dòng kiều hối mà những người này gửi về quê nhà đóng góp một phần không nhỏ cho GDP. Ví dụ hàng năm Philippines nhận tới hơn 34 tỷ USD kiều hối.

    Hàng chục nghìn lao động từ Myanmar, Campuchia và Lào đã tới Thái Lan. Việc Singapore đóng cửa biên giới với Malaysia khiến hàng chục nghìn người mất việc. Các ngành sản xuất và dịch vụ sử dụng lao động giá rẻ của Singapore chủ yếu do người Malaysia đảm nhiệm.

    Không chỉ có vậy, cuộc khủng hoảng này còn ảnh hưởng đến cả nhóm các lao động tay nghề cao, và làm xói mòn vị thế của Singapore và Hồng Kông, những nền kinh tế đóng vai trò trung tâm tài chính, du lịch của khu vực.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây: 

    Covid-19 định hình lại toàn bộ bức tranh kinh doanh, thương mại và thậm chí là khái niệm biên giới ở châu Ácafef.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:42:00 07-04-2020

    Malaysia cùng nhiều nước Đông Nam Á tung hàng tỷ USD cứu nền kinh tế

    Malaysia vừa tung ra gói cứu trợ thứ 3 trị giá 10 tỷ Ringgit, tương đương 2,3 tỷ USD nhằm cứu nền kinh tế tránh khỏi cuộc suy thoái do lệnh cách ly kéo dài.

    Gói cứu trợ này chủ yếu nhắm đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), vốn chiếm đến 98% nền kinh tế Malaysia.

    Ngoài ra, gói cứu trợ cũng bao gồm khoản hỗ trợ lương cho doanh nghiệp trị giá 7,9 tỷ Ringgit. Chính phủ cũng cam kết giảm 2% lãi suất cho SME và giảm thuế thu nhập cho những chủ đất hạ tiền thuê.

    Tính cả 3 gói cứu trợ, chính phủ Malaysia đã tung tổng cộng 260 tỷ Ringgit, tương đương 59,6 tỷ USD hay khoảng 5% GDP để cứu nền kinh tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:54:00 07-04-2020

    Nhà đầu tư ồ ạt mua, giá vàng tăng dựng đứng

    Lúc 8h30 (ngày 7/4 theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.660 USD/ounce, tăng hơn 40 USD/ounce trong 24h qua. Trong phiên giao dịch, giá vàng giao ngay có lúc vọt lên tới 1.688 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn tăng vọt và vượt mốc 1.700 USD/ounce, hiện giá vàng giao tháng 5 ở mức 1.701 USD/ounce, giá vàng giao tháng 6 là 1.713 USD/ounce.

    Vàng tăng dựng đứng do lấy lại được vị thế tài sản trú ẩn an toàn, nhà đầu tư ồ ạt mua trong bối cảnh các nước đua nhau tung các gói kích thích kinh tế lớn, dẫn đến lo ngại lạm phát và lãi suất âm.

    Giá vàng trong nước cũng đồng loạt bật tăng mạnh theo thế giới, tăng khoảng 300-400 nghìn đồng/lượng ngay khi mở cửa sáng nay (7/4). Trong đó, Vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng 400 nghìn đồng/lượng lên 47,4-48,4 triệu đồng/lượng, tập đoàn Phú Quý điều chỉnh 300 nghìn đồng/lượng lên 47,5-48,3 triệu đồng/lượng. Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng tăng 300 nghìn đồng/lượng lên 46,9-48,2 triệu đồng/lượng.

    Giá vàng thế giới hiện tương đương với 47,8 triệu đồng/lượng (đã bao gồm thuế, phí), rẻ hơn vàng trong nước khoảng 500 nghìn đồng/lượng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:58:00 07-04-2020

    Italy thông qua gói thanh khoản 750 tỷ euro hỗ trợ doanh nghiệp

    Dẫn nguồn tin từ Bộ Kinh tế và Tài chính Italy, ANSA cho hay chính phủ nước này đã nhất trí thỏa thuận về gói thanh khoản trị giá trên 750 tỷ euro để hỗ trợ các doanh nghiệp, theo đó sẽ huy động thêm 400 tỷ euro vào gói hỗ trợ 350 tỷ euro theo sắc lệnh Cura Italia.

    Chính phủ Italy sẽ huy động 200 tỷ euro để giúp các doanh nghiệp có thể vay vốn với mức bảo đảm lên tới 90%, và không giới hạn doanh thu. 

    Ngoài ra, chính phủ cũng có ý định bơm "một lượng thanh khoản rất lớn" vào hệ thống tài chính trong nước nhằm mang lại nguồn tiền mặt 350 tỷ euro hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tình trạng khẩn cấp COVID-19.

    Ủy ban châu Âu (EC) ngày 6/4 thông báo đã giải ngân 1 tỷ euro cho Quỹ châu Âu về Đầu tư Chiến lược (FEIS) nhằm bảo lãnh cho Quỹ đầu Đầu tư châu Âu (FEI), vốn thuộc nhóm công tác của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (BEI). Điều này cho phép FEI phát hành bảo lãnh đặc biệt nhằm khuyến khích các ngân hàng và các định chế cho vay khác cung cấp tiền mặt ít nhất cho 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, với khoản tài trợ được ước tính lên tới 8 tỷ euro.

    Bài viết được tham khảo từ Vietnamplus.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:

    Italy thông qua gói thanh khoản 750 tỷ euro hỗ trợ doanh nghiệp | Doanh nghiệp | Vietnam+ (VietnamPlus)www.vietnamplus.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:56:00 07-04-2020

    Samsung đạt lợi nhuận vượt dự báo nhờ mảng chip

    Lợi nhuận hoạt động đạt 6.400 tỷ won (tương đương 5,3 tỷ USD) trong quý I/2020, so với mức dự đoán 6,18 nghìn tỷ won. Doanh thu tăng lên mức 55 nghìn tỷ won.

    Chip - mảng kinh doanh sinh lời nhất của Samsung - lại đang hưởng lợi từ việc nhu cầu online tăng đột biến do hàng triệu người buộc phải ở trong nhà, khiến nhu cầu chip của các datacenter và dịch vụ điện toán đám mây tăng vọt. Kết hợp với nguồn cung bị thắt chặt, giá chip cũng tăng mạnh.

    Ngược lại, nhu cầu về thiết bị di động và các thiết bị điện tử khác sụt giảm do người tiêu dùng giờ chỉ tập trung vào những thứ thiết yếu. Sản phẩm "flagship" S20 ra mắt đầu tháng 3 gây thất vọng. Trong quý I, Samsung đã phải đóng cửa nhà máy chủ chốt Gumi vài lần sau khi phát hiện có công nhân mắc virus, sau đó phải chuyển một phần sản lượng sang nhà máy ở Việt Nam.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:44:00 07-04-2020

    'Nội chiến' vật tư y tế ở Mỹ

    Những người trung gian mờ ám, những lô hàng ảo, giá tăng vọt theo giờ, đó là những gì các thống đốc bang ở Mỹ đối mặt khi săn lùng vật tư y tế.

      

    Khi dự trữ liên bang ngày càng thu nhỏ và chính quyền Trump hạn chế quyền tiếp cận của các bang với số hàng còn lại, lãnh đạo các bang phải dùng đến những biện pháp đặc biệt để có được khẩu trang, máy thở, găng tay và các thiết bị cần thiết khác.

    Các bang cạnh tranh với nhau và cả với chính phủ liên bang trên thị trường quốc tế, khi giá máy thở tăng gấp đôi còn khẩu trang tăng gấp 10 lần. Họ phải nhờ cậy những người bạn giàu có và doanh nghiệp. Thống đốc bang Massachusetts Charlie Baker đã nhờ tỷ phú Robert Kraft điều máy bay của đội bóng bầu dục Patriots đến Trung Quốc để lấy hơn một triệu khẩu trang.

    Ở New York, tâm dịch ở Mỹ, Thống đốc Andrew Cuomo yêu cầu các bệnh viện tư chuyển máy thở cho các bệnh viện công thiếu thiết bị. "Nếu họ bất bình thì cứ để họ kiện tôi", Cuomo nói.

    Đầu tuần này, Trump thừa nhận kho dự trữ liên bang đã gần cạn kiệt, báo hiệu rằng các bang sẽ phải "tự thân vận động" khi số người chết tăng cao mỗi ngày. Nhiều thống đốc phàn nàn trong nhiều tuần rằng họ đã không nhận được các lô hàng mà họ yêu cầu từ chính quyền liên bang.Những người trung gian và các nhà cung cấp đang lợi dụng tình thế: Các máy thở nhỏ vốn được bán với giá 11.000 - 14.000 USD giờ có giá 20.000 - 30.000 USD, theo Christian Mitchell, phó thống đốc Illinois. Các mẫu cao cấp hơn vốn có giá 45.000 USD giờ đội lên thêm 20.000 USD.

    Bài viết được trích dẫn từ Vnexpress.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:35:00 07-04-2020

    Dow Jones tăng 1.600 điểm, vàng tăng 4%, giá dầu giảm mạnh

    Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 1.627,46 điểm, tương đương hơn 7%, lên 22.679,99 điểm. S&P 500 tăng 7%, đóng cửa ở mức 2.663,68 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite tăng 7,3%, chốt phiên với 7.913,24 điểm. Các chỉ số lớn đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 1 ngày ở những phút cuối cùng của phiên, Dow Jones có lúc bứt phá hơn 1.700 điểm.

    [Cập nhật] Dow Jones bứt phá 7% - Ảnh 1.

    Cổ phiếu Boeing tăng 19%, dẫn đầu đà tăng của Dow Jones. Raytheon Technologies, American Express và Visa đều tăng hơn 11%. Các ngành tiện ích, tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ ghi nhận diễn biến khởi sắc nhất trong S&P 500, mỗi lĩnh vực đều tăng hơn 7%. Cổ phiếu của các công ty bán lẻ như Nordstrom, Kohl, và Macy, cũng tăng mạnh.

    Trong 2 ngày liên tiếp, tỷ lệ người chết ở New York đã giảm xuống dưới 10%, trong khi con số của tuần trước cao hơn gần gấp 2.

    Giá vàng cũng bật tăng mạnh (gần 4%), trong khi giá dầu trượt dốc 7% do cuộc họp OPEC+ bị hoãn lại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ

BBT

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên