Cập nhật lúc

Tiền rẻ, đầu tư gì cho "khỏe"?

Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm ở mức thấp chưa từng có, dòng tiền đã tìm đến vàng, chứng khoán, bất động sản... để tìm kiếm cơ hội thu về tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Các diễn giả tại Hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024” đã cùng nhau thảo luận về chủ đề "Mặt bằng lãi suất thấp: Đầu tư gì đem lại hiệu quả cao?".

Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát. Cùng với đó, các cân đối lớn như thu - chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công được đảm bảo, nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, Việt Nam trở thành điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Nhìn vào bức tranh 2 tháng đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam đã có một số điểm sáng tích cực. Điển hình như vốn FDI chảy vào Việt Nam đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, vốn FDI thực hiện cao nhất cùng kỳ 5 năm qua.

Cùng với đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) 2 tháng liên tiếp tăng trên 50% trong khi giảm liên tục dưới 50% vào cuối năm 2023. Cụ thể, PMI tháng 1 đạt 50,3 điểm, tháng 2 đạt 50,4 điểm. Con số này thể hiện ngành sản xuất bắt đầu cải thiện rõ rệt.

Trong đó, một điểm đáng chú ý là sự sẵn sàng đón dòng vốn FDI mới từ các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2024 là thời điểm với cơ hội hiếm có với các nhà đầu tư để tham gia vào các chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.

Chính vì vậy, với chiến lược được chuẩn bị kỹ càng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội từ dòng vốn FDI mới để tăng nội lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó, kinh tế Việt Nam sẽ dễ dàng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới.

 diễn biến
  • 12:04:55 26-03-2024

    Tổng giám đốc Phát Đạt: Tôi có niềm tin với chu kỳ mới của nền kinh tế, thị trường BĐS vẫn là kênh đầu tư tốt

    Tại thảo luận, TS Võ Trí Thành đặt ra câu hỏi cho đại diện ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt: "Theo ông năm 2024 khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản đã qua? Đâu là cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn thị trường chớm phục hồi? Để thích ứng trong bối cảnh này, theo ông doanh nghiệp cần hành động thế nào? Ở Phát Đạt hướng đi và mục tiêu sắp tới có gì thay đổi?

    Ông Vũ cho biết: Thứ nhất, trong quá trình hoạt động, khá nhiều công ty đã tìm đến Phát Đạt. Tuy nhiên vấn đề là chúng ta làm gì để trong tương lai mời người ta vào. Chúng ta cần nguồn vốn, tư duy phát triển của họ.

    Thứ hai, nếu tôi trả lời được thì tôi cũng giàu luôn rồi. Tôi nghĩ đưa ra phân tích cội rễ và quyết định ở nhà đầu tư.

    Sau khi nghe phát biểu của TS Lực và TS Thành, tôi tâm đắc với một số cụm từ: ý trời, vận hành thị trường vốn ổn định, hiệu quả; làm sao giảm giá bất động sản. Nhất là cụm từ: Làm sao giảm giá bất động sản khiến tôi phải suy nghĩ nhiều.

    Quay lại 3 cụm từ của TS Thành, bình tâm thì đó có thể là một quy luật tất yếu phải vận hành như vậy. Trước đại dịch Covid-19, nhà đầu tư mua BĐS đa phần là nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp mua để cho thuê. Trong giai đoạn đó, NH hỗ trợ cho vay, khi BĐS có lời thì tầng tầng lớp lớp lao vào. Giá BĐS tăng hết, từ miền núi đến hải đảo chỗ nào cũng tăng. 

    Lúc đó, ý trời xảy ra, Covid-19 nổi lên, ngoài ra việc thắt chặt cho vay với BĐS khiến thị trường đi xuống. Họ bắt đầu mất niềm tin. Đầu tư vào BĐS đi xuống vì khi mất niềm tin thì lấy lại rất khó. Đây có thể là một quy luật hoặc chu kỳ mới bắt đầu. 

    Giải pháp liên thông ba thị trường: CK - Tiền tệ - BĐS, trong đó nhấn mạnh NOXH. Quay trở lại đầu tư gì? Tôi có niềm tin với chu kỳ mới của nền kinh tế, thị trường BĐS vẫn là kênh đầu tư tốt. Chúng ta phải có sự quản lý, định hướng, bền vững, mang đến lợi ích cho nhiều người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:55:24 26-03-2024

    BĐS công nghiệp là điểm sáng nhất trong thị trường BĐS

    Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, vai trò của FDI rất quan trọng, thực tế thị trường có nhiều thách thức thì các nhà đầu tư phát triển nội địa chú trọng vào cách thức truyền thống nhất là M&A. Hiện nay, về mua đất dự án, có thể là nhà ở, công nghiệp, thương mại, nhà đầu tư rất muốn các sản phẩm có sẵn nhưng rất khó tại thị trường việt nam do vướng mắc về pháp lý nên họ chọn mua đất dự án. 

    Thực tế, BĐS công nghiệp là điểm sáng nhất trong thị trường BĐS.

    Ngoài ra, tùy từng sản phẩm, BĐS thương mại là thị trường nhà đầu tư quan tâm tuy nhiên tỷ lệ thành công chỉ 5-10%, như văn phòng tỷ lệ lấp đầy 95% ở TP. HCM, hơn nữa kết quả kinh doanh rất tốt nên nhiều nhà đầu tư muốn mua. Còn BĐS công nghiệp dư địa còn nên tỷ lệ thành công lên tới 50%. Về lý do thất bại của từng sản phẩm trên thị trường BĐS đến từ chênh lệch định giá, pháp lý và cơ cấu chủ sở hữu.

    Với câu hỏi "năm 2024 xuống tiền phân khúc nào tốt nhất?", bà Dung cho rằng:

    Điều này còn phụ thuộc vào tổng số tiền đầu tư bao nhiêu vì có rất nhiều sản phẩm, phân khúc trong BĐS. Đối với NĐT thể chế thì BĐS thương mại, khu công nghiệp vẫn là khẩu vị của họ. Sản phẩm nhà ở là sản phẩm nhà đầu tư cá nhân quan tâm. 

    Thường có 4 phân khúc, bình dân, trung cấp, cao cấp, hạng sang. Chúng ta có 2 sản phẩm trung cấp và cao cấp. Trung cấp và tiệm cận trung cao cấp đang là phân khúc được nhiều ng quan tâm nhất và là những phân khúc sáng của thị trường trong năm nay và những năm tới. 

    Nhà đầu tư có dư địa để căn được mức giá hợp lý. Nếu so sánh cùng phân khúc sản phẩm trung cấp với chất lượng tương tự thì TP.HCM đang cao hơn khoảng 30% so với thị trường Hà Nội. Giai đoạn 2018-2019, NĐT truyền thống miền Bác vào miền Nam đầu tư thì hiện tại họ đang quay lại thị trường miền Bắc và thấy nhiều dư địa.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:43:18 26-03-2024

    Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng, nguyên nhân từ đâu?

    Việt Nam thu hút FDI hàng đầu khu vực nhưng dòng vốn FII vào thị trường chứng khoán lại sụt giảm mạnh những năm gần đây, điều gì khiến dòng vốn ngoại chưa đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam? Liệu có phải do TTCK Việt Nam thiếu hàng chất lượng hay vì lý do gì khác?

    Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đầu tư Công ty quản lý quỹ Dragon Capital chia sẻ: Từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 10.000 tỷ đồng. Nếu từ tháng 3/2023 đã bán ròng hơn 38.000 tỷ đồng. 

    Đà bán ròng này đến từ vài nguyên nhân chính:

    Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài có nhiều sự lựa chọn. Với khẩu vị đầu tư vào những công nghệ mới, Việt Nam gần như không có. Nguồn vốn lớn của nhà đầu tư nước ngoài chảy từ Trung Quốc sang Ấn độ, Nhật.

    Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài lo ngại một số vấn đề của Việt Nam không như kỳ vọng. Trong 2 tháng gần đây, rõ ràng có sự quan tâm nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. 

    Việt Nam vẫn nằm trong những nước nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Nếu chính thức được MSCI nâng hạng, khả năng rất cao dòng vốn ngoại sẽ quay lại mạnh mẽ. Một điểm đáng chú ý, các quỹ ETF tracking theo các chỉ số MSCI, FTSE có quy mô không quá lớn so với các quỹ chủ động. Khi được nâng hạng, không chỉ các quỹ ETF mà các quỹ chủ động sẽ đổ tiền mạnh vào Việt Nam.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:31:48 26-03-2024

    Ông Lã Giang Trung – CEO Passion Investment: Ngành hưởng lợi lớn nhất, có thể dẫn dắt thị trường là ngân hàng

    Được hỏi về lĩnh vực dẫn dắt tăng trưởng của thị trường, ông Lã Giang Trung đánh giá: Thị tường chứng khoán (TTCK) đang ở giai đoạn tốt dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Điều này trái ngược với trong quá khứ. 

    Thường khi nền kinh tế vĩ mô khó khăn các chính sách tài khóa, nới lỏng tiền tệ được đưa ra. Các chính sách hiện tại đang kích thích mạnh và là điều kiện tốt để chứng khoán phát triển. TTCK không phải năm nay mới tăng mà đã tăng từ năm ngoái. 

    Tiền rẻ, đầu tư gì cho

    Tôi nghĩ ngành hưởng lợi lớn nhất, có thể dẫn dắt thị trường là ngân hàng. Định giá của ngành này đang ở mức thấp và còn nhiều dư địa tăng trưởng. Thứ hai là việc lãi suất huy động hạ xuống thì NIM của họ tăng lên. Thứ ba là kết quả kinh doanh của họ cũng đang khá tốt. Theo tôi đầu tư thì chỉ nên nên chọn 1- 2 ngành chính. 

    Ngoài ngân hàng tôi thấy ngành bán lẻ cũng đang có định giá rất hấp dẫn.

    Ông Trung cung cho rằng, hiện tại, VN-Index đang ở vùng định giá khá thấp, P/E dưới 15 lần, trong khi trước đó P/E toàn trên 20 lần. Lãi suất đang ở mức thấp nhất lịch sử, thấp hơn cả dịch Covid-19 và lãi suất còn tiếp tục đi xuống. Bên cạnh đó, các thị trường chứng khoán thế giới chứng khoán đều vượt đỉnh, VN-Index vẫn giậm chân tại chỗ. Thiên thời đang rất thuận lợi cho thị trường tăng trưởng. Năm nay là năm rất tốt để VN-Index quay lại gần đỉnh cũ, làm tiền đề cho đầu năm sau vượt đỉnh.

    "Thiên thời đang rất thuận lợi cho thị trường chứng khoán tăng trưởng", ông Trung nhấn mạnh.

    Dự báo, với nền lãi suất thấp và doanh nghiệp phục hồi mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng trở lại đỉnh 1.500 trong năm nay và là tiền đề cho đầu năm sau vượt đỉnh. Trước đó, vào ngày 6/1/2022, VN-Index đã thiết lập mức đỉnh lịch sử tại 1.528 điểm.

    "Xu hướng chính của thị trường năm nay vẫn sẽ là đi lên, song trong quá trình đi từ đáy không thể nào tránh được các nhịp điều chỉnh. Thị trường sẽ có khoảng 5 - 6 nhịp điều chỉnh lớn trong năm 2024", ông Trung nhận định.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:23:00 26-03-2024

    Chứng khoán tăng 22%, vàng tăng 7% nhưng cả một căn hộ nếu nhìn vào lợi nhuận cho thuê thì chỉ 5%

    Chia sẻ với hội thảo một tổng kết rất "nóng hổi" mới được thực hiện vào 5h chiều ngày 25/3, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam Dương Thùy Dung cho biết trong tham luận: "Trong một loạt các kênh đầu tư, chúng tôi tổng kết và 5h chiều qua thì chứng khoán thời điểm đó đã tăng được khoảng 22 % và vàng khoảng 7%, trong khi đó đầu tư cả căn hộ mà chỉ đơn thuần nhìn vào lợi nhuận cho thuê thì chỉ là 5% thôi". 

    Tiền rẻ, đầu tư gì cho

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:45:34 26-03-2024

    Đại diện HSBC: Khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư muốn sự hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam

    HSBC có mạng lưới hoạt động toàn cầu. Khi NĐT muốn vào thị trường nào thì họ sẽ liên hệ với văn phòng HSBC ở nước sở tại. HSBC ở nước sở tại đó sẽ liên hệ với HSBC Việt Nam. Chúng tôi có thể chia sẻ những kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam và kết nối nhà đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Đó là một trong những yếu tố mà HSBC có thể hỗ trợ doanh nghiệp, bên cạnh vấn đề tài chính. Kết nối đầu tư, ví dụ như liên doanh, mua lại cổ phần,..cũng là mảng mà HSBC có thể tư vấn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Quan trọng khi mà đầu tư vào Việt Nam, họ muốn sự hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những cái hiệu quả được quan tâm là số hoá, quản lý đồng tiền tốt hơn, làm thế nào để đồng tiền tập trung hơn,…

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:37:23 26-03-2024

    Chủ tịch Coteccons: 15 năm qua tôi làm việc ở Việt Nam thì giấy phép là một trở ngại lớn

    Được hỏi về cơ hội cho ngành xây dựng năm 2024, ông Bolat Duisenov trả lời: Khi các công ty FDI đến Việt Nam, họ sẽ gặp Chính phủ đầu tiên sau đó là các công ty xây dựng. 

    Ngoài sự về văn hóa khác biệt chúng tôi nhìn thấy sự nhiều lo lắng của họ khi đặt chân đến một vùng đất mới. Lợi thế của Việt Nam là thứ nhất Việt Nam giỏi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều cam kết ổn định. 

    15 năm qua tôi làm việc ở Việt Nam thì giấy phép là một trở ngại lớn, tuy nhiên những khó khăn này đã được tháo gỡ rất nhiều và còn nhiều dư địa để tháo gỡ hơn nữa. 

    Thứ hai họ cũng lo lắng về nhấn về nhân sự có giỏi không, có lành nghề không? Sau lực lượng lao động thì lo lắng tiếp theo là các nhà cung cấp, nhiều công ty FDI trước đây mang theo đội ngũ cung cấp của họ sang Việt Nam nhưng việc này đã dần ít đi. 

    Tiền rẻ, đầu tư gì cho

    Đây là những cơ hội cho doanh nghiệp Việt phục vụ trong chuỗi cung ứng của họ như xây dựng, logistics…Như vậy ta có thể thấy dòng vốn FDI mang đến rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt. 

    Những gì họ lo lắng, nhức đầu để giải quyết sẽ đều là cơ hội cho chúng ta tăng giá trị của mình lên Coteccons đã nhìn thấy cơ hội trong 3 năm tái cấu trúc. Chúng tôi đã dịch chuyển trọng tâm trong chiến lược kinh doanh sang đón đầu làn sóng FDI. Doanh thu từ FDI của chúng tôi đã tăng khoảng 50%. Nhìn vào bức tranh gần đây có những mảng xám nhưng không có vấn đề gì quá lớn. Chúng ta vẫn sẽ còn nhiều cơ hội lớn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:26:20 26-03-2024

    Việt Nam có vị trí kề bên một nước láng giềng có nguồn lực lớn, đó cũng là vị trí rất tốt cho nhà đầu tư quan tâm tới

    Bà Đỗ Thụy Như Thùy cho biết: Không chỉ doanh nghiệp FDI mà tất cả doanh nghiệp quyết định đầu tư vào một nơi nào đó sẽ nhìn đầu tiên là các yếu tố kinh tế vĩ mô có ổn định hay không. 

    Tiền rẻ, đầu tư gì cho

    "Giống như anh Thành và anh Lực chia sẻ thì kinh tế vĩ mô, nền kinh tế mở của Việt Nam là yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Chính sách thu hút nhà đầu tư sao cho hoạt động hiệu quả là yếu tố rất quan trọng. Khi đầu tư thì họ quan tâm chi phí và chi phí lớn nhất là nhân lực thì Việt Nam có cạnh tranh hay không. Sự dịch chuyển đầu tư các ngành công nghệ cao, Việt Nam đã chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng hay chưa. Đó là những điều mà nhà đầu tư quan tâm. Việt Nam có vị trí kề bên một nước láng giềng có nguồn lực lớn, đó cũng là vị trí rất tốt cho nhà đầu tư quan tâm tới. Nhà đầu tư cũng sẽ quan tâm năng lượng tái tạo của Việt Nam đã sẵn sàng hay chưa, đặc biệt là trong sản xuất"- bà Thùy nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:23:14 26-03-2024

    Đại điện ACB: Có tới 49.000 khách hàng FDI, thì việc họ tìm đến ngân hàng để được phục vụ là xu hướng tất yếu

    Ông Ngô Tấn Long chia sẻ với các diễn giả: Chúng ta thấy tăng trưởng FDI vào Việt Nam tăng liên tục với tốc độ cao các năm gần đây. Đi kèm với đó sẽ tạo nên lượng khách hàng tiềm năng rất lớn. Có tới 49.000 khách hàng FDI, thì việc họ tìm đến ngân hàng để được phục vụ là xu hướng tất yếu. 

    Trong 3-4 năm gần đây chúng tôi đã tập trung vào nhóm khách hàng này, chuẩn bị hạ tầng để phục vụ. Vì đây là nhóm KH mà theo phân tích sẽ chiếm tỷ trọng 65-70% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như đóng góp vào GDP là khoảng 20%, đó là tỷ tọng rất lớn. 

    Ông Võ Trí Thành đặt câu hỏi cho ông Long: "Nếu tiềm năng như vậy, ACB có sợ cạnh tranh không?"

    Ông Long khẳng định, thực tế, mỗi ngân hàng sẽ có thế mạnh riêng: "Về mạng lưới, ACB có thể không so được với những Big 4 như là BIDV, nhưng chúng tôi sẽ có những nhóm khách hàng chiến lược và lợi thế. Hiện nhóm KH mà ACB quan tâm là nhóm DN có doanh thu khoảng 50-80 triệu USD/năm trở lại".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:11:56 26-03-2024

    TS Cấn Văn Lực: Đặc biệt cần gỡ khó cho BĐS

    Mở đầu phiên Thảo luận 1: Cơ hội cho doanh nghiệp từ chuyển biến vĩ mô, TS Cấn Văn Lực đánh giá: Kinh tế tư nhân đóng góp gần 50% GDP, 85% việc làm, 18% ngân sạch nên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khu vực này đang chững lại khi ban hành nghị quyết 10. Khu vực này đã được đẩy và thông thoáng hay chưa trong khâu thực thi về môi trường đầu tư kinh doanh? Thực tế, chúng tôi khá sốt ruột.

    Tiền rẻ, đầu tư gì cho

    Liên quan đến khuyến khích doanh nghiệp tư nhân về quản trị đẳng cấp hơn, quốc tế hơn. Thực tế, doanh nghiệp tại Việt Nam có cải tiến nhưng so với các nước khác vẫn có khoảng cách rất lớn. Có thể nói rằng, chúng ta có tầm nhìn ngắn nên chưa chú trọng đầu tư vào khoa học - công nghệ, R&D. Cuối cùng, bản thân doanh nghiệp cũng có một số vi phạm phát luật, đạo đức kinh doanh.

    Do đó, cần quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh về vướng mắc vốn, đất đai, khoa học công nghệ. Đặc biệt cần tổng kết về luật, hay câu chuyện về thị trường vốn, hệ thống NH cơ cấu lại nhanh hơn, tốt hơn và đẩy mạnh huy động vốn doanh nghiệp như trái phiếu doanh nghiệp.

    Đặc biệt cần gỡ khó cho BĐS. Tôi bảo lưu dự báo về thị trường BĐS, thực ra đang phục hồi, như TP. HCM giải ngân tăng 15 - 20%, tích cực hơn nhiều nước trên thế giới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:02:45 26-03-2024

    Thách thức với logistics phục vụ thương mại điện tử

    Tham luận tại hội thảo về lĩnh vực logistics, bà Đào Thiên Hương, Phó Tổng giám đốc EY- Parthenoon cho rằng: Bất chấp khó khăn, nền kinh tế số tăng tưởng vẫn mạnh mẽ trên 20% mỗi năm và sẽ tiếp tục xu hướng này đến năm 2030. 

    Một trong những trọng tâm những trọng tâm của nền kinh tế số là thương mại điện tử (TMĐT) đang có đà tăng trưởng trên 25% trong 5 năm qua và sẽ tăng trưởng trên 20% trong 5 năm tới. TMĐT đi kèm với đó việc logistics phục vụ cho mảng này cũng phát triển. 

    Tuy nhiên, khi phát triển đến một mức nào đó logistics phục vụ TMĐT sẽ bắt đầu chững lại, đặc biệt là chuyển phát chặng cuối.  Ví dụ giao hàng không thành công trong lần đầu tương đối cao vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như khách hàng liên tục thay đổi địa điểm, giao nhận. 

    Thứ hai là quản lý phương tiện giao hàng chưa phù hợp. Ví dụ một xe của một đơn vị vận chuyển có thể đi qua một khu vực rất nhiều lần trong một buổi sáng. Từ đó tỷ lệ phát thải carbon cũng ở mức cao. Khách hàng vẫn đang gia tăng nhu cầu về giải pháp giao hàng, cần nhiều sự linh động. 

    Nhiều nước trên thế giới đã chứng kiến sự phát triển của mo hình chuyển phát out of home (PUDO). Đây là người bán có thể đến tại điểm giao hàng và người người mua có thể đến một điểm tiện lợi để lấy hàng. Đơn vị chuyển phát cũng không phải đến một nơi nhiều lần để giao hàng.

    Mô hình này được chia ra là điểm PUDO có người phục vụ và không có người phục vụ. Mô hình này đã giúp tỷ lệ giao hàng thành công cao hơn, linh hoạt thời gian giao hơn và đặc biệt tối ưu chi phí cho khách hàng và người bán hơn. 

    Tiền rẻ, đầu tư gì cho

    Điểm mạnh của PUDO đầu tiên là giảm rủi ro từ việc không giao hàng thành công. Thứ hai là điểm nhận hàng đa dạng. Thứ ba là chi phí vận hành được tối ưu hơn cho các công ty chuyển phát, giảm phát thải carbon. 

    Tại Trung Quốc, PUDO đã đóng góp cho sự lớn mạnh của việc giao hàng và TMĐT của đất nước này. Mô hình này đã tăng trưởng 25% mỗi năm tại đất nước tỷ dân này. Ở Việt Nam, PUDO vẫn còn sơ khai nhưng đang càng ngày phát triển. Theo khảo sát hơn 2.000 tại hơn 60 tỉnh thành của EY, 60% khách hàng rất cởi mở với PUDO, trên 50% số người được hỏi sẵn sang di chuyển dưới 500m để lấy hàng như vậy vì chi phí hợp lý. 

    PUDO có nhiều lợi ích. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia vào để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử. Ngoài ra, PUDO cũng có nhiều lợi ích với người dùng như có sự linh hoạt cao, giảm chi phí, giảm phát thải carbon. Nhiều nước đã tham gia thúc đẩy, quy hoạch để tạo ra mạng lưới giao hàng bền vững. PUDO cũng tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thay thế cho mô hình từ nhà máy đến cửa nhà đang có nhiều điểm bất cập ở hiện tại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:47:45 26-03-2024

    Có phải doanh nghiệp FDI đương nhiên sẽ do ngân hàng ngoại phục vụ?

    Ông Ngô Tấn Long - Phó TGĐ Ngân hàng ACB phụ trách khối KHDN tham luận tại hội thảo: FDI được xem là một điểm sáng, động lực quan trọng góp phần phục hồi kinh tế việt nam năm 2024. 

    Trong khi khu vực châu Á chứng kiến sự sụt giảm vốn FDI: các quốc gia lớn như Trung Quốc giảm 6%, Ấn Độ giảm 47% và khu vực ASEAN giảm 16%). Việt Nam lại là một ngoại lệ với mức tăng 32% với tổng vốn đăng ký hơn 36 tỷ USD trong đó trên 3.100 dự án FDI mới. 

    Lũy kế đến hiện tại có đến hơn 49.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt nam. Với nhu cầu đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất đa quốc gia, nền tảng kinh tế chính trị xã hội ổn định, lao động có trình độ năng lực thì dự kiến vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực.

    Với những con số ấn tượng trên cho thấy, các ngân hàng hàng Việt sẽ có nhiều cơ hội hơn để đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng đối với các DN FDI.

    Khi nói về ngân hàng phục vụ cho FDI thì chúng ta thường nghĩ ngay đến việc các Ngân hàng ngoại, các Ngân hàng đến từ các quốc gia của FDI sẽ là các ngân hàng phục vụ. 

    Tuy nhiên, hiện nay các Ngân hàng Việt cũng đã đầu tư nguồn lực, công nghệ cũng như các chính sách phù hợp cho phân khúc FDI nhằm đồng hành lâu dài cùng sự phát triển của các DN FDI tại Việt Nam. 

    Đặc biệt nhóm doanh nghiệp FDI quy mô vừa có doanh thu từ 50 triệu USD hàng năm trở xuống có địa bàn hoạt động trải dài nhiều tỉnh thành sẽ rất phù hợp khi có mối quan hệ hợp tác với ngân hàng Việt.

    Với lợi thế am hiểu địa bàn, thị trường, văn hóa, con người Việt Nam và mạng lưới hoạt động rộng thì các ngân hàng nội đang dần trở thành đối tác tin cậy của DN FDI khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, số lượng khách hàng doanh nghiệp đang giao dịch tại ACB rất lớn sẽ giúp kết nối tốt giữa các DN FDI với các doanh nghiệp trong nước nhiều ngành nghề.

    Tiền rẻ, đầu tư gì cho

    ACB đã sớm nắm bắt xu thế cũng như cập nhật các chính sách của Nhà nước và Chính phủ đối với các Doanh nghiệp. Chúng tôi nhận thức vai trò ngày càng tăng của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp FDI đối với sự phát triển của Việt Nam, xác định khách hàng doanh nghiệp FDI là một phân khúc khách hàng quan trọng trong nền khách hàng của ACB. 

    Tính đến cuối 2023, ACB cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho gần 1,2 ngàn khách hàng FDI đến từ nhiều quốc gia/ vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, các nước EU như Pháp, Đức…ACB cũng cung ứng đầy đủ các dịch vụ đối với FDI như thanh toán (trong nước, quốc tế), giao dịch ngoại tệ, dịch vụ bảo hiểm tỷ giá như HĐ Forward, HĐ hoán đổi 2 đồng tiền CCS, cấp tín dụng (tài trợ thương mại, tài trợ dự án, bảo lãnh).

    Đối với hoạt động cấp tín dụng, ACB thiết kế chính sách tín dụng riêng, lãi suất vay hấp dẫn phù hợp đặc thù KH FDI kinh doanh chưa có lợi nhuận trong giai đoạn đầu tham gia hoạt động tại Việt Nam, sử dụng nhiều vốn vay từ Công ty mẹ dẫn đến hệ số nợ vay cao hoặc mất cân đối vốn ngắn hạn.Với mục tiêu “lấy khách hàng làm trọng tâm”, ACB đã thiết kế gói sản phẩm riêng biệt phù hợp với các giai đoạn phát triển của KH FDI. 

    Theo đó, tại mỗi giai đoạn phát triển của một doanh nghiệp FDI khi đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, ACB đã thiết kế các gói sản phẩm nhắm vào nhu cầu trọng yếu kèm các tiện ích nhằm phục vụ quản trị chi phí hiệu quả, tối đa nhu cầu tài chính ngân hàng của FDI với gói AFDI được thiết kế dựa trên các ưu đãi ngày càng gia tăng theo nhu cầu sử dụng sản phẩm ngân hàng và giai đoạn phát triển của khách hàng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:35:10 26-03-2024

    Phó Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên: Công tác thu hút đầu tư không màu hồng

    Ông Trần Quốc Trung - Phó Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát biểu: "Thái Nguyên được coi là điểm sáng trong thu hút FDI. Chúng tôi chỉ trao đổi ở góc độ những người làm trực tiếp. Thu hút FDI đã có nhiều thành quả nhờ các đồng chí vĩ mô xây dựng lên. 

    Trong quý 1 năm 2024, gần 500 triệu USD và gần 5.000 tỷ đồng vốn FDI đã chảy vào Thái Nguyên.

    Thực tế, công tác thu hút đầu tư không màu hồng, có nhiều khó khăn. Chúng tôi đã vận dụng 8 lợi thế để thu hút FDI. Cùng với đó, Thái Nguyên cam kết hạ tầng phát triển đồng bộ. 

    Hiện nay, Thái Nguyên đang được quy hoạch 12 KCN gấp 3 lần giai đoạn trước 2020, từ 5 thành 12 KCN. Cùng với đó, thay đổi trong cách làm là triển khai đồng bộ, trình tự về quy hoạch, sẵn sàng dọn tổ đón đại bàng mới. Sắp tới, chúng tôi trao chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư hạ tầng gần 5.000 tỷ đồng.

    Đặc biệt, chúng tôi cam kết về nguồn lao động, nhân lực. Thái Nguyên có hệ thống cam kết với trường đại học, với sơ lao động với địa phương để cung cấp lao động có chất lương. Tính đến nay, Thái Nguyên có gần 12.000 lao động, chúng tôi đã đồng hành và tạo việc làm cho gần 6.000 lao động. 

    Tiền rẻ, đầu tư gì cho

    Đáng chú ý, Thái Nguyên có lao động có trình độ đại học gần 70%.Từ những điều này, chúng tôi cam kết đồng hành với nhà đầu tư. Chúng tôi tổ chức xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư tại chỗ, giải quyết khó khăn về hành chính, thủ tục tại chỗ, từ đó FDI tăng lên liên tục.Điều không thể thiếu là chúng tôi cam kết an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy.. 

    Cuối cùng, chúng tôi cam kết tạo môi trường đầu tư phát triển lành mạnh. Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng để Thái Nguyên trở thành tỉnh bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:27:40 26-03-2024

    TS Cấn Văn Lực chỉ ra 7 trợ lực quan trọng cho thị trường trong năm 2024

    Theo TS Cấn Văn Lực, trong bất kỳ môi trường kinh doanh đầu tư nào, chúng ta có ít nhất 6 yếu tố phải cân nhắc. 

    Thứ nhất là Kinh tế vĩ mô, trong nước và quốc tế, về tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, xuất nhập khẩu,…toàn bộ bức tranh vĩ mô ở đây. 

    Thứ hai là chính sách, môi trường kinh doanh vô cùng quan trọng. Nên nhớ trong bất kỳ nền kinh tế, có 3 chính sách quan trọng là Chính sách tài khoá, Chính sách tiền tệ và các chính sách khác liên quan tiêu dùng, y tế, giáo dục,… 

    Thứ ba là triển vọng và xu hướng thị trường. Xanh hoá, số hoá, lành mạnh hoá,…đó là xu hướng chúng ta cần đẩy mạnh. 

    Thứ tư là niềm tin và đây là yếu tố rất quan trọng. 

    Thứ năm là khả năng huy động nguồn lực để đầu tư kinh doanh, về vốn, tài chính, nguồn nhân lực, công nghệ. 

    Thứ sáu là bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tư đang ở đâu và muốn gì. 

    Thế giới năm nay, chúng ta đều biết là tăng trưởng chậm, tuy nhiên có 2 điều tích cực là lạm phát giảm nhanh và lãi suất trên thế giới bắt đầu giảm. 

    Tiền rẻ, đầu tư gì cho

    Việt Nam đang có 7 trợ lực quan trọng cho thị trường trong năm nay. 

    (1) Kinh tế thế giới và Việt Nam đang phục hồi nhưng lạm phát giảm nhanh và lãi suất thế giới bắt đầu giảm. Đối với Việt Nam dự báo năm 2024-2025 sẽ tốt hơn. 

    (2) Lạm phát tăng trong mục tiêu và lãi suất còn giảm nhẹ, tỷ giá sẽ ổn định hơn. 

    (3) Triển vọng và xu hướng thị trường 

    (4) Nghĩa vụ tài chính đã qua giai đoạn khó khăn nhất và tiếp cận vốn được duy trì. 

    (5) Vướng mắc về pháp lý dần được tháo gỡ; thể chế được quan tâm hoàn thiện. (6) Niềm tin phục hồi, dù còn chậm. 

    (7) Khả năng huy động vốn và nguồn lực đầu tư – kinh doanh dễ dàng hơn vay vốn lãi suất thấp hơn, thanh khoản thị trường tốt hơn. 

    Các động lực tăng trưởng truyền thống đang phục hồi. Khả năng phục hồi sau đại dịch của Việt Nam được đánh giá tốt. Chúng ta thấy, kinh tế đang phục hồi, quý sau cao hơn quý trước. Đặc biệt xuất khẩu đã tăng trở lại, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 19%, thặng dư thương mại được duy trì cao; nhu cầu tại các thị trường chính phục hồi, đơn hàng xuất khẩu tăng dần (dù ngắn hạn). Trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 33%. 

    Về chứng khoán tăng trưởng tích cực khoảng 13% từ đầu năm, các nhóm ngành tăng trưởng âm trong năm trước đều phục hồi mạnh. 

    Đặc biệt, nhiều tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang dần phục hồi. Ban hành các chính sách tài khoá “mở rộng trọng tâm” thông qua việc giản hoãn, giảm thuế, phí, lệ phí trước bạ và chính sách tiền tệ “linh hoạt nới lỏng” thông qua 4 lần giảm lãi suất cho phéo cơ cấu lại nợ. 

    Niềm tin đầu tư kinh doanh tiêu dùng năm 2024 phục hồi. Khả năng huy động nguồn lực, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 6,2% năm 2023 nhưng cần kích cầu đầu tư tư nhân. Tín dụng năm 2024 đạt 14-15% là khả thi. Lượng TPDN phát hành trong nước đang bắt đầu phục hồi. 

    Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức năm 2024. Rủi ro bên ngoài, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại dẫn đến đà phục hồi của xuất khẩu và đầu tư còn chậm, tăng trưởng đầu tư tư nhân và tiêu dùng còn thấp. Giải ngân đầu tư công chưa có đột phá. Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn về pháp lý, nghĩa vụ tài chính và chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi còn chậm. 

    Cơ cấu lại doanh nghiệp niêm yết và tổ chức tín dụng gặp nhiều thách thức, nợ xấu gia tăng trong tầm kiểm soát. Rủi ro thị trường doanh nghiệp và tổ chức tín dụng gặp nhiều thách thức, nợ xấu gia tăng. 

    Do đó, doanh nghiệp cần kiến định đúng, trúng, kiên trì; cơ cấu lại hoạt động kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá; chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ tài khoá, thuế - phí; Đa dạng hoá nguồn vốn, thị trường, đối tác, nguồn cung; Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng; Tận dụng cơ hội từ việc nâng cấp quan hệ Việt Nam với Mỹ, Nhât Bản, Úc,… 

    Ông Cấn Văn Lực đưa ra một số lời khuyên cho nhà đầu tư chứng khoán, quan trọng nhất là khẩu vị rủi ro, đa dạng hoá danh mục đầu tư, đòn bẩy tài chính vừa phải, hạn chế tâm lý đám đông, tích luỹ kiến thức kinh nghiệm và sử dụng dịch vụ chuyên môn của các trung gian tài chính.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:51:44 26-03-2024

    TS Võ Trí Thành: Trong cái khó vẫn có điểm sáng, và điểm khó đã bớt khó!

    Phát biểu tại hội thảo, TS Võ Trí Thành nhận định: "Đây là giai đoạn vô cùng thú vị, nguy hiểm nhất sau chiến tranh, giai đoạn nói nhiều nhất về thay đổi thách thức phát triển, bền vững, bao trùm, sáng tạo". 

    Một bên là trở ngại và một bên là cơ hội chưa từng có trong lịch sử, trước khủng hoảng nghĩ tới vượt qua giờ thì nghĩ thế nào về thử thách. Đây là giai đoạn cần nắm bắt cơ hội để vượt qua và bứt quá, thể hiện khó khăn và trở ngại.

    Kinh tế thế giới khó khăn vẫn còn, vẫn chưa đạt được mức tăng trưởng trung bình trong nhiều năm qua mặc dù dự báo đã có thay đổi nhưng vấn thấp hơn. Trong đó, vẫn có 2 điểm tốt.

    Thứ nhất, nguy cơ suy thoái của các đối tác thương mại tài chính đầu tư lớn nhất của Việt Nam thấp, thậm chí có nơi còn thấp hơn, lạm phát giảm nhanh nên áp lực lên chính sách tiền tệ sẽ giảm. Bên cạnh đó, xu thế đang rất mạnh mẽ, số, xanh, công nghệ, và Việt Nam là người đc hưởng lợi lớn nhất vì sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn đầu đang chuyển dịch, và với các nhà đầu tư đều thuộc nhóm lớn của Việt Nam, đây là điều chưa từng có.

    Giai đoạn khó khăn nhất, thời trước đây, vô cùng khó khăn, lãi suất, tỷ giá sang chấn TTCK,... giai đoạn này đã qua mặc dù nợ xấu còn đó nhưng thanh khoán đã tốt trở lại.

    Điển hình không thay đổi lãi suất điều hành, tài chính tiền tệ tốt hơn, tỷ giá có nhảy tốt nhưng vẫn ổn, mất giá của VND quanh mức 3% trở xuống (mức thấp).

    Rất tích cực là xuất khẩu, tăng rất mạnh, từ âm năm trước đà bắt đầu tăng trở lại, công nghiệp chế biến chế tạo quay trở lại là động lực tăng trưởng.

    Đầu tư, FDI quá tốt, giải ngân 2 tháng đầu năm gần 10%, con số chưa từng có. Đầu tư công tốt ngay từ 2 tháng đầu năm. Năm 2023, giải ngân đc 95%, vô cùng tốt.

    Vấn đề nằm ở BĐS, nỗ lực lớn nhưng chưa hồi phục. Tiêu dùng có vẻ chững lại, đầu tư tư nhân, vay tín dụng còn có dấu hiệu quan ngại.

    Do đó, trong cái khó vẫn có điểm sáng, và điểm khó đã bớt khó.

    Về chính sách, giữ ổn định kinh tế vi mô, hoạt động ổn định của thị trường tài chính, vốn, NHTM. Kích cầu về tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư (FDI, tư nhân, công). Tiếp tục chính sách tài khóa, tiền tệ hoãn nợ, giảm thuế phí,,, để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo động lực mới để Việt Nam bắt nhịp với tăng trưởng thế giới. 

    BĐS, kinh doanh nhà ở… đẩy mạnh phát triển hạ tầng số cả cứng cả mềm và quy hoạch 63 tỉnh, thành sẽ xong cùng cơ chế đặc thù và một số cơ chế đặc thù như HCM và Đà Nẵng.

    Đối ngoại và mở cửa đang có cơ hội chưa từng có về đón nhận dòng đầu tư vô cùng chất lượng không chỉ về tiền mà còn có công nghệ, xanh, nhân lực.

    Trong giai đoạn này, dù doanh nghiệp hay nhà đầu tư, nhà điều hành chính sách, phải có công cụ phòng thủ và biết nhặt nhạnh cơ hội để vượt khó, không đc quên nắm bắt xu thế số, xanh.

    Chuyển biến về hành động, đừng quá bi quan, mà hãy nắm bắt cơ hội để vượt thách thức, từ đó giúp doanh nghiệp mình, giúp đất nước.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:34:39 26-03-2024

    "Dù kinh tế khó khăn thì vẫn có những ngành tốt, doanh nghiệp tốt"

    Kinh tế Việt Nam sắp bước qua quý 1 với nhiều điểm sáng tích cực. Các chỉ số vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, vốn FDI đăng ký mới tăng gần 40%, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) duy trì trên mốc 50 điểm… Dự báo của các tổ chức quốc tế như Bloomberg, Fitch Rating, Standard & Chartered đều đánh giá tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay từ 6-6,7%, tương đồng với chỉ tiêu Quốc hội đặt ra từ 6-6,5%.

    Về phía TTCK, VN-Index đang có giai đoạn phục hồi tốt lên gần 1.300 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 8/2022. Không chỉ tăng mạnh về điểm số, thanh khoản thị trường cũng cải thiện đáng kể với nhiều phiên giao dịch “tỷ đô”, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư về sự hồi phục của kinh tế Việt Nam. Thị trường bất động sản cũng có dấu hiệu sôi động ở một số khu vực, một số dự án lớn sau thời gian dài chờ đợi đã bắt đầu công tác bán hàng.

    Nhìn chung bức tranh vĩ mô của Việt Nam có nhiều điểm sáng và dự báo về một triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ cho năm 2024. Nhưng thực tế cũng cho thấy, bức tranh không bao giờ toàn màu hồng. Trong năm 2023, đầu tư tư nhân đang chững lại, đầu năm 2024 tín dụng ngân hàng tăng trưởng âm đi kèm lãi suất cho vay bình quân đang cao gấp đôi lạm phát, thị trường bất động vẫn chưa khởi sắc thực sự, vẫn còn đó những e ngại khi thực hiện thay đổi, nhiều khó khăn đến từ xung đột địa chính trị và chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới…

    Tuy nhiên, chúng ta cùng tham gia hội thảo ngày hôm nay không để than phiền hay nói về nỗi sợ, mà đến để cùng nhau chia sẻ giải pháp, phân tích và tìm kiếm cơ hội từ những điểm sáng kinh doanh và đầu tư. Chúng ta là những người lạc quan một cách hợp lý.

    Năm 2023, ACB là ngân hàng hiếm hoi hoàn thành mọi chỉ tiêu kinh doanh, lập đỉnh về lợi nhuận: trên 20.000 tỷ đồng. Điều đặc biệt là trong khi rủi ro tín dụng với doanh nghiệp tăng cao, họ vẫn lập kỷ lục tăng trưởng trong nhiều năm ở mảng này mà vẫn kiểm soát được rủi ro. Trao đổi với chúng tôi, anh Từ Tiến Phát – CEO ACB nói rằng: “Dù kinh tế khó khăn thì vẫn có những ngành tốt, doanh nghiệp tốt. ACB đã tìm thấy và chọn họ. Chiến lược của ACB là không thể đi ngang”.

    Một ví dụ khác là Viettel Post. Họ làm logistics –lĩnh vực được coi là điểm nghẽn của kinh tế Việt Nam bởi chi phí bình quân cao hơn rất nhiều so với thế giới. Bản thân công ty này chỉ mấy năm trước còn ở trong tình trạng suy giảm hoạt động kinh doanh cốt lõi. Thế nhưng, Viettel Post đã trỗi dậy và trở thành công ty dẫn đầu về công nghệ logistics tại Việt Nam, lợi nhuận năm 2023 tăng gần 50%, thậm chí còn “go global” mạnh mẽ. Họ đã tiến vào Myanmar, Camchia, trong năm 2024 là kinh doanh ở Lào, mở văn phòng tại Thái Lan, Trung Quốc. Viettel Post đặt mục tiêu tăng trưởng gấp 10 lần doanh thu trong 5 năm tới.

    Với đầu tư công, tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt tới 95% - con số kỷ lục và là tỷ lệ khó có thể tin được trong bối cảnh hiện nay. Kể từ đầu năm 2024, giải ngân đầu tư công cũng đang được thúc đẩy rất mạnh mẽ…

    Trong thực tế, mọi việc không bao giờ dễ dàng. Nhưng nếu chọn đúng con đường và quyết tâm thực hiện thì mọi việc đều có biện pháp giải quyết để tốt hơn. Hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024” được tổ chức với mong muốn tìm ra cơ hội, giải pháp cho doanh nghiệp, tổ chức trong bối cảnh năm 2024 được coi là năm bản lề trong kế hoạch 2021-2025, thậm chí còn được kỳ vọng là năm bứt phá để thực hiện nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:52:28 26-03-2024

    Sáng nay (26/3), Hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024” diễn ra

    Ngày 26/3, CafeF tổ chức hội thảo "Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024". Tại Hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ về bối cảnh kinh tế, thảo luận về các lĩnh vực tiềm năng, đồng thời chia sẻ thông tin đến nhà đầu tư.

    Cập nhật Hội thảo:

    Bên cạnh các tham luận, Hội thảo còn có còn có 2 phiên Thảo luận với chủ đề thú vị với những thông tin đa chiều, do TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh (nguyên Phó Viện trưởng CIEM) chủ trì. Hội thảo sẽ thảo luận về một số vấn đề lớn của vĩ mô như xu hướng dòng vốn của nền kinh tế, nhận diện một số lĩnh vực kinh doanh tiềm năng trong tình hình kinh tế hiện nay, kinh nghiệm thu hút dòng vốn FDI cũng như cách các doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ dòng vốn này cũng như đánh giá tín hiệu khởi sắc của thị trường bất động sản và chứng khoán từ đó đánh giá được các cơ hội đầu tư tiềm năng…

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ

Ban Biên Tập

An ninh Tiền tệ

Nóng
Tâm điểm
  • Tổng giám đốc Phát Đạt: Tôi có niềm tin với chu kỳ mới của nền kinh tế, thị trường BĐS vẫn là kênh đầu tư tốt
    12:04 | 03/26
  • BĐS công nghiệp là điểm sáng nhất trong thị trường BĐS
    11:55 | 03/26
  • Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng, nguyên nhân từ đâu?
    11:43 | 03/26
  • Ông Lã Giang Trung – CEO Passion Investment: Ngành hưởng lợi lớn nhất, có thể dẫn dắt thị trường là ngân hàng
    11:31 | 03/26
  • Chứng khoán tăng 22%, vàng tăng 7% nhưng cả một căn hộ nếu nhìn vào lợi nhuận cho thuê thì chỉ 5%
    11:23 | 03/26
  • Đại diện HSBC: Khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư muốn sự hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam
    10:45 | 03/26
  • Chủ tịch Coteccons: 15 năm qua tôi làm việc ở Việt Nam thì giấy phép là một trở ngại lớn
    10:37 | 03/26
  • Việt Nam có vị trí kề bên một nước láng giềng có nguồn lực lớn, đó cũng là vị trí rất tốt cho nhà đầu tư quan tâm tới
    10:26 | 03/26
  • Đại điện ACB: Có tới 49.000 khách hàng FDI, thì việc họ tìm đến ngân hàng để được phục vụ là xu hướng tất yếu
    10:23 | 03/26
  • TS Cấn Văn Lực: Đặc biệt cần gỡ khó cho BĐS
    10:11 | 03/26
  • Thách thức với logistics phục vụ thương mại điện tử
    10:02 | 03/26
  • Có phải doanh nghiệp FDI đương nhiên sẽ do ngân hàng ngoại phục vụ?
    09:47 | 03/26
  • Phó Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên: Công tác thu hút đầu tư không màu hồng
    09:35 | 03/26
  • TS Cấn Văn Lực chỉ ra 7 trợ lực quan trọng cho thị trường trong năm 2024
    09:27 | 03/26
  • TS Võ Trí Thành: Trong cái khó vẫn có điểm sáng, và điểm khó đã bớt khó!
    08:51 | 03/26
  • "Dù kinh tế khó khăn thì vẫn có những ngành tốt, doanh nghiệp tốt"
    08:34 | 03/26
  • Sáng nay (26/3), Hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024” diễn ra
    06:52 | 03/26
  • Trở lên trên