Cập nhật lúc

[Giảm đau kinh tế ngày 13/4] Giá xăng, giá điện cùng giảm; đề xuất giảm 50% một số loại phí liên quan dự án xây dựng

Cả nền kinh tế đang nỗ lực nhằm "giảm đau" do dịch bệnh Covid-19 gây nên...


 diễn biến
  • 12:19:00 13-04-2020

    Giá điện giảm 10%, giá xăng giảm lần thứ 6 liên tiếp xuống còn hơn 11.000 đồng/lít

    Chiều ngày 12/4 Bộ Công Thương cho biết, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ này về việc giảm giá điện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong 3 tháng là từ tháng 4 đến hết tháng 6/2020. 

    Theo đó, giá điện sinh hoạt sẽ được giảm 10% ở các bậc thang 1-4 (dưới 300 kWh). Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sẽ được giảm giá 10% các khung giờ cao điểm, bình thường và thấp điểm. Cơ sở lưu trú du lịch được áp dụng mức giá mới bằng các hộ sản xuất.

    Các cơ sở cách ly, khám chữa tập trung bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm Covid-19 được miễn 100% tiền điện. Cơ sở khám, chữa bệnh, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, nhiễm Covid-19 được giảm 20% tiền điện.  Khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch được sử dụng cách ly bệnh nhân nghi nhiễm, nhiễm Covid-19 cũng được giảm 20%.

    Theo Bộ Công Thương, tổng số tiền hỗ trợ giảm cho các khách hàng dùng điện gần 11.000 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh được giảm khoảng 6.100 tỷ đồng; các hộ sinh hoạt 2.900 tỷ; các cơ sở lưu trú du lịch khoảng 1.800 tỷ đồng và 100 tỷ đồng cho các cơ sở phục vụ chống Covid-19.

    Còn chiều 13/4, Liên Bộ Tài chính - Công Thương thông báo điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, từ 15h00 ngày 13/4 giá xăng E5RON92 giảm 613 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 621 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 436 đồng/lít; dầu hỏa giảm 502 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S giảm 126 đồng/kg. Đây là lần giảm thứ 6 liên tiếp.

    Hiện giá xăng dầu trên thị trường như sau:

    - Xăng E5RON92: không cao hơn 11.343 đồng/lít;

    - Xăng RON95-III: không cao hơn 11.939 đồng/lít;

    - Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 10.823 đồng/lít;

    - Dầu hỏa: không cao hơn 8.639 đồng/lít;

    - Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 9.327 đồng/kg.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:58:00 13-04-2020

    Đề xuất giảm 50% một số loại phí, lệ phí liên quan đến dự án xây dựng

    Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng. Theo đó, tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, nộp lệ phí bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng.

    Theo quy định hiện hành tại Thông tư số 172/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí cấp lần đầu quy định như sau: Lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức là 1.000.000 đồng/chứng chỉ được đề xuất giảm còn 500.000 đồng/chứng chỉ. Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân là 300.000 đồng/chứng chỉ sẽ được giảm còn 150.000 đồng/chứng chỉ.


    Đề xuất giảm 50% một số loại phí, lệ phí liên quan đến dự án xây dựngvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:55:00 13-04-2020

    ADB bổ sung 13,5 tỷ USD giúp các quốc gia ưng phó với COVID-19

    Ngày 13/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã bổ sung 13,5 tỷ USD trong nguồn lực của ADB để giúp các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB đương đầu với những tác động nghiêm trọng về y tế và kinh tế vĩ mô gây ra bởi COVID-19.

    Trước đó, ngày 18/3, ADB đã công bố gói giải cứu trị giá 6,5 tỷ USD nhằm đáp ứng nhu cần cấp thiết của các nước thành viên đang phát triển (DMC) trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 .

    Như vậy, đến nay ADB đã dành 20 tỷ USD, tăng gấp ba lần so với quy mô ban đầu, trong đó có khoảng 2,5 tỷ USD vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại.

    ADB bổ sung 13,5 tỷ USD giúp các quốc gia ưng phó với COVID-19 | Tài chính | Vietnam+ (VietnamPlus)www.vietnamplus.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:48:00 13-04-2020

    Các chính sách hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh gây ra rất quyết liệt và đồng bộ

    Chia sẻ tại buổi giao lưu trực tuyến với báo Trí thức trẻ sáng ngày 13/4, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cho biết chưa bao giờ Chính phủ hành động quyết liệt như bây giờ. Các chính sách hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh gây ra rất quyết liệt và đồng bộ, kể cả các giải pháp về an sinh xã hội và giải pháp cho doanh nghiệp. 

    Cụ thể, gói tín dụng gần đây đã được nâng lên 300.000 tỷ từ con số 250.000 tỷ ban đầu, gói tài khoá từ 30.000 tỷ đến nay đã đạt 180.000 tỷ, gói an sinh xã hội 62.000 tỷ cũng đã được thông qua. Các Bộ, ngành cũng đưa ra các nhiều biện pháp hỗ trợ như chính sách giảm giá điện của Bộ Công thương trị giá hơn 11.000 tỷ đồng, Bộ TNMT giảm giá thuê đất…


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:54:00 13-04-2020

    Việt Nam vẫn còn dư địa cho những chính sách hỗ trợ kinh tế hậu Covid-19

    Tiến sĩ Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết đây là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ đến nay là phù hợp và vẫn còn dư địa cho tương lai. Doanh nghiệp cũng nên triệt để thực hiện "những việc cần làm", đồng thời nhanh nhạy để có khả năng nắm bắt cơ hội khi nó được mở ra.

    Đại dịch Covid-19 là biến cố không ai mong đợi. Phải nói đây thực sự là thời điểm vô cùng khó khăn đối với doanh nghiệp. Dù đã có chủ trương hỗ trợ nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để gói hỗ trợ của Chính phủ đến kịp thời, đúng đối tượng, đúng địa chỉ để họ cầm cự, tồn tại và duy trì được cho đến khi dịch được dập.

    Doanh nghiệp rất nên tìm hiểu thông tin để tận dụng có hiệu quả gói hỗ trợ của nhà nước và cả của các ngân hàng thương mại. Không chỉ là "uu đãi" mà nền nhìn cả đầu tư nhà nước, như vào kết cấu hạ tầng, để có thể tham gia.

    Cắt giảm chi phí là việc rất "truyền thống" doanh nghiệp cần tính toán và làm ngay, tùy theo nguồn lực của mình. Tính toán bước đi tiếp và việc chỉ giữ lại phần "core"/cốt yếu nhất (hoạt động, nhân sự) cũng có thể là việc "cực chẳng đã" nhưng cần làm. Ngay trong khó khăn, việc duy trì quan hệ hoặc tìm hiểu đối tác cũng rất đáng lưu tâm.

    Điều không kém phần quan trọng là doanh nghiệp cũng cần xem đây là "cơ" để nhìn lại, không chỉ cầm cự, mà còn xoay chuyển tình thế và cải tổ chính mình. Đó là việc định vị thị trường, đối tác, xác định cách thức chuyển đổi số, nâng cấp quản trị (cả quản trị rủi ro), sáng tạo sản phẩm, đào tạo kỹ năng mới cho người lao động…

    Thực tế có không ít ví dụ sinh động chứng tỏ tính linh hoạt, sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam. Ông tin rằng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt đủ bản lĩnh, kinh nghiệm, sự sáng tạo, đồng lòng cùng Chính phủ vượt qua được giai đoạn rất khó khăn hiện nay và vững bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa thời hậu dịch.


    Ông Võ Trí Thành: Việt Nam vẫn còn dư địa cho những chính sách hỗ trợ kinh tế hậu Covid-19ndh.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:45:00 13-04-2020

    Mức phí vận tải hàng hóa tăng mạnh vì dịch COVID-19

    Theo đánh giá của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành vận tải hàng hóa ở Singapore, mức phí vận chuyển hàng hóa hàng không tăng giá mạnh và số vụ hủy hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tăng mạnh đang gây thêm sức ép lớn đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Trong lĩnh vực vận tải hàng không, với việc hầu hết hãng hàng không đã cắt giảm tới 90% hoạt động đã khiến năng lực vận tải hàng hóa sụt giảm nghiêm trọng.

    Theo ông Benjamin Ong, Giám đốc điều hành (CEO), của hãng vận tải Alliance 21, việc các hãng hàng không buộc phải dừng hoạt động hầu hết đội bay đã khiến phần lớn nhu cầu vận chuyển hàng hóa không được đáp ứng.

    Vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ phải chịu mức phí rất cao để có thể được phục vụ.

    Còn theo ông Steven JK Lee, Chủ tịch Hiệp hội các hãng vận tải hàng hóa hàng không Singapore (SAAA@Singapore), tình hình hiện vẫn chưa được cải thiện và trên thực tế đang "ngày càng tồi tệ."

    Chi phí vận tải tăng theo từng ngày do nhu cầu ngày càng cao so với năng lực vận chuyển có thể đáp ứng. Hiện tại, chi phí vận tải hàng không đã được điều chỉnh theo từng ngày, thậm chí theo từng giờ và luôn ở mức phí cao nhất và không còn áp dụng những mức phí thông thường nữa.

    Trong khi đó, CEO Vincent Phang của SingPost cho biết doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư tín, bưu phẩm quốc gia này cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. SingPost hiện đang phải đối mặt với tình trạng tạm dừng hoặc trì hoãn các dịch vụ vận chuyển thư tín, vận chuyển hàng hóa đến và đi tới nhiều nước khác.

    Bên cạnh đó, SingPost cũng phải chịu mức phí vận chuyển hàng không cao hơn do có quá ít chuyến bay được thực hiện. Đối với khách hàng hạng VIP thì mức chi phí vận tải hàng hóa hàng không có thể tăng từ 2-3 lần.

    Còn nếu chỉ là khách hàng bình thường, thì chi phí có thể "đội" lên tới 6-10 lần. Ví dụ, mức phí vận chuyển bưu phẩm từ Thượng Hải (Trung Quốc) tới Singapore trước đây là 2 USD/kg hàng hóa thì nay đã tăng lên 4 USD/kg.

    Bài viết được tham khảo từ Vietnam+. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:50:00 13-04-2020

    Trung Quốc khó đạt được mục tiêu giảm nghèo trong năm nay do COVID-19

    Mặc dù Trung Quốc đã phần nào khống chế được dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, hàng triệu người dân nước này đã mất việc làm khi nền kinh tế lao đao, khiến Bắc Kinh khó có thể đạt được mục tiêu giảm nghèo trong năm nay.

    Hiện Trung Quốc có khoảng 5,5 triệu người dân tại khu vực nông thôn sống trong cảnh nghèo khó - mức sống dưới chuẩn 2.300 nhân dân tệ (326 USD)/năm).

    Nền kinh tế tăng trưởng chậm tạo sức ép lên Chính phủ Trung Quốc trong việc đưa nước này trở thành một xã hội thịnh vượng vào cuối năm 2020, một mục tiêu được đề ra từ lâu trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

    Số liệu thống kê chính thức cho thấy, số người thất nghiệp tại Trung Quốc đã tăng mạnh, với khoảng 5 triệu người mất việc làm chỉ trong ba tháng từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020.

    Số liệu từ công ty dữ liệu Caixin cũng cho thấy, chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) trong lĩnh vực dịch vụ của công ty này phản ánh các công ty đã sa thải nhân viên với tốc độ nhanh kỷ lục trong tháng 3/2020.

    Giới phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Nomura nhận định Trung Quốc có thể mất khoảng 18 triệu việc làm trong lĩnh vực xuất khẩu, gần 1/3 lực lượng lao động của lĩnh vực này.

    Thất nghiệp gia tăng sẽ là một cơn gió ngược lớn đối với tiêu dùng - động lực tăng trưởng chính của kinh tế Trung Quốc, theo chuyên gia Louis Kuijs thuộc Oxford Economics.

    Bài viết được tham khảo từ Vietnam+. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:46:00 13-04-2020

    Chuyên gia y tế Mỹ cảnh báo không nên quá vội mở cửa nền kinh tế

    Phát biểu trên kênh truyền hình ABC ngày 12/4, Ủy viên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, Stephen Hahn cho biết mặc dù số ca lây nhiễm ở Mỹ đang tiến gần đỉnh, thời điểm mở cửa lại nền kinh tế vẫn chưa thể cố định.

    Tổng thống Donald Trump từng đề cập tới việc mở cửa lại nền kinh tế từ ngày 1/5, tuy nhiên các chuyên gia y tế cảnh báo việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội quá sớm sẽ khiến tình hình dịch bệnh tồi tệ hơn.

    Theo ông Stephen Hahn, hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định mục tiêu 01/05 có thực tế hay không và sự an toàn của người dân vẫn phải là ưu tiên số một. Ông Hahn cho biết việc xét nghiệm diện rộng sẽ là chìa khóa quyết định có nên mở cửa lại nền kinh tế hay không, tuy nhiên điều này vẫn chưa được thực hiện đồng bộ trên toàn nước Mỹ.

    Trong khi đó, Giám đốc Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Anthony Fauci cho rằng  một số khu vực của Mỹ có thể nới lỏng về giãn cách xã hội sớm nhất là đầu tháng tới. Ông Fauci cho biết quá trình này cần được tiến hành dần dần tùy theo tình hình ở từng khu vực.

    Kết quả của một cuộc khảo sát vừa được thực hiện bởi Hill-HarrisX cho biết 59% cử tri Mỹ được hỏi cho rằng họ lo ngại về việc nới lỏng quá sớm các biện pháp giãn cách xã hội vì điều này có thể khiến Covid-19 tiếp tục lan rộng. Trong khi đó, 41% lo ngại nếu không sớm nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội thì điều này sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.

    Bài viết được tham khảo từ VOV.VN. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:42:00 13-04-2020

    Doanh nghiệp nhỏ ở Anh nhận được gói hỗ trợ hơn 1,2 tỷ USD của chính phủ

    [Cập nhật] Hợp đồng tương lai Dow Jones rớt hơn 200 điểm sau khi OPEC đạt được thoả thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục - Ảnh 1.

    Theo Bloomberg, các doanh nghiệp nhỏ ở Anh hiện đã nhận được hơn 1 tỷ bảng (1,25 tỷ USD) từ gói hỗ trợ vượt qua khó khăn vì Covid-19 của chính phủ.

    Cho đến nay, gần 100.000 công ty tại nước này đã nhận được khoản tiền mặt từ chương trình hỗ trợ của chính phủ dành cho các doanh nghiệp nhỏ, nhà bán lẻ và lĩnh vực khách sạn, theo Hiệp hội Chính quyền địa phương. Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ sẽ cung cấp tiền mặt cho các công ty có đủ điều kiện với 10.000 bảng, trong khi chương trình dành cho các nhà bán lẻ và khách sạn sẽ hỗ trợ khoản tiền lên tới 25.000 bảng.

    Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh - Rishi Runak đã đưa ra thông báo về gói hỗ trợ lớn chưa từng có nhằm giúp đỡ người lao động và doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng phải hứng chịu chỉ trích vì vẫn chậm trễ trong việc thực hiện.

    Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Bộ Kinh doanh Alok Sharma cho biết hiện chỉ có 4.200 khoản vay được chính phủ hỗ trợ đã phát hành trong chương trình dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Con số này ngay lập tức bị Cựu Thống đốc BOA Mervyn King chỉ trích là "thấp". 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:16:00 13-04-2020

    Hợp đồng tương lai Dow Jones rớt hơn 200 điểm sau khi OPEC đạt được thoả thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục

    Ở phiên giao dịch ngày 12/4 (giờ Mỹ), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm điểm khi OPEC và các quốc gia sản xuất dầu khác đạt được thoả thuận cắt giảm sản lượng lớn kỷ lục, trong bối cảnh nhà đầu tư đón nhận những thông tin mới về triển vọng của dịch bệnh.

    Dow Jones futures giảm hơn 200 điểm, theo đó mức mở cửa ở phiên 12/4 sẽ giảm khoảng 261 điểm. S&P 500 và Nasdaq 100 futures cũng có diễn biến tiêu cực.

    Mới đây, các quốc gia OPEC+ đã đi đến thoả thuận cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng mỗi ngày, ghi nhận mức lớn nhất trong lịch sử. Sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ trên Twitter rằng thoả thuận này sẽ "cứu hàng trăm nghìn việc làm trong ngành năng lượng ở Mỹ" và nói thêm thoả thuận này sẽ là "điều tuyệt vời đối với tất cả".

    Kể từ đầu tháng 3, giá dầu đã giảm hơn 40% sau khi Ả Rập Xê Út và Nga không đạt được thoả thuận khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế toàn cầu.

    Thị trường chứng khoán tương lai giảm điểm sau khi Phố Wall vừa chứng kiến một trong những tuần khởi sắc nhất từ trước đến nay. Dow Jones ghi nhận tuần tăng điểm mạnh thứ 7 trong lịch sử, với mức tăng 12,7%. S&P 500 cũng có mức tăng trong 1 tuần mạnh nhất kể từ năm 1974, tăng 12,1%.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ

BBT

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên