Cập nhật lúc

[Cập nhật] Hàng chục tên tuổi lớn trong rổ S

Kết thúc phiên 3/4. chứng khoán Mỹ giao dịch tiêu cực, thị trường chịu áp lực lớn từ thông tin về số lượng ca tử vong do Covid-19 ở New York và số liệu việc làm gây thất vọng.

Kết thúc phiên 3/4. chứng khoán Mỹ giao dịch tiêu cực, thị trường chịu áp lực lớn từ thông tin về số lượng ca tử vong do Covid-19 ở New York và số liệu việc làm gây thất vọng.

 diễn biến
  • 14:14:00 04-04-2020

    Hỗ trợ 5 triệu VND với lao động Việt Nam ở nước ngoài mất việc do Covid-19

    Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bị thôi việc, mất việc do ảnh hưởng dịch Covid -19.

    [Cập nhật] Hàng chục tên tuổi lớn trong rổ S&P 500 được dự báo vẫn có lợi nhuận gấp đôi cùng kỳ - Ảnh 1.

    Cụ thể, người lao động đi làm việc ở nước ngoài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ tối đa 5 triệu VND/trường hợp. Tùy theo mức độ bị ảnh hưởng, số lượng người lao động bị ảnh hưởng, Bộ LĐTBXH sẽ có mức hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp cụ thể.

    Theo quy định, người lao động sẽ được hoàn trả các khoản chi phí và hỗ trợ, như: Tiền môi giới, tiền dịch vụ, hỗ trợ từ nguồn kinh phí Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:18:00 04-04-2020

    Paul Krugman: Gói cứu trợ 2.000 USD là không đủ, Mỹ cần 4000 - 5000 tỷ USD

    Theo ông, từ tháng 1/2020, dịch bệnh này rõ ràng là một rủi ro cực kỳ lớn. Lẽ ra, Mỹ nên xét nghiệm diện rộng và cách ly xã hội sớm hơn để ngăn chặn sự lây lan của nó.

    "Vâng, đừng giống như Mỹ. Chúng ta đã hỏng việc ở nhiều cấp độ. Chúng ta hoàn toàn thất bại. Những người khác có thể nói rõ hơn về các phản ứng ở mặt y tế, nhưng rõ ràng chúng ta xét nghiệm không kịp thời, thiếu thốn thiết bị y tế. Chúng ta chần chừ quá lâu để quyết định cách ly xã hội"

     

    Về gói 2.000 tỷ USD, Paul Krugman cho biết ông cảm thấy khó chịu khi ai đó cho rằng đó là một gói kích thích kinh tế. Theo ông, về bản chất thì đó chỉ là một gói cứu trợ thiên tai quy mô lớn. 

    "Những điều thực sự quan trọng là trợ cấp thất nghiệp, tiền mặt cho gia đình, cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ, nhằm cho phép những người bị ảnh hưởng nhất vượt qua đại dịch với mức độ khó khăn tài chính tối thiểu", ông nói đó chính là cứu trợ.

    Nhà kinh tế học cho biết, có những phần của nền kinh tế Mỹ vẫn "còn sống" và mọi người không muốn nó sụp đổ vì lý do không ai có tiền để chi tiêu. Gói 2.000 tỷ USD này tất nhiên vẫn có một vài kích thích nhưng nó chủ yếu là một dự luật cứu trợ thảm họa khổng lồ.

    "Chúng ta đang có một nền kinh tế trị giá 20.000 tỷ USD mỗi năm. Vì vậy, không khó để tính trong trường hợp này thì cần 4.000-5.000 tỷ USD. Câu trả lời chính là đi vay", ông nhận định.


    Bài viết được trích dẫn từ Vnexpress.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:

    Chủ nhân Nobel Kinh tế không hài lòng cách Mỹ đối phó Covid-19 - VnExpress Kinh Doanhvnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:09:00 04-04-2020

    Chủ tịch Thế giới di động: Lỗ là điều không tưởng, mỗi ngày đều tự hỏi tại sao giá cổ phiếu giảm mạnh

    Ban lãnh đạo Thế giới Di động (MWG) đã tổ chức họp trực tuyến qua nền tảng Zoom, và trả lời hầu hết các câu hỏi của nhà đầu tư. Trái với lo ngại ban đầu, ban lãnh đạo MWG tỏ ra khá tự tin và nhận định rằng, dù dịch bệnh là điều không ai muốn và tác động mạnh đến cuộc sống của toàn xã hội, nhưng ở một góc độ nào đó lại mở ra một cơ hội mới cho Bách Hoá Xanh, chuỗi siêu thị thực phẩm của công ty.

    Khi được hỏi vì sao giá cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian qua, ông Tài cho biết "Đây là câu hỏi anh tự hỏi chính mình, cuối cùng anh cảm thấy các nhà đầu tư cá nhân trả lời câu hỏi này là tốt nhất vì họ là người đưa ra quyết định cắt lỗ. Nếu các bạn tin thì mua vào, còn nếu các bạn nghĩ doanh nghiệp này chỉ có cái vỏ thì bán ra. Các bạn bán ra thì thiệt hại nhiều quá, anh nhìn còn thấy đau cho các bạn".

    Ông Tài chia sẻ, việc cổ đông nội bộ đăng ký mua vào là có và cá nhân ông cảm thấy "đây là cơ hội ngàn năm có một để tăng tỷ lệ sở hữu. Khó khăn mới phân định được doanh nghiệp nào có nền tảng ngon lành và doanh nghiệp nào chỉ có bề nổi. Người ta thường nói giai đoạn này những ông lớn chậm chạp sẽ bị tổn thương nặng vì chi phí cố định nhiều quá. Nhưng anh nói rằng MWG là doanh nghiệp lớn trong thời gian qua, doanh thu vẫn tăng, lợi nhuận vẫn tăng và MWG không phải là anh béo phì chậm chạp. Đó là lí do vì sao ban lãnh đạo đăng ký mua vào, không phải đăng ký cho vui, đăng ký là để mua chứ không phải để hù doạ các bạn".

    Tuy nhiên ông phủ nhận khả năng công ty sẽ mang tiền ra mua cổ phiếu quỹ mặc dù cho rằng "nếu dư tiền thì mua vì không có thời điểm nào thú vị như thế này". Cho dù công ty vẫn có nhiều ngàn tỷ trong ngân hàng nhưng để đảm bảo cash flow cho kinh doanh và công ty vẫn phải đi vay ngắn hạn để tài trợ cho hàng tồn kho. Do đó việc vay thêm để mua cổ phiếu quỹ không phải tài chính lành mạnh.

    Công ty cũng phủ nhận sẽ M&A các chuỗi khác ì cho rằng "cái đức làm không ổn lắm trong giai đoạn này", và sẽ dành thời gian để cải tổ cái đã mua. Năm ngoái MWG đã M&A Trần Anh và deal đó "tốn khá nhiều tiền".

    [Cập nhật] Khép lại 1 tuần đầy biến động trên phố Wall vì Covid-19 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:05:00 04-04-2020

    Bất chấp tình hinh dịch bệnh, hàng chục tên tuổi lớn trong rổ S&P 500 được dự báo vẫn có lợi nhuận gấp đôi cùng kỳ

    Lợi nhuận cao gấp đôi cùng kì trong bối cảnh đại dịch đang khiến thị trường cổ phiếu toàn cầu "bốc hơi" cả nghìn tỷ USD vốn hóa? Nói về việc bơi ngược dòng, các công ty này là những ví dụ điển hình trong việc khiến lợi nhuận vẫn sinh sôi trong bối cảnh hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều đang phong tỏa, và tình hình hoạt động của phần lớn các doanh nghiệp đều bị đình trệ.

    Một số cái tên có thể kể ra như cổ phiếu công nghệ Western Digital (WDC), hay nhà sản xuất chip Advanceded Micro Devices( AMD) hoặc doanh nghiệp bất bất động sản Digital Realty Trust (DLR)- theo phân tích của tạp chí Investor's Business Daily với dữ liệu thu thập từ S&P Global Market Intelligence and MarketSmith.

    [Cập nhật] Hàng chục tên tuổi lớn trong rổ S&P 500 được dự báo vẫn có lợi nhuận gấp đôi cùng kỳ - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:38:00 04-04-2020

    Hàn Quốc lấy mức đóng bảo hiểm y tế làm mốc tiêu chuẩn để xét nhận trợ cấp Covid19

    Chính phủ Hàn Quốc ngày 3/4 đã công bố tiêu chí xác định hộ gia đình được hưởng hỗ trợ khẩn cấp nhằm giảm thiểu khó khăn sinh hoạt do ảnh hưởng của COVID-19.

    Thông báo của cơ quan chức năng sở tại cho biết Chính phủ Hàn Quốc sẽ lấy số tiền bảo hiểm y tế mà người dân đóng trong tháng 3 năm nay làm mốc tiêu chuẩn.

    Theo đó, đối tượng được nhận hỗ trợ khẩn cấp là: hộ gia đình 1 người đóng bảo hiểm dưới 88.000 won/tháng (khoảng 71 USD), hộ gia đình 2 người đóng bảo hiểm dưới 150.000 won (khoảng 121 USD), hộ gia đình 3 người đóng bảo hiểm dưới 195.000 won (khoảng 158 USD) và hộ gia đình 4 người đóng bảo hiểm dưới 237.000 won (192 USD).

    Ngoài các tiêu chí trên, Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ áp dụng cả tiêu chuẩn thu nhập thông thường để xác định diện đối tượng hưởng hỗ trợ khẩn cấp.

    Cụ thể là đối với hộ gia đình một thành viên có mức thu nhập dưới 2.640.000 won/tháng (khoảng 2.146 USD); dưới 4.490.000 won (3.650 USD) đối với hộ gia đình 2 thành viên; dưới 5.810.000 won (4.720 USD) với hộ gia đình có 3 thành viên và dưới 7.120.000 won (5.790 USD) đối với hộ gia đình 4 người đều thuộc diện được xét.

    Số tiền hỗ trợ cụ thể cho 4 đối tượng nêu trên lần lượt là 400.000 won (323 USD) với gia đình một thành viên, 600.000 won (484 USD) với gia đình hai thành viên, 800.000 won (646 USD) với gia đình ba thành viên và 1 triệu won (807 USD) với gia đình trên 4 thành viên.

    Bài viết được trích dẫn từ Vietnamplus.vn. Xem bài viết nguồn tại đây:

    Hàn Quốc chi hơn 7 tỷ USD hỗ trợ người dân gặp khó khăn | Tài chính | Vietnam+ (VietnamPlus)www.vietnamplus.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:21:00 04-04-2020

    Ủy ban Basel nới lỏng các quy định về vốn để hỗ trợ ngân hàng

    Hôm qua (3/4), Ủy ban Basel đã đưa ra những hướng dẫn chuyên môn tới các ngân hàng, cho biết rằng những khách hàng đang tìm kiếm sự cứu trợ tạm thời cho việc trả nợ hoặc khoản vay tín dụng được nhà nước bảo lãnh sẽ không cần phải xếp vào loại rủi ro cao hơn.

    Cơ quan này cho biết những hướng dẫn mới này được đưa ra để đảm bảo rằng các ngân hàng phản ánh được hiệu quả giảm thiểu rủi ro của các biện pháp này khi tính toán các yêu cầu về vốn pháp định của họ.

    Theo các quy tắc Basel hiện hành, các yêu cầu về vốn thường cao hơn khi áp dụng cho các khoản vay được phân loại là quá hạn hoặc có khả năng mất vốn cao, điều này xảy ra nếu một ngân hàng không nhận được khoản thanh toán nào từ 90 ngày trở lên. Nhưng những yêu cầu này sẽ khiến các ngân hàng tốn nhiều chi phí hơn trong bối cảnh cơ quan quản lý các nước kêu gọi ngành ngân hàng đưa ra các biện pháp như cho vay bổ sung, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ… nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và các cá nhân chịu ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19.

    Trong những tuần gần đây, các quốc gia trên thế giới đã công bố một loạt các gói kích thích kinh tế chưa từng có để chống lại tác động của dịch bệnh này. Tại Mỹ, các biện pháp cứu trợ lên tới 2.200 tỷ USD, với 454 tỷ USD sẽ được giải ngân thông qua các khoản vay của chính phủ và bảo lãnh cho vay. Các nước EU cũng cho biết sẽ chi tổng cộng 2.700 tỷ euro, bao gồm các chương trình bơm thanh khoản dưới dạng các khoản cho vay từ nhà nước hoặc bảo lãnh tín dụng được thực hiện thông qua các ngân hàng.

    Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đang phải đối mặt với những chỉ trích vì hành động quá chậm trong việc thực hiện các sáng kiến ​​do chính phủ tài trợ, một phần do lo ngại về thiệt hại tiềm tàng đối với các vị trí vốn của họ.

    Do đó, để giải quyết vấn đề này, Ủy ban Basel đã thông báo với các ngân hàng rằng họ có thể loại trừ khoảng thời gian giãn nợ ra khỏi việc tính toán các yêu cầu về vốn của các khoản vay quá hạn và các tài sản không tạo ra thu nhập. Ngoài ra, khi khách hàng được tiếp cận các biện pháp cứu trợ khác như bảo lãnh tín dụng từ nhà nước, các khoản vay hiện hữu của họ không nên được xếp vào những trường hợp không được hưởng các bảo lãnh này, điều này cũng thường làm tăng đánh giá rủi ro và yêu cầu về vốn.

    Chuẩn mực kế toán ngân hàng cũng có thể được áp dụng linh hoạt, ủy ban cho biết. Tổn thất tín dụng dự kiến ​​hiện đã được giảm thiểu tối đa nhờ các biện pháp hỗ trợ của chính phủ được đưa ra trong những tuần gần đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:58:00 04-04-2020

    Bộ GTVT đề xuất đề nghị miễn giảm, hoãn thuế giúp hàng không ứng phó đại dịch Covid-19

    Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì xem xét miễn, giảm một số loại thuế đối với doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải.

    Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 23/1 - 31/12/2020 hoặc liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch, tùy thời điểm muộn hơn.

    [Cập nhật] Khép lại 1 tuần đầy biến động trên phố Wall vì Covid-19 - Ảnh 1.

    Trường hợp cân đối ngân sách gặp khó khăn thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:55:00 04-04-2020

    TT Trump cấm xuất khẩu thiết bị bảo hộ y tế, chỉ trích 3M

    Tổng thống Mỹ hôm qua cho biết ông sẽ viện dẫn luật Sản xuất quốc phòng để cấm "những kẻ vô lương tâm và hám lợi" xuất khẩu các thiết bị bảo hộ y tế quan trọng phòng chống virus corona.

    Trước đó giữa ông Trump và nhà sản xuất khẩu trang 3M đã xảy ra tranh cãi. 3M cảnh báo rằng cấm họ xuất khẩu khẩu trang, đặc biệt là loại N95 nổi tiếng, có thể sẽ khiến mặt hàng này thậm chí khan hiếm hơn ở Mỹ.

    "Chúng ta không hài lòng với 3M. Và những người làm việc trực tiếp cũng không hài lòng với 3M", ông Trump phát biểu tại buổi họp báo ở Nhà Trắng. 

    Tờ Financial Times đưa tin Nhà Trắng đã cố gắng buộc 3M phải xuất khẩu 10 triệu khẩu trang N95 trở lại thị trường Mỹ từ cơ sở ở Singapore thay vì xuất khẩu sang các thị trường châu Á.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:54:00 04-04-2020

    Liệu năm 2020 có đi vào sử sách, trở thành năm suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử?

    ING Think - Tổ chức tư vấn tài chính kinh tế thuộc ING Group dự báo kinh tế hậu Covid-19 có thể đi theo 4 dạng biểu đồ, chữ U, W, V và L.

    Kịch bản chữ L - trường hợp xấu nhất

    Trong trường hợp xấu nhất đối với nền kinh tế toàn cầu, ING Think cho rằng các biện pháp cách ly xã hội sẽ phải kéo dài đến cuối năm nay.

    Mọi thứ sẽ trở lại bình thường từ quý 2/2021, nếu vaccine được phát triển và có thể được triển khai trên diện rộng trong những tháng mùa đông. Sự phục hồi ở đây có thể nhanh hơn và mạnh hơn một chút so với các kịch bản khác, vì nếu có vaccine thì virus sẽ hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Đây rõ ràng là một kịch bản cực đoan với nhiều biến động về kinh tế, xã hội, và là một kịch bản có vẻ khá khó xảy ra ở giai đoạn này.

    [Cập nhật] Khép lại 1 tuần đầy biến động trên phố Wall vì Covid-19 - Ảnh 1.

    Trong kịch bản này, hầu hết các nền kinh tế sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy và gần như không thể tưởng tượng được trong nửa còn lại của năm 2020. Năm 2020 sẽ đi vào sử sách, trở thành năm có suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, ​​hầu hết các nền kinh tế suy thoái với tốc độ hai chữ số trong năm.

    Sự phục hồi vào năm 2021 sẽ tương đối chậm chạp và phải đến năm 2023 thì hầu hết các nền kinh tế mới trở lại mức trước khủng hoảng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:47:00 04-04-2020

    Dow Jones rớt hơn 300 điểm

    Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 360,91 điểm, tương đương 1,7%, xuống 21.052,53. S&P 500 mất 1,5% còn 2.488,65 điểm. Nasdaq Composite cũng sụt 1,5% và đóng cửa ở mức 7.373,08 điểm. 

    Trong 4 tuần trở lại đây, Phố Wall hiện đã ghi nhận tới 3 tuần có diễn biến tiêu cực, Dow Jones rớt 2,7% trong tuần này, S&P 500 mất 2,1% và Nasdaq rớt 1,7%. 

    [Cập nhật] Khép lại 1 tuần đầy biến động trên phố Wall vì Covid-19 - Ảnh 1.

    Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết số người chết ở bang này đã tăng 562 trong 24 giờ lên hơn 2.900, chứng kiến mức tăng lớn nhất cho đến nay. Ngoài ra, ông Cuomo cũng nói thêm rằng đường cong của số lượng ca nhiễm tiếp tục tăng lên, hiện bang này đã có tới hơn 100.000 người nhiễm.

    Theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố tối 3/4, trong tháng trước, số việc làm của Mỹ giảm tới 701.000 - cao hơn nhiều lần so với mức dự báo giảm 100.000 được các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg đưa ra trước đó. Đây là lần đầu tiên số liệu việc làm theo tháng sụt giảm kể từ 2010 đến nay. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng vọt lên mức 4,4%, cao nhất kể từ 2017, trong khi số liệu tháng 2 là 3,5%, thấp nhất 50 năm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ

BBT

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên