Cập nhật lúc

[Cập nhật] Họp liền 16 tiếng, các bộ trưởng tài chính EU vẫn thất bại trong việc đạt thỏa thuận về gói kích thích thời Covid-19

Những khác biệt về lợi ích chính là lý do khiến các Bộ trưởng Tài chính EU không thể tìm được tiếng nói chung cho các biện pháp kích thích.


 diễn biến
  • 10:50:00 08-04-2020

    Khác biệt chưa tìm thấy lời giải

    Covid-19, bùng lên ở Trung Quốc năm 2019, đang khiến các nền kinh tế lớn của châu Âu rơi vào tình trạng bị phong tỏa. Hoạt động kinh doanh đang bị đình trệ trong khu vực châu Âu và điều đó gây áp lực, buộc các chính phủ phải có những hành động táo bạo để hỗ trợ doanh nghiệp và công dân.

    Tuy nhiên, sau 16 giờ đàm phán, các bộ trưởng tài chính của khu vực đồng tiền chung châu Âu (EU) vẫn chia rẽ về cách tốt nhất để cung cấp các khoản vay cũng như các vấn đề liên quan đến nợ chung của châu Âu.

    [Cập nhật] Họp liền 16 tiếng, các bộ trưởng tài chính EU vẫn thất bại trong việc đạt thỏa thuận về gói kích thích thời Covid-19 - Ảnh 1.

    "Chúng tôi đã tiến gần một thỏa thuận nhưng vẫn chưa thể có được nó", ông Mario Centeno, chủ trì cuộc họp của 19 bộ trưởng tài chính EU, viết trên Twitter.

    Nhóm các bộ trưởng đã bàn thảo về một hạn mức tín dụng mới được cung cấp bởi Cơ chế Ổn định châu Âu, một quỹ khẩn cấp được thành lập sau cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền. Một vài trong số các quốc gia, đặc biệt là Hà Lan, thúc đẩy các điều kiện gắn liền với những khoản vay. Tuy nhiên, các quốc gia khác như Italy và Tây Ban Nha không muốn có bất cứ điều kiện nào.

    Các bộ trưởng cũng bị chia rẽ trong việc hướng tới phát hành nợ chung. Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Ireland và Luxembourg thúc đẩy một cam kết bằng văn bản nhằm hướng tới việc phát hành nợ chung. Tuy nhiên, một lần nữa, Hà Lan lại phản đối.

    Wopke Hoekstra, bộ trưởng tài chính Hà Lan, cho biết rằng đất nước của ông "đã và vẫn chống lại ý tưởng về trái phiếu bằng đồng euro, một công cụ kết hợp với chứng khoán các nước châu Âu". "Chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải pháp cho EU. Chúng tôi sẽ phải đảm bảo các khoản nợ của các quốc gia khác, một điều không hợp lý", ông Hoekstra cho biết thêm trên Twitter.

    Những khác biệt buộc các bộ trưởng tài chính phải có những cuộc họp thâu đêm nhằm đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, điều đó đã không thể diễn ra. Việc các nước EU càng lâu đạt được một thỏa thuận, ý nghĩa của nó càng sụt giảm nhất là khi các quốc gia đang phải oằn mình chống lại dịch bệnh đang bùng phát ở châu Âu.

    "Về lâu dài, cách mà EU và khu vực đồng tiền chung châu Âu phản ứng với tình trạng khẩn cấp, điều chưa từng có được gây ra bởi virus corona, có thể định hình thái độ đối với sự hội nhập ở châu Âu trong nhiều thập kỷ tới", ông Marion Hense, nhà kinh tế tại ngân hàng Berenberg, cho biết.

    Tình trạng bế tắc ngay lập tức được các đảng phái chống EU tận dụng. Matteo Salvini, người đứng đầu đảng Lega chống EU ở Italy, cho biết ông không tin tưởng vào các khoản vay từ EU và ông cũng không muốn Italy phải hỏi Berlin hay Brussels để có thêm tiền.

    Tại Đức, những người chống Eu cũng lên tiếng. Họ không muốn tiền thuế của người Đức bị đổ vào các khoản nợ của cả EU.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:44:00 08-04-2020

    Kinh tế toàn cầu đã rơi vào suy thoái và đây là bằng chứng

    Đại dịch Covid-19 lây lan khắp toàn cầu và để lại những hậu quả nghiêm trọng khiến kinh tế toàn cầu thực sự đã rơi vào suy thoái và những ngày tháng 3 chính là điểm khởi đầu.

    Hàng loạt dữ liệu kinh tế của các nước được công bố cảnh báo một cú sập của thương mại, đầu tư kinh doanh, thu hẹp chi tiêu tiêu dùng cũng như thất nghiệp gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh lây lan khắp toàn cầu.

    Bằng chứng suy thoái của kinh tế thế giới đang được nhìn thấy trên các đại dương bởi những chuyến tàu vốn được đùng để đo mức độ của giao thương toàn cầu. Riêng với Mỹ, hai tuần đầu tiên của tháng 3 cho thấy các chuyến hàng đã ít đi hơn 1 nửa so với năm trước. Thiệt hại nghiêm trọng nhất với Mỹ là ngành công nghiệp ô tô. 19% số lượng tàu được dùng để vận chuyển loại hàng hóa này đã bị nằm tại cảng, cao gần gấp đôi so với 1 năm trước.

    [Cập nhật] Không chỉ mất 1 tỷ USD vì đại dịch, phản ứng của thị trường cho thấy Tổng thống Trump nên nghe lời các chuyên gia - Ảnh 1.

    Sau khi Mỹ báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp cao hơn dự kiến, các số liệu khác trong tháng 3 đã minh họa cách Covid-19 kéo dài sự tê liệt từ sản xuất đến các hộ gia đình, từ các cường quốc thương mại đến các nền kinh tế và thị trường mới nổi.

    Ở Đức, lượng xe đăng ký mới vào tháng 3, vốn thường được coi là tháng cao điểm, đã giảm 38% so với một năm trước đó. Tỷ lệ này ở Anh là 44%. Ba trong số các nền kinh tế lớn nhất trong thế giới Ả rập đang oằn mình với khó khăn. Chỉ số dịch vụ ở Brazin thì rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016. Doanh số bán xe ở Nam Phi cũng giảm tới 30%.

    Ở Australia, nơi tránh được suy thoái kinh tế trong 3 thập kỷ, những quảng cáo tìm kiệc đã giảm mạnh nhất kể từ năm 2009 dù quốc gia này chưa bị đóng cửa cho tới cuối tháng.

    "Toàn bộ hệ thống, từ chuỗi cung ứng, đều đã bị rung chuyển. Trong một số khía cạnh, bức tranh ngày hôm nay trông có vẻ ảm đạm hơn so với cuộc khủng hoảng 2008-2009", ông Roberto Azevedo, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết.

    WTO dự kiến đưa ra một dự báo mới cho thương mại toàn cầu vào tháng tư. Ông Azevedo đưa ra các kịch bản khá tệ, với mức giảm lớn hơn so với 12,6% với thương mại toàn cầu và 2% sụt giảm của các nền kinh tế trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.

    Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng chia sẻ những triển vọng bi quan của WHO. Cả hai tổ chức này đều dự báo thế giới sẽ rơi vào một cuộc suy thoái lớn trong năm nay. Cùng với đó là những dự báo ngày càng ảm đạm của các nhà kinh tế.

    Hiện tại, nền kinh tế toàn cầu đang hụt hơi nhanh hơn so với những ngày đầu của cuộc khủng hoảng tài chính. Số liệu tháng 3 cho thấy nền kinh tế toàn cầu sụt giảm hàng năm với tỷ lệ 0,5%, cao hơn so với con số 0,1% được đưa ra hồi tháng 2.

    Từ Ấn Độ tới Italy, việc đóng cửa cả nước khiến các doanh nghiệp đình trệ trong bối cảnh hàng tỷ người phải ở nhà trong nhiều tuần, gây ra cú sốc cung cầu đồng thời khiến mạng lưới sản xuất và hậu cần toàn cầu không thể hấp thụ được những biến động to lớn này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:38:00 08-04-2020

    Tổng thống Trump yêu cầu bổ sung 250 tỷ USD nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, ông đã tham vấn với lãnh đạo Quốc hội về việc cần tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Nếu được Quốc hội thông qua, khoản tiền này sẽ bổ sung vào gói 350 tỷ USD cho vay có thể không phải hoàn trả đối với các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ. Đây là một phần của gói hỗ trợ tài chính trị giá 2.300 tỷ USD nhằm giúp người dân và doanh nghiệp Mỹ vượt qua khó khăn do Covid-19 gây ra.

    Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosy ngày 6/4 vừa qua cho biết, đã tham vấn với lãnh đạo Hạ viện thuộc đảng Dân chủ về một dự luật hỗ trợ tài chính tiếp theo có thể lên tới 1.000 tỷ USD. Bà Pelosy hy vọng sẽ có thể đưa dự luật này ra bỏ phiếu tại Hạ viện vào cuối tháng này.

    Tổng thống Trump yêu cầu bổ sung 250 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp nhỏvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:27:00 08-04-2020

    Tesla cắt giảm lương nhân viên, áp dụng biện pháp làm việc theo giờ

    Trong tuyên bố mới nhất, Tesla thông báo sẽ giảm lương tất cả nhân viên cũng như áp dùng hình thức lao động theo giờ đối với các công nhân sau khi các chính sách nghiêm ngặt của Mỹ nhằm ngăn ngừa virus corona lây lan đã buộc gã khổng lồ xe điện phải tạm dừng sản xuất xe mới.

    Trong thư điện tử gửi cho tất cả nhân viên, Tesla cho biết công ty này dự kiến sẽ tiếp tục sản xuất tại nhà máy ô tô ở Fremont, California vào ngày 4/5. Điều đó đồng nghĩa rằng tình hình hiện tại sẽ kéo dài gần 1 tháng tới.

    [Cập nhật] Không chỉ mất 1 tỷ USD vì đại dịch, phản ứng của thị trường cho thấy Tổng thống Trump nên nghe lời các chuyên gia - Ảnh 1.

    Trong quý 1, Tesla đã sản xuất 103.000 xe và giao 88.400 xe cho khách hàng. Điều này vẫn khiến các nhà đầu tư hài lòng. Tuy nhiên, họ chưa chính thức rút lại tài liệu mà họ phát cho các nhà đầu tư nói về khả năng giao 500.000 xe trong năm 2020.

    Bên cạnh thông báo về việc cắt lương và yêu cầu công nhân chuyên sang hình thức làm việc theo giờ, Tesla cũng cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ nhân sự trong việc tìm kiếm các khoản trợ cấp thất nghiệp từ chính phủ. Những nhân viên quan trọng cần liên lạc trực tiếp với quản lý hoặc người phụ trách nhân sự để có thêm thông tin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:14:00 08-04-2020

    Môi trường hưởng lợi lớn từ dịch bệnh

    Theo công bố mới nhất trên Bloomberg, tình trạng dịch bệnh lây lan khiến cho lượng sử dụng điện trong năm 2020 giảm tới 3,1%, cao gấp 3 lần so với ước tính trước đó. Trong khi đó, các mỏ sẽ cung cấp 537 triệu tấn trong năm nay, giảm 22% so với 690 triệu tấn của năm ngoái. Một tháng trước khi tình trạng đóng cửa được ban bố ở Mỹ, các chuyên gia năng lượng cho rằng sản lượng than sẽ giảm 17% trong năm nay.

    [Cập nhật] Không chỉ mất 1 tỷ USD vì đại dịch, phản ứng của thị trường cho thấy Tổng thống Trump nên nghe lời các chuyên gia - Ảnh 1.

    Không chỉ ở Mỹ, tình trang tiêu thị điện và than trên toàn thế giới cũng sẽ giảm mạnh khi hàng loạt hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đóng cửa bởi virus lây lan. Việc hạn chế tiếp xúc xã hội, khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà, trường học và các hoạt động kinh doanh đóng cửa khiến lượng điện năng tiêu thụ giảm mạnh.

    Lượng khi thải CO2 ở Mỹ được dự kiến sẽ giảm 7,5% trong năm 2020 và tiếp tục giảm 3,6% trong năm tới. Nó cao hơn nhiều so với con số lần lượt là 2,2% và 0,4% được đưa ra trong dự báo hồi tháng 3.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:40:00 08-04-2020

    Bài học cho Tổng thống Trump

    Trong tuyên bố ngày 7/4, Forbes ước tính tài sản ròng của vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã giảm 1 tỷ USD trong 1 tháng xuống còn 2,1 tỷ USD. Bất động sản là một trong những lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng, với mức giảm 37% so với đỉnh từ ngày 1/3/2020 đến ngày 18/3, ngày Forbes chốt sổ tỷ phú.

    Điều này kéo tụt giá trị của các công ty kinh doanh khách sạn, chủ sở hữu căn hộ và kinh doanh sân golf, những mảng kinh doanh chủ trốt của tập đoàn Trump.

    Là người luôn cố gắng để mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ một cách nhanh nhất, ông Trump thường có những phát ngôn khác với lời khuyên của các chuyên gia y tế. Thậm chí, ông chủ Nhà Trắng còn nói về các loại thuốc chữa Covid-19 dù nó chưa thực sự được kiểm chứng. Nhen nhóm hy vọng về 1 nền kinh tế mạnh và thị trường chứng khoán bùng nổ được xem là tấm vé để ông Trump tái tranh của.

    Trong tuần này, S&P 500 đã có cú phục hồi mạnh mẽ để bước vào vùng tăng trưởng kỹ thuật. Nó cung cấp bằng chứng cho thấy nhiều nhà đầu tư tin rằng các biện pháp cách ly cộng đồng là cách nhanh nhất để phục hồi.

    Sáng đầu tuần này, Italy và Tây Ban Nha thông báo số ca tử vọng ít nhất trong hơn 2 tuần trong khi New York lần đầu tiên có số ca tử vong giảm, các dấu hiệu cho thấy việc cách ly xã hội và đóng của nền kinh tế cuối cùng cũng mang lại hiệu quả. Thị trường cũng tăng mạnh sau những thông tin này.

    [Cập nhật] Không chỉ mất 1 tỷ USD vì đại dịch, phản ứng của thị trường cho thấy Tổng thống Trump nên nghe lời các chuyên gia - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng có 3 yếu tố khiến tình hình được cải thiện là các biện pháp được Chính quyền đưa ra như thông tin rõ ràng, chính xác và kịp thời vè virus, số lượng ngày càng tăng những người biết ai đó đã nhiễm bệnh hay các biện pháp "đánh lạc hướng" của chính phủ. Sự thật trần trụi đã khiến người Mỹ cảm thấy đỡ lo sợ hơn, dù nó rất đáng sợ.

    Dù đúng hay sai, ông Trump luôn xem thị trường chứng khoán là một cuộc trưng cầu dân ý về hiệu quả những sách lược của mình. Rõ ràng, chứng khoán đã tăng khi ông Trump miễn cưỡng đóng cửa nền kinh tế hay đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt. Duy trì tình trạng hiện nay có thể không tạo ra sự phục hồi nhanh chóng mà Trump mong muốn, nhưng đó là cách nhanh nhất để đưa nền kinh tế thoát khỏi trạng thái ngủ đông.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ

Duy Minh

Nhịp sống kinh tế

Nóng
Trở lên trên