Trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chuyến bay chở 450.000 bộ trang phục bảo hộ từ Việt Nam đã hạ cánh xuống Dallas, Texas và sẵn sàng được chuyển tới các y bác sĩ để chống dịch Covid-19.
BIDV vừa công bố gói cho vay vốn trung và dài hạn với quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất chỉ từ 7,3%/năm, triển khai từ nay đến 30/09/2020 (hoặc đến hết quy mô gói). Đây là gói tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua nhà, xe ôtô hay sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân.
Cụ thể, ngân hàng đưa ra 5 lựa chọn cho người vay mua nhà, mua xe hay sản xuất nhỏ gồm: Lãi suất từ 7,3%/năm trong 6 tháng đầu tiên; lãi suất từ 7,8%/năm trong 12 tháng; lãi suất từ 8,2%/năm trong 18 tháng; lãi suất từ 8,6%/năm trong 24 tháng; hoặc lãi suất từ 9,3%/năm trong 36 tháng. Thời gian áp dụng mức lãi suất trong các lựa chọn trên tính từ thời điểm giải ngân lần đầu.
Trong đó, riêng gói cho vay áp dụng lãi suất cố định trong 18 đến 36 tháng là chỉ áp dụng với các khách hàng vay nhu cầu nhà ở, chứ không phục vụ nhu cầu kinh doanh hoặc đầu tư.
Ngân hàng cho biết lãi suất nói trên là đã được điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ tối đa khách hàng trong và sau thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trước đó ngân hàng này cũng đưa ra gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, lãi suất chỉ từ 6,5%/năm, triển khai từ đầu tháng 4 đến 31/07/2020 hoặc đến khi hết quy mô gói. Đối tượng áp dụng là các khách hàng cá nhân phục vụ sản xuất kinh doanh có các khoản vay giải ngân mới sau 30/3/2020.
Cụ thể, ngân hàng quy định đối với các khách hàng mới (có quan hệ tín dụng với BIDV dưới 6 tháng hoặc không có số dư cấp tín dụng và không có hợp đồng cấp tín dụng còn hiệu lực giải ngân, phát hành bảo lãnh, cam kết thanh toán với thời gian trên 12 tháng) sẽ hưởng lãi suất chỉ từ 6,5%/năm đối với khoản vay dưới 6 tháng và từ 7%/năm đối với khoản vay từ 6 tháng đến 12 tháng. Với khách hàng khác cũng được BIDV hỗ trợ lãi suất chỉ từ 7%/năm đối với khoản vay kỳ hạn dưới 6 tháng và từ 7,5%/năm đối với khoản vay từ 6 tháng đến 12 tháng.
Như vậy chỉ trong hơn 1 tuần BIDV đã đưa ra 2 gói tín dụng tổng cộng 50.000 tỷ đồng cho các khách hàng cá nhân vay để giảm ảnh hưởng của Covid-19.
“Với những điều đang xảy ra, bài toán của lãnh đạo doanh nghiệp là làm thế nào để giảm chi phí, có được dòng tiền để tồn tại, doanh nghiệp không phải chết hay cho nhân viên nghỉ quá nhiều”, ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch (TAB) nói với Trí Thức Trẻ.
-Ở thời điểm dịch Covid-19 mới xuất hiện ở Việt Nam, TAB có đề xuất một loạt giải pháp với Chính phủ nhằm giải cứu ngành du lịch trong nước. Đến nay, diễn biến dịch đã thay đổi rất nhiều, các kiến nghị liệu có phải điều chỉnh?
Tình hình dịch đang thay đổi hàng ngày, ở mức mà chúng ta khó lòng dự báo được. Thị trường du lịch đang xảy ra đồng thời hai yếu tố: thứ nhất, nền tảng du lịch không tồn tại; thứ hai là sự thay đổi của nhu cầu, sức mua, thói quen của người tiêu dùng.
Tôi tin chắc là nhu cầu và sức mua sẽ thay đổi khi các quốc gia đã bàn đến tình trạng suy thoái kinh tế.
Thói quen cũng thế, thời gian dài chống dịch sẽ dẫn đến thói quen của khách hàng thay đổi rất nhiều. Ví dụ người già chưa chắc đã muốn đi du lịch nhiều như trước. Khách cũng không thích vào các khu công viên chủ đề rộng lớn nữa, họ sẽ đi ít lại nhưng tinh lọc và cẩn trọng hơn.
Không ai có thể dự báo được tình hình nhưng TAB chắc chắn sẽ đi cùng Chính phủ để tư vấn chính sách.
Các chính sách cho doanh nghiệp lúc này rất có ý nghĩa, nhất là tập trung vào việc đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, duy trì hoạt động, cũng như gợi ý cách xử lý cho từng trường hợp dịch bệnh diễn ra ở những cấp độ khác nhau.
Tôi cũng cho rằng trong diễn biến hiện nay cần phải rất bình tĩnh để nắm được thông tin, dữ liệu, theo dõi việc xảy ra ở các quốc gia khác và tập trung lắng nghe ý kiến của các chuyên gia.
TAB cũng đang làm đúng theo những nguyên tắc này khi kết hợp với các đối tác hàng đầu trong nước và trên thế giới ở nhiều lĩnh vực để có được thông tin chính xác nhất. Trên nền tảng đó, khi có những kiến nghị phù hợp với Việt Nam, chúng tôi sẽ đóng góp ý kiến với Chính phủ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://cafef.vn/chu-tich-hoi-...
Theo bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM, trong các quý tiếp theo, kinh tế Việt Nam được dự báo có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường.
Bà nhấn mạnh: Nếu không tháo gỡ khó khăn kịp thời, phù hợp, một bộ phận doanh nghiệp khó có thể trụ vững cho đến khi hết dịch. Khi ấy, sức sống và khả năng tận dụng các cơ hội trong điều kiện bình thường (từ các FTA, Cách mạng Công nghiệp 4.0...) của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng đáng kể. Một hệ lụy khác kèm theo là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Theo bà Trần Thị Hồng Minh, các biện pháp đã đề ra và thực hiện đến nay là khá kịp thời, bước đầu phát huy hiệu quả tích cực. Tiếp nối kết quả đó, tư duy hỗ trợ trong thời gian tới vẫn cần lưu tâm bảo đảm kịp thời, tập trung và đúng liều lượng.
Các chỉ số vĩ mô đang cho thấy kinh tế Việt Nam phải chịu cú sốc lớn do dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế vẫn kỳ vọng rằng kinh tế Việt Nam sẽ vực dậy nhanh chóng khi dịch kết thúc do bản chất nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng tốt, còn Covid-19 là một biến ngoại sinh.
Sản lượng toàn cầu tiếp tục suy giảm mỗi ngày, kể từ khi đại dịch bùng phát. Sự trì trệ hiện đang diễn ra là chưa từng có, nghiêm trọng hơn bất kỳ cuộc suy thoái nào trong 150 năm qua, Project Syndicate nhận định.
Ngay cả khi các ngân hàng trung ương và cơ quan tài khóa đã nỗ lực hết sức để giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế, thì thị trường tài sản ở các nền kinh tế tiên tiến đều đã sụp đổ. Vốn cũng đã bị rút khỏi các thị trường mới nổi với tốc độ chóng mặt. Một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng đi kèm khủng hoảng tài chính là không thể tránh khỏi. Câu hỏi chính bây giờ là suy thoái kinh tế sẽ nghiêm trọng đến mức nào và kéo dài trong bao lâu.
Trong lịch sử, chúng ta đều thấy rằng, sự quyết tâm và tinh thần sáng tạo của con người sẽ chiến thắng mọi thứ: bệnh dịch, chiến tranh, thảm họa môi trường... Nhưng cái giá con người phải trả là bao nhiêu? Các thị trường đều đang thận trọng, mặc dù họ cũng hy vọng rằng sẽ có sự phục hồi nhanh chóng, khoảng vào quý IV năm nay. Nhiều nhà bình luận cho rằng kinh nghiệm chống dịch của Trung Quốc sẽ là một tấm gương đáng khích lệ cho phần còn lại của thế giới.
Nhưng quan điểm đó có thực sự hợp lý? Ngành sản xuất ở Trung Quốc đã hồi phục phần nào, nhưng không rõ ràng khi nào họ mới có thể trở lại mức "tiền Covid-19".
Chúng ta phải trả lời hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất: Ngay cả khi sản xuất của Trung Quốc hồi phục hoàn toàn, ai sẽ mua những hàng hóa đó?
Chiều 8/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc chuẩn bị nội dung Hội nghị trực tuyến "4 trong 1" của Chính phủ với các địa phương.
Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh suy thoái được nhìn nhận còn nặng nề hơn cả năm 2008, chưa bao giờ các quốc gia trên toàn thế giới đồng loạt thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, nỗ lực vượt qua suy thoái như hiện nay.
Một số ngành quan trọng đều suy giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản, nhiều ngành hoạt động cầm chừng và sẽ nguy hiểm hơn nếu dịch bệnh kéo dài, Thủ tướng lưu ý cần nêu rõ bức tranh tổng thể để các cấp, các ngành nhận thức rõ khó khăn.
Cũng tại cuộc họp, Thủ tướng cho biết, về gói hỗ trợ tiền tệ, hiện nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng, Thủ tướng nêu rõ tinh thần không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, tạo mọi thuận lợi để doanh nghiệp tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh. Không được để tình trạng nơi nào quen biết thì cho hưởng mức thấp, nơi nào không quen biết thì để như cũ.
Nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng dưới tác động của dịch COVID-19, khởi đầu tại tâm điểm bùng phát dịch - Trung Quốc - khiến quốc gia này cắt giảm khoảng 20-25% nhu cầu, kéo theo ảnh hưởng làm giá dầu trên thế giới giảm sốc.
Diễn biến dịch tiếp tục phức tạp, lan rộng sang các nước châu Âu, đặc biệt từ sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC, với đại diện là Ả-rập Xê-út) và Nga đã không đạt thỏa thuận cắt giảm sản xuất vào đầu tháng 3 đã kéo giá dầu rớt không phanh.
Ghi nhận, trong tháng 3, dầu WTI giảm 54%, trong khi dầu Brent giảm 55% xuống lần lượt 20,48 USD/thùng và 22,74 USD/thùng. Tính chung trong quý 1/2020, cả 2 loại dầu đều giảm 66%.
Bước sang tháng 4, những thông tin can thiệp giúp giá dầu có phần hồi phục nhẹ, song việc Saudi Arabia và Nga trì hoãn cuộc họp các nhà sản xuất dầu giữa cao điểm dịch đang gây áp lực trở lại lên giá dầu. Chốt phiên giao dịch ngày 6/4, dầu thô Brent giảm 1,06 USD tương đương 3,1% xuống 33,05 USD/thùng và dầu thô WTI giảm 2,26 USD tương đương 8% xuống 26,08 USD/thùng.
Giá dầu giảm đang gây cú sốc vô cùng lớn lên ngành dầu khí, khi hầu hết kế hoạch kinh doanh đặt ra đều ở mức giá 60 USD/thùng, việc bay hơi 50% thậm chí rủi ro vẫn còn tiếp diễn đang đưa ngành vào thế "gồng mình" ứng phó. Hệ quả, nhiều tập đoàn, công ty dầu khí lớn trên thế giới đã cắt giảm việc làm, sa thải công nhân.
Riêng tại Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kết thúc quý 1/2020 với doanh thu ước đạt 88.300 tỷ đồng, giảm 13.194 tỷ đồng (-13%); lợi nhuận sau thuế ước đạt 4.440 tỷ đồng, giảm 4.580 tỷ đồng (-51%) so với cùng kỳ năm 2029. Trong tâm thư mới nhất, lãnh đạo PVN kêu gọi CBCNV Tập đoàn cùng "đồng cam, cộng khổ", cùng "thắt lưng buộc bụng", cùng chia sẻ khó khăn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực kể cả việc thực hiện cắt, giảm lương, thu nhập của mỗi cá nhân trong giai đoạn này.
Chiều ngược lại, là nguồn nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành nghề, việc giá dầu giảm đang mang lại cơ hội giảm thiểu áp lực chi phí, ổn định nguồn thu cho các doanh nghiệp vận tải, điện lực đốt khí, sản xuất nhựa và nguyên phụ liệu nhựa cũng như phân bón, khi giá dầu chiếm trên 30% chi phí sản xuất của những đối tượng này.
Ngành vận tải: Có thể hưởng lợi khi giá dầu chiếm 30-40% giá vốn, nhưng áp lực lớn hơn đến từ việc ngưng hoạt động bởi dịch COVID-19
Đầu tiên phải nói đến ngành vận tải, giá xăng Jet A1 và dầu DO/FO để vận hành máy bay và tàu biển có tương quan thuận chiều với giá dầu thô. Từng lao đao khi giá dầu tăng mạnh với chi phí nhiên liệu chiếm tới 30-50% cơ cấu chi phí, các hãng hàng không gồm Vietnam Airlines (HVN), Vietjet Air (VJC), Jetstar Pacific, Bamboo Airways (Tập đoàn FLC) rõ ràng hưởng lợi từ việc giá dầu lao dốc. Tàu biển có Superdong Kiên Giang (SKG).
Mặc dù vậy, việc cắt giảm đáng kể tần suất bay khiến hàng trăm, hàng ngàn tàu bay Việt đang nằm không. Ngành hàng không theo đó vẫn đang chịu áp lực cực kỳ lớn từ dịch COVID-19. Riêng Vietnam Airlines, với nguồn thu chính đến từ vận tải, hãng liên tục ‘kêu cứu’ trước tình trạng đóng băng, Vietnam Airlines đã phát đi thông báo cần sự hỗ trợ từ Nhà nước với tổng số tiền là 12.000 tỷ đồng để đảm bảo khả năng thanh toán, khi mà lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỷ đồng đã cạn kiệt.
Từng là quý gặt hái mọi năm, riêng 3 tháng đầu năm nay Vietnam Airlines ước lỗ 2.400 tỷ trong quý 1, cả năm có thể lỗ gần 20.000 tỷ nếu dịch kéo dài đến quý 4.
Đáng chú ý, giữa thời buổi lao đao vì dịch, tân binh Vietravel Airlines vừa chính thức được phê duyệt đầu tư, dự kiến sẽ khai thác chuyến đầu tiên vào năm 2021. Nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại về bối cảnh chật vật của xuất phát điểm Vietravel Airlines, song giá dầu giảm có thể là cơ hội để hãng đàm phán được nguồn nhiên liệu giá rẻ cho chặng đường tới.
Với vận tải đường bộ, việc giá dầu giảm cũng phần nào giảm áp lực chi phí hiện tại lên các hãng taxi, xe buýt, xe tải… Những doanh nghiệp hưởng lợi phải kể đến Vinasun (đang dần hồi phục với định hướng thu hẹp hoạt động, thanh lý bớt tài sản và tập trung dịch vụ đặt xe hợp đồng, poster quảng cáo trên xe…), Mai Linh, Phương Trang…
Nhiệt điện khí: Ngắn hạn có thể chưa đáng kể khi giá khí ấn định theo hợp đồng 3-6 tháng
Khác với vận tải, một ngành vẫn phải hoạt động bất kể dịch là điện – nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Trong đó, các đơn vị nhiệt điện sử dụng khí đốt làm nguyên liệu đầu vào (nhiệt điện khí) đang hưởng lợi từ việc giá dầu đi xuống.
Thống kê, nguồn nhiên liệu khí đốt ước tính chiếm khoảng trên 30% giá vốn của các doanh nghiệp sản xuất, bao gồm Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2), PV Power (POW), EVNGenco 3 (PGV)… Trong đó, PV Power đang nắm giữ các dự án điện khí lớn như Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch. EVNGenco 3 đầu tư các dự án Phú Mỹ, Bà Rịa.
Theo giới phân tích, sự biến động giá khí lên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành điện sẽ phân bổ: với 85% thay đổi giá nguyên liệu đầu vào chuyển sang cho EVN, chỉ có 15% sản lượng điện từ việc giá nguyên vật liệu khí thấp.
Tuy nhiên, những đơn vị này cũng khó để được hưởng lợi ngay bởi giá khí thường đã được ấn định theo hợp đồng trước đó (thời hạn 3-6 tháng). Chưa kể, xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh giữa đại dịch COVID-19 đang làm giảm đáng kể nhu cầu về điện nói chung và nhiệt điện khí nói riêng, bên cạnh cơ hội giảm chi phí các đơn vị này cũng phải đối mặt với tình trạng giảm nguồn thu chung.
Một số ngành khác như nhựa, phân bón, săm lốp… cũng phần nào giảm được gánh nặng chi phí
Một ngành chật vật liên tiếp những năm gần đây, phân bón có thể cũng sẽ hưởng lợi đáng kể từ giá dầu giảm. Khi mà, một trong những yếu tố kéo lùi biên lợi nhuận chính của doanh nghiệp liên quan đến giá khí đầu vào.
Một số doanh nghiệp đầu ngành có thể kể đến như Đạm Cà Mau (DCM), Đạm Phú Mỹ (DPM), Phân bón Miền Nam (SFG), Phân bón Bình Điền (BFC)… Giá dầu giảm giúp các doanh nghiệp này được hưởng lợi theo 2 hướng: giá khí đầu neo theo giá dầu FO tỷ lệ thuận và giá xăng dầu giảm giúp chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng giảm.
Dù vậy, vẫn còn đó nhiều khó khăn bủa vây doanh nghiệp khi cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt, nhu cầu giảm kéo theo bởi ngành nông nghiệp, chi phí đầu tư tại các dự án lớn và hơn hết là câu chuyện VAT vẫn còn bỏ ngỏ.
Tương tự, ngành nhựa với những tên tuổi lớn như Nhựa Bình Minh (BMP), Nhựa Tiền Phong (NTP)… cũng hưởng lợi từ giá dầu giảm. Trong đó đầu vào của ngành gồm hạt nhựa PE và PP (chế phẩm dầu mỏ) được xem là tương quan cao với giá dầu. Ngược lại, với nhựa PVC, tương quan chỉ đạt mức trung bình.
Cuối cùng, ngành có quan hệ mật thiết với giá dầu - cao su. Giá dầu giảm khiến giá cao su tổng hợp giảm - sản phẩm thay thế cao su tự nhiên, điều này trung lập với ngành cao su tuy nhiên là yếu tố có lợi cho ngành săm lốp. Trong đó, nguyên liệu chế tạo săm lốp gồm cao su tự nhiên - 35% giá vốn và cao su tổng hợp với tỷ lệ ~15%. Một số doanh nghiệp săm lốp trên sàn gồm Cao su Sao Vàng (SRC), Cao su Đà Nẵng (DRC), Cao su Miền Nam (CSM)...
Bản Outlook sửa đổi phản ánh thêm tác động leo thang của đại dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam thông qua các ngành du lịch và xuất khẩu, đồng thời làm suy yếu cầu nội địa
Sự khẳng định này phản ánh triển vọng tăng trưởng trung hạn mạnh mẽ của Việt Nam, kéo dài kỷ lục về khả năng vĩ mô, mức nợ chính phủ thấp hơn và tài chính bên ngoài mạnh hơn so với các công ty cùng ngành, bao gồm dự trữ ngoại hối được xây dựng trong vài năm trước trong điều kiện kinh tế thuận lợi hơn.
Fitch dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 3,3% vào năm 2020, từ mức 7,0% vào năm 2019, do đại dịch. Đây sẽ là tốc độ tăng trưởng hàng năm thấp nhất kể từ giữa những năm 1980. Tăng trưởng trong quý 1/2020 giảm xuống còn, từ khoảng 7,0% quý 4/2019.
Dự báo cho năm 2020 là không chắc chắn và có rủi ro sẽ còn giảm thêm, tùy thuộc vào diễn biến của đại dịch, cả ở Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu chính. Cho đến nay, số ca dương tính ở Việt Nam là tương đối thấp, nhưng dịch bệnh có thể diễn biến xấu đi. Việt Nam đã phải kiềm chế hoạt động kinh tế và kinh doanh để ngăn chặn sự lây lan.
Các ngành du lịch và xuất khẩu đặc biệt dễ bị tổn thương. Du lịch đóng góp trực tiếp khoảng 10% GDP, ngoài ra còn ảnh hưởng đến tổng sản lượng thông qua các ngành liên quan. Lượng khách du lịch trong tháng 3 giảm khoảng 68% so với cùng kỳ. Fitch giả định dịch sẽ được ngăn chặn vào nửa cuối năm nay và ngành du lịch toàn cầu bắt đầu phục hồi dần.
"Chúng tôi dự báo xuất khẩu sẽ giảm mạnh, do nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giảm, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc, mặc dù sau đó họ sẽ phục hồi. Nhu cầu xuất khẩu yếu sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất. Vốn đầu tư thực hiện trong quý 1/2020 đã giảm 6,6% so với cùng kỳ. Chúng tôi dự báo cán cân thương mại sẽ chuyển sang thâm hụt nhẹ vào năm 2020, từ mức thặng dư khoảng 3,0% vào năm 2019, do xuất khẩu, du lịch và kiều hối giảm, tuy nhiên, nó sẽ trở lại thặng dư vào năm 2021 khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi" - Fitch viết trong báo cáo.
Nhu cầu trong nước có khả năng suy yếu vì các biện pháp cách ly xã hội. Chính phủ đang nỗ lực giảm thiểu tác động, bao gồm các biện pháp hỗ trợ các hộ gia đình, các ngành kinh tế như du lịch và vận tải. Cụ thể, chính phủ hoãn các loại phí thuế doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và thuế đất đối với những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bên cạnh đó là trao trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm.
Fitch dự báo thâm hụt ngân sách sẽ tăng lên 6,5% GDP vào năm 2020, từ mức ước tính 3,4% vào năm 2019 và nợ nước ngoài tăng lên 42,5% GDP, so với khoảng 38% GDP vào năm 2019.
Fitch kỳ vọng động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% khi nhu cầu bên ngoài và trong nước dần hồi phục theo xu hướng toàn cầu và khu vực. Xuất khẩu và du lịch có khả năng tăng trở lại và vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất sẽ tăng.
Người đàn ông giàu nhất Trung Quốc đang đóng một vai trò nổi bật với các nỗ lực từ thiện trên khắp toàn cầu, điều giúp cải thiện hình ảnh của nước này với thế giới sau khi đại dịch Covid-19 bùng lên ở Vũ Hán, Trung Quốc trước khi lan rộng sang hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Đó là một bước ngoặt lớn với những thông tin trái chiều về Jack Ma, nhất là khi chỉ 18 tháng trước, xuất hiện tin đồn cho rằng người đàn ông giàu nhất Trung Quốc này bị buộc phải từ chức Chủ tịch Alibaba, công ty thương mại điện tử do chính ông thành lập, vì tác động từ Chính phủ.
Cuối tuần trước, Thống đốc New York Andrew Cuomo trở thành người mới nhất lên tiếng cảm ơn Jack Ma và đồng sáng lập Joe Tsai của Alibaba cũng như Chính phủ Trung Quốc vì quyên góp 1.000 máy thở cho bang này. Khi được hỏi về sự hỗ trợ này, Tổng thống Trump, người trước đây đổ lỗi cho Bắc Kinh vì không cung cấp đầy đủ cho cái mà ông gọi là ‘virus Trung Quốc’, nói rằng Jack Ma là ‘một người bạn của tôi’ và ‘chúng tôi rất trân trọng điều đó’".
"Sáng nay, 450.000 bộ quần áo bảo hộ đã hạ cánh ở Dallas, Texas. Điều này trở thành hiện thực bởi sự hợp tác của 2 công ty Mỹ to lớn, DuPont và FedEx và những người bạn của chúng ta ở Việt Nam. Cám ơn", Tổng thống Trump cho biết trên trang Twitter với 76,3 triệu người theo dõi.
Thông tin của Tổng thống Trump xuất hiện chỉ vài giờ sau khi Đại sứ quán Mỹ thông báo Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giao nhận và phê duyệt cần thiết để đẩy nhanh việc chuyển giao trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho Mỹ. Đây là chuyến hàng thứ nhất trong số hai lô hàng đầu tiên với hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont được sản xuất tại Việt Nam. Chuyến bay cất cánh từ Hà Nội vào ngày 7/4.
Chia sẻ về nỗ lực hợp tác chống Covid-19 của Việt Nam và Mỹ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Dan Kritenbrink cho biết: "Chuyến hàng này sẽ giúp bảo vệ các chuyên gia y tế làm việc trên tuyến đầu chống lại COVID-19 tại Mỹ và chứng minh cho sức mạnh của quan hệ đối tác Mỹ-Việt Nam".
Trong sự hợp tác lần này, Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh Mỹ đã ký hợp đồng với FedEx để nhanh chóng chuyển giao các bộ đồ cho Kho dự trữ chiến lược quốc gia Mỹ để giải quyết nhu cầu khẩn cấp đối với trang thiết bị bảo hộ cho các nhân viên tuyến đầu ứng phó với đại dịch COVID-19 tại nước này.
Hiện tại, chính phủ Mỹ và Việt Nam đã hợp tác rộng rãi trong cuộc chiến chống COVID-19. Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã hợp tác với các quan chức Việt Nam để theo dõi và ứng phó với tình hình diễn tiến của dịch bệnh COVID-19.
Đại sứ Kritenbrink cho biết: "Các khoản đầu tư của hai nước chúng ta đang cho lại kết quả vào thời điểm quan trọng này. Mối liên hệ được thiết lập giữa các chuyên gia y tế Mỹ và Việt Nam đã trở thành công cụ khi chúng ta cùng nhau chống lại dịch bệnh này".
Ngoài ra, Mỹ sẽ cung cấp một hỗ trợ y tế bổ sung 2,9 triệu USD để Việt Nam tăng tốc các hệ thống phòng thí nghiệm; tăng cường phát hiện trường hợp mắc bệnh và việc giám sát dựa trên sự kiện; và hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật để ứng phó nhanh chóng, truyền thông rủi ro và phòng ngừa và kiểm soát nhiễm bệnh.