Tình hình dịch bệnh khiến nhu cầu vận tải giảm mạnh, kéo theo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước giảm khoảng 30%-40% so với cùng kỳ các năm...
Tháng trước, thị trường việc làm Mỹ đã suy yếu lần đầu tiên kể từ năm 2010. Đây là bức tranh toàn cảnh đầu tiên thể hiện những tác động của đại dịch lên thị trường lao động vốn khỏe mạnh của Mỹ.
Theo báo cáo vừa được Bộ Lao động Mỹ tuyên bố cách đây ít phút, số việc làm giảm 701.000 so với tháng trước, cao hơn nhiều lần so với mức dự báo trung bình 100.000 mà các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg đưa ra trước đó. Báo cáo này chủ yếu thể hiện tình hình của nửa đầu tháng 3, trước khi Chính phủ Mỹ áp đặt các biện pháp cứng rắn để kiểm soát dịch bệnh khiến các công ty sa thải hàng triệu nhân viên.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 4,4% - cao nhất kể từ năm 2017. Trước đó con số là 3,5%, thấp nhất trong 50 năm. Tỷ lệ được dự báo có thể tăng lên trên 10% trong những tháng tới.
Nhật Bản sẽ phát cho mỗi hộ gia đình 300,000 yen (tương đương 2.768 USD), một phần trong gói kích thích kinh tế nhằm giảm thiểu tác động của virus corona.
Thông tin được đưa ra 3 ngày sau khi đảng cầm quyền nước này tuyên bố các biện pháp có tổng giá trị 554 tỷ USD nhằm hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nhật Bản đang đi theo mô hình "tiền trực thăng" của Mỹ để giúp đỡ những người dân rất cần đến tiền mặt để chi trả hóa đơn, đồng thời kích thích tiêu dùng.
Theo Bloomberg, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết con số thiệt hại có thể giảm xuống còn 2.000 tỷ USD - tương đương 2,3% GDP toàn cầu - nếu chính phủ các nước mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn đại dịch.
ADB nhận định các nước đang phát triển tại châu Á và Trung Quốc hứng chịu 22-36% tổng thiệt hại kinh tế toàn cầu vì dịch virus corona chủng mới.
ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2020 của khu vực châu Á xuống còn 2,2% từ mức 5,5% ước tính vào tháng 9/2019. Tăng trưởng GPD Trung Quốc có thể sụt giảm từ 6,1% của năm 2019 xuống 2,3% trong năm nay.
ADB cảnh báo thiệt hại kinh tế có thể sẽ còn tồi tệ hơn nhiều ở các nước đang phát triển thuộc châu Á.
Hôm qua, Bộ Lao động Mỹ cho biết 6,65 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Như vậy, chỉ trong 2 tuần đã có 10 triệu người Mỹ rơi vào cảnh mất việc làm.
Trong khi đó, Tây Ban Nha cũng ghi nhận số người xin trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lớn nhất từ trước đến nay.
Bài viết được tham khảo từ Zing.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa quyết định kéo dài thêm lệnh yêu cầu người dân ở trong nhà cho tới hết ngày 30/4, cảnh báo dịch Covid-19 vẫn chưa đạt đỉnh ở nước này.
"Mối đe dọa vẫn còn", ông Putin phát biểu tối qua (2/4). Do đó, ông quyết định toàn bộ người dân Nga sẽ được phép làm việc tại nhà từ tuần này cho đến cuối tháng. Chỉ trong hơn 1 tuần đây là lần thứ hai Tổng thống Nga có bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình về dịch bệnh. Do đó,
Nhà lãnh đạo Nga cho biết nhiều vùng của Nga, trong đó có thủ đô Moscow, vẫn chưa hành động đủ mạnh để kiểm soát tình hình. Ông cũng sẽ giao thêm quyền cho các lãnh đạo địa phương trong việc quyết định các chính sách phản ứng với dịch bệnh. Và thời gian người dân buộc phải ở trong nhà có thể rút ngắn lại nếu như tình hình cải thiện.
Tính đến hôm qua Nga có 3.548 ca nhiễm, tăng 28% sau 1 đêm.
Ở Moscow, Thị trưởng vừa ký lệnh phạt tới 63 USD đối với người vi phạm quy định về tự cách ly.
Trong khi các chuyến bay thương mại bị hủy hoặc sụt giảm lượng khách, một ngành dịch vụ khác vốn kén người sử dụng lại có tốc độ tăng trưởng gấp 10 lần trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Mark Green - CEO của Volanteus - đã làm trong ngành dịch vụ cho thuê chuyên cơ được 25 năm. Trong suốt sự nghiệp của mình, anh chỉ mới chứng kiến hai đợt kinh tế suy thoái: sự kiện 11/9 và khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, không có gì giống như đại dịch Covid-19 lần này.
Chẳng cần phải là thiên tài, ai cũng hiểu rõ một điều: chuyên cơ riêng thường được sử dụng bởi giới nhà giàu. Phân khúc khách hàng đi bằng máy bay thương mại luôn đông hơn rất nhiều, nhiều như fan bóng đá trên toàn thế giới.
Thế nhưng, Green cho biết, mọi chuyện đã gần như thay đổi chỉ sau một đêm. Trong quãng thời gian qua, tất cả những gì công ty của anh làm chỉ là vận chuyển khách hàng đang lao động từ tâm dịch trở về quê hương. Đó có thể là đưa nhân viên trên du thuyền trở về Philippines hay đưa nhân viên bán xăng bay từ châu Phi về lại London (Anh).
Ngoài ra, công ty còn nhận cả các khách đi vì mục đích du lịch, giải trí. Khi sân bay Marrakech (Morocco) hủy mọi đường bay, một nhóm du khách 25 người tham gia giải golf ở đây đã bị kẹt lại. Chính dịch vụ của Green đã đưa họ về Anh.
"Tất cả những gì chúng tôi làm bây giờ là đưa khách hàng hồi hương với 1.000 những lý do khác nhau", anh nói.
Giả sử rằng khu vực kinh doanh chiếm 80% nền kinh tế, khi sản lượng của nó giảm 40% và hành động của chính phủ nhằm mục đích bù đắp 80% tổn thất thu nhập tương ứng, thì hỗ trợ ngân sách phải lên tới 0,8x0,4x0,8 = 25 % sản lượng trước khủng hoảng, tương đương hơn 2% GDP hàng năm mỗi tháng. 3 tháng đóng cửa hoàn toàn hoặc đóng cửa một phần, mà sau đó chỉ là sự phục hồi dần dần, có thể làm thâm hụt thêm khoảng 10 điểm phần trăm GDP vào ngân sách.
Đó là một con số rất lớn, nhưng trong điều kiện hiện tại, các chính phủ rất có thể sẽ lún sâu vào nợ nần. Lãi suất đã ở mức thấp lịch sử trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, vì những lý do chủ yếu mang tính cấu trúc và do đó sẽ vẫn còn tiếp tục.
Hơn nữa, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đang là hàng rào chắn bảo vệ chính phủ của họ khỏi các cuộc khủng hoảng nợ nần. Trong những điều kiện như vậy, thâm hụt ngân sách lớn vẫn có thể được chấp nhận, ít nhất là trong ngắn hạn.
Song, tính bền vững kinh tế của chiến lược này còn nhiều nghi vấn.
Hãng hàng không Cathay Pacific mới đây cho biết sẽ chỉ khai thác 2 chuyến bay/tuần đối với 4 điểm đến là London, Vancouver, Los Angeles và Sydney. Ngoài ra, Cathay cũng dự kiến sẽ duy trì 3 chuyến mỗi tuần đến 8 điểm trong khu vực, gồm Tokyo, New Delhi và Singapore. Do tình hình khó khăn, mức lương của Chủ tịch Patrick Healy và CEO Augustus Tang sẽ cắt giảm 30% từ tháng 4 đến tháng 12, lương của các giám đốc điều hành khác sẽ giảm 25%.
Ông Tang cho hay: "Các máy bay chở khách của chúng tôi hầu hết đã bị đình chỉ bay, trong khi lượng nhu cầu còn lại cũng không còn. Các chuyến bay chờ khách giờ đây sẽ được cắt giảm nhiều hơn nữa so với lịch trình cố định trước đây."
Cổ phiếu của Cathay lao dốc kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu diễn ra và sụt giảm mạnh hơn nữa khi Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu di chuyển.
Động thái cắt giảm này cho thấy hãng hàng không và thương hiệu Cathay Dragon sẽ cắt giảm 97% dịch vụ trên toàn mạng bay chở khách, trong khi Cathay Dragon chỉ khai thác 3 chuyến/tuần đến Bắc Kinh, Thượng Hải và Kuala Lumpur. Trước khi dịch bệnh bùng phát, Cathay khai thác tới 5 chuyến/ngày đến sân bay Heathrow tại London.
Ông Tang cho biết thêm các chuyến bay của Cathay hiện chỉ chở 582 hành khách/ngày trong tuần này, tương đương với 18,3% so với bình thường, bởi lượng hành khách trung bình sẽ là khoảng 100.000 người.
Chỉ trong tháng 2, Cathay đã ghi nhận khoản lỗ hơn 2 tỷ HKD do sự gián đoạn mà dịch Covid-19 gây ra, khiến số lượng hành khách tiếp tục sụt giảm mạnh do bất ổn chính trị diễn ra ở Hồng Kông hồi năm ngoái. Cathay đã yêu cầu nhân viên nghỉ phép không lương và cảnh báo lợi nhuận sẽ sụt giảm đáng kể trong nửa đầu năm nay.
Thị trường chứng khoán tiếp đà khởi sắc sau ngày nghỉ lễ khi tăng hơn 10 điểm lên 691 điểm. Tuy vậy khi lên sát 700 điểm, đà tăng đã chững lại.
Tình hình dịch bệnh khiến nhu cầu vận tải giảm mạnh, kéo theo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước giảm khoảng 30%-40% so với cùng kỳ các năm.
Theo báo cáo của Công ty Bình Sơn, tại một số thời điểm, tồn kho xăng ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất với mức trên 90% và buộc phải gửi hàng đến các kho chứa khác nhằm đảm bảo cho nhà máy vận hành an toàn. Điều này dẫn đến phát sinh tăng chi phí, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc biệt, thực hiện theo yêu cầu cách ly toàn xã hội, dự kiến xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục giảm trong tháng 4. Một lãnh đạo của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết công ty đang xem xét phương án, nếu nguồn cung tiếp tục dư thừa, công ty sẽ dừng vận hành nhà máy một thời gian cho tới khi thị trường hồi phục.
Xem thêm tạiNgày 01/4/2020, tại phiên họp trực tuyến Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã cập nhật một số thông tin mới về tình hình hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng .
Dù không nêu con số cụ thể, song Thống đốc cho biết, nếu trong tháng 1 và 2 tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có hạn chế thì riêng tháng 3 vừa qua đã có mức tăng trưởng khá tốt. Diễn biến này được Thống đốc nhìn nhận là nền kinh tế có bước tiếp cận tín dụng tốt hơn và là diễn biến có tính tích cực hơn.
Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, hiện nay hệ thống gặp phải khó khăn về mặt quy trình và thủ tục ở khâu công chứng.
Cụ thể, Thống đốc Lê Minh Hưng đề nghị Bộ trưởng Tư pháp quan tâm chỉ đạo hoạt động của các phòng công chứng, vì trong giao dịch ngân hàng, đặc biệt là giao dịch cho vay có liên quan trực tiếp tới việc xác nhận và làm các thủ tục ở các phòng công chứng nhưng hiện nay có một số địa phương chỉ đạo phòng công chứng tạm ngừng hoạt động. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tư pháp có chỉ đạo cụ thể để hoạt động tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp và hộ vay vốn không gặp ách tắc.
Đáng chú ý, cũng trong cuộc họp trên, Thống đốc cho biết, trong việc xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về giãn thuế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tổ chức tín dụng cũng thuộc đối tượng được thực hiện giãn thuế, giãn việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Giải thích đề nghị trên, Thống đốc cho rằng các tổ chức tín dụng vừa qua tham gia rất trách nhiệm, rất gương mẫu trong việc triển khai tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn; vì vậy, cần được xem xét để giãn việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo cho tổ chức tín dụng có dòng tiền, có thanh khoản để hỗ trợ và tiếp tục cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Tại Bangladesh, các nhà máy may đã phải cắt giảm hơn 1 triệu công nhân vì ít nhất 3 tỷ USD các đơn đặt hàng đã bị hủy và hoãn. Những nơi khác ở Đông Nam Á, như Việt Nam - trung tâm sản xuất hàng may mặc quan trọng, số công nhân bị thiệt hại sẽ tăng lên nhanh chóng khi virus lây lan. Nếu dịch bệnh không được giải quyết, cuộc khủng hoảng có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống và sinh kế của hàng triệu công nhân trong khu vực.
Tác động bắt đầu được cảm nhận từ tháng 2. Trung Quốc cung cấp phần lớn nguyên liệu thô cho các nhà sản xuất hàng may mặc của Đông Nam Á (cung cấp 60% nguyên liệu thô cho Việt Nam). Khi các nhà máy dệt may Trung Quốc đóng cửa, nhà sản xuất ở các nước láng giềng cũng không thể tiếp tục hoạt động.
Theo một cuộc khảo sát của các nhà máy may mặc của Bangladesh được thực hiện vào tháng 3, gần một nửa các nhà máy đã mất phần lớn đơn đặt hàng của họ. Gần như tất cả các khách hàng, hầu hết trong ở châu Âu, đã từ chối hỗ trợ tiền lương cho những người lao động bị sa thải.
Trong ngắn hạn, các hỗ trợ như vậy có thể giúp các công ty may mặc vượt qua suy thoái. Nhưng ít nhất là trong mắt khách hàng của họ - họ mới là người phải chịu trách nhiệm với công nhân. Một cuộc khảo sát thực hiện với người tiêu dùng ở 7 quốc gia năm 2018 chỉ ra rằng gần ba phần tư trong số khách hàng cho rằng các công ty sản xuất quần áo phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra với nhà máy của họ và nên công khai điều kiện làm việc một cách minh bạch.
Không có cách khắc phục nào là dễ dàng, khi thiệt hại đang được chia sẻ trên toàn ngành, thậm chí là trên toàn thế giới. Nhưng tất cả các bên sẽ có lợi nếu các nhà bán lẻ và thương hiệu cam kết chia sẻ trách nhiệm trả lương cho công nhân may mặc để hoàn thành công việc và đóng góp vào một mức độ hợp lý trong thời kỳ suy thoái do Covid-19.
Hôm 30/3, đại gia thời trang nhanh Thụy Điển H&M đã công bố sẽ nhận hàng, không hủy đơn đặt (bao gồm cả những nhà máy đang sản xuất) và trả tiền cho họ. Các thương hiệu khác nên làm theo. Như vậy sẽ giúp các đối tác sản xuất lâu năm, những người đã nỗ lực cải thiện các tiêu chuẩn an toàn và quyền của người lao động, có thể duy trì hoạt động kinh doanh thông qua đại dịch.
Ông Trump đã yêu cầu hỗ trợ sáu công ty sản xuất máy thở là General Electric, Hill-Rom Holdings, Medtronic, Resmed, Royal Philips và Vyaire Medical. 6 công ty này sẽ được gỡ bỏ các rào cản trong chuỗi cung ứng đang đe dọa việc sản xuất nhanh chóng các máy thở.
Thống đốc New York Andrew Cuomo ngày 2-4 cho biết với tốc độ sử dụng máy thở nhiều như hiện nay, bang này chỉ còn đủ máy dùng cho người bệnh thêm 6 ngày nữa.New York hiện chỉ còn 2.200 máy thở dự trữ và mỗi ngày tiểu bang New York lại phải dùng máy thở cho khoảng 350 bệnh nhân mới.
New York hiện có tổng cộng 92.381 ca dương tính với COVID-19, trong đó 52.000 ca của thành phố New York.
Bài viết được trích dẫn từ Tuoitre.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.
Các nhà kinh tế học chọn chữ cái La Mã để dự đoán khả năng phục hồi của kinh tế thế giới với Covid-19. Mô hình chữ V hàm ý sự phục hồi nhanh tương đương với đà sụt giảm là kịch bản trước đây được chọn nhiều. Nhưng đến nay, nhiều người bắt đầu lo lắng về mô hình chữ U, với giai đoạn phục hồi chậm hơn. Những người bi quan nhất đã bắt đầu chú ý đến mô hình chữ L hoặc W, hàm ý về khả năng đi ngang ở đáy hoặc trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại sau khi được khống chế.
Nền kinh tế phục hồi nhanh như mô hình chữ V hay đi lên rồi lại đi xuống như chữ W, tuỳ vào việc phải kéo dài "cách ly xã hội" bao lâu.
Trong kịch bản lạc quan nhất là chữ V, đại dịch tại châu Âu và Mỹ sẽ được khống chế vào tháng 4 hoặc tháng 5, cho phép các biện pháp "cách ly xã hội" dần được nới lỏng.
Việc khống chế được dịch bệnh sẽ giải phóng nhu cầu bị dồn nén, được hỗ trợ bởi các gói kích thích tài chính và tiền tệ lớn đã được triển khai. Các nhà máy và cơ sở dịch vụ có thể mở cửa kinh doanh trở lại. Những nỗ lực của các chính phủ trong việc ngăn chặn các công ty sa thải công nhân được thực hiện thành công, tỷ lệ thất nghiệp được khống chế. Các nền kinh tế được dự báo trở lại mức sản lượng trước khủng hoảng vào đầu năm 2021.
Mô hình phục hồi chữ V với hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Bài viết được tham khảo từ VnExpress.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại:
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa cao hơn 469,93 điểm, tương đương 2,2%, ở mức 21.413,44 điểm. S&P 500 tăng 2,3% lên 2.526,90 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite tăng 1,7% lên 7.487,31 điểm. Ở mức cao trong phiên, chỉ số Dow đã tăng 534 điểm, tương đương hơn 2% nhưng có lúc lại mất hơn 200 điểm.
Tối ngày hôm qua, Tổng thống Donald Trump tiết lộ CNBC rằng ông đã có cuộc trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Ả Rập Saudi Mohammad Bin Salman, đồng thời cho biết ông hy vọng cả hai nước sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 10 triệu thùng. Thông tin này đã đưa giá dầu thô Mỹ tăng 24% - chứng kiến đà tăng trong 1 phiên mạnh nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo ngại rằng về việc liệu 2 nước này có cắt giảm sản lượng ở mức đó hay không.
Phố Wall khởi sắc dù trước đó Bộ Lao động Mỹ đã thông báo có hơn 6 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần 27/3, ghi nhận mức cao kỷ lục. Tuần trước, các nhà kinh tế dự kiến sẽ có thêm 4 triệu đến 5 triệu người lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, trong bối cảnh nền kinh tế đóng cửa do Covid-19.
Trí Thức Trẻ