Cập nhật lúc

Chủ tịch Hiệp hội DNNVV: Chưa có đất nước nào độ cho vay dễ như Việt Nam!

Các doanh nghiệp đừng thấy cho vay dễ dàng mà cứ thế đi vay, cứ chạy theo lãi suất và nợ phải trả sẽ không còn sức sáng tạo. "Chưa có đất nước nào độ cho vay dễ như ngân hàng ở Việt Nam. Vay ở nước ngoài rất khó, vay ở Việt Nam cực dễ, nhất là doanh nghiệp lớn". Cần phải có chính sách kinh doanh, không phải cứ tốt vay là đi vay tiêu xài - ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV nói.

Dù là nước kiểm soát tốt dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề mà doanh nghiệp là đối tượng phản ánh rõ nét. Cùng với 4 khách mời đại diện cho các hiệp hội, doanh nghiệp và chuyên gia làm chính sách, Trí Thức Trẻ hi vọng sẽ đưa ra thêm được các câu chuyện thực tế, góc nhìn về cách doanh nghiệp tồn tại trong thời dịch Covid-19.

 diễn biến
  • 04:50:00 13-04-2020

    Ông Đào Văn Hùng: Việt Nam vẫn có cơ hội ngay cả khi các nước trong khu vực chưa kiểm soát được dịch

    Việt Nam có thị trường 100 triệu dân, sức mua lớn. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp trên thế giới, các DN trong nước có thể tập trung vào thị trường nội địa để làm nền tảng. Trong kịch bản hồi phục kinh tế trình Chính phủ, Bộ KHĐT đặc biệt nhấn mạnh vào tiềm năng thị trường nội địa.

    Việt Nam có khả năng phục hồi ngay sau khi dịch kết thúc nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô tốt. Lạm phát, bội chi ngân sách đang đi theo chiều hướng tốt. Trong 1 – 2 tháng tới có thể sẽ tăng lên đôi chút nhưng chúng ta chấp nhận vì dịch bệnh.

    Bên cạnh đó, các nhà đầu tư rất quan tâm đến Việt Nam; CP cũng đang đề xuất tăng quy mô gói hỗ trợ. Do vậy, nhìn trên các giác độ về tài khoá sẽ tạo đà cho Việt Nam tăng trưởng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:46:00 13-04-2020

    Shark Bình khuyên gì trước thảm họa Thiên Nga đen trăm năm có một như Covid-19?

    Như chúng ta đã thấy, đây là thảm họa Thiên Nga đen với mọi lĩnh vực, ngành nghề, 100 năm có một. Dịch bệnh diễn biến phức tạp với những ca tái nhiễm, những trường hợp diễn biến nặng và nhiều quốc gia bùng dịch kéo dài. Theo quan điểm cá nhân, để có thể trở lại như với năm 2019, chúng ta cần có vắc xin để phòng dịch bệnh.

    Từ giờ đến lúc đó, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phải sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống khó khăn nhất là dịch bệnh kéo dài. Việc đi lại giữa các quốc gia bị hạn chế, ngay cả trong trường hợp Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh. Tình hình bế quan tỏa cảng như thế, các doanh nghiệp Việt Nam phải dựa vào sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng nội địa. Chúng ta phải dựa vào nhau. Doanh nghiệp và người tiêu dùng phải dựa vào nhau. Bên cạnh giải cứu doanh nghiệp, chúng ta phải nghĩ cách song hành giải cứu người tiêu dùng để kích cầu nền kinh tế thì các doanh nghiệp mới bán được hàng.

    Lời khuyên cho doanh nghiệp, có lời khuyên là "Wish for the best, Ready for the worst" – Cầu mong cho điều tốt nhất nhưng tâm thế chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, lỡ dịch bệnh kéo dài hết năm hoặc sang năm sau thì sao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục bán hàng, vẫn phải tạo việc làm, người tiêu dùng vẫn phải kiếm việc làm và tiêu dùng nhưng phải đảm bảo an toàn.

    Trong cái khó thường ló cái khôn, tôi tin người Việt Nam sẽ làm được.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:44:00 13-04-2020

    Lời khuyên cho DN: "Đây là thời gian quý giá để tư duy"

    Anh có lời khuyến nào với các doanh nghiệp đang loay hoay với bài toán tồn tại và thích nghi trong đại dịch Covid-19?

    Trên tinh thần lạc quan, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV có một vài lời muốn nhắn nhủ tới cộng đồng doanh nghiệp. Thứ nhất, cần phải chung sức, đồng lòng để thực hiện hiệu quả Chỉ thị 11/CT-TTg và Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn nên duy trì ở mức độ cho phép, nhưng phải đảm bảo sự an toàn và chế độ chính sách cho người lao động. 

    Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp cần tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ từ các tấm lòng hảo tâm để chung tay cùng với Đảng và Nhà nước đấu tranh với dịch bệnh. 

    Thứ hai, các chủ doanh nghiệp cần chủ động "thích ứng" với hoàn cảnh và tìm lối đi phù hợp cho doanh nghiệp mình, trong đó đặc biệt lưu ý cần nắm bắt các chính sách của Nhà nước để được tiếp cận với hỗ trợ; chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra và đầu vào mới; phối hợp với các doanh nghiệp cùng ngành để tạo ra chuỗi giá trị tương hỗ; và chủ động áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của doanh nghiệp để tăng năng suất và giảm chi phí. 

    "Đây là thời gian quý giá để tư duy nên làm cái gì có lợi cho cả bản thân và cho cộng đồng doanh nghiệp, cho toàn xã hội. 1 DN thành công thì phải đảm bảo cả lợi ích cho toàn xã hội", ông Thân nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:25:00 13-04-2020

    "Nên giảm các chỉ tiêu tăng trưởng, nếu cứ gồng lên mà đuối sức thì rất nguy hiểm"

    Hiện nay, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt nhưng trên thế giới, tại nhiều quốc gia, khu vực có mối quan hệ thương mại lớn với Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… thì dịch bệnh vẫn rất nghiêm trọng. Với biến số dịch bệnh bên ngoài vẫn khó đoán trước, nền kinh tế Việt Nam thì lại rất mở với bên ngoài. Các anh nghĩ đến những kịch bản nào cho doanh nghiệp Việt Nam hoặc là những doanh nghiệp mà các anh đang là người đứng đầu?

    Ông Nguyễn Văn Thân: Trước tình hình diễn biến khó lường của thế giới, chắc chắn Chính phủ Việt Nam sẽ có những bước đi cẩn trọng, nhất là việc xem xét liệu chúng ta nên mở cửa đón khách nước ngoài ở mức độ nào! Tôi cho rằng việc mở cửa “một phần” sẽ diễn ra, nhưng phải sau tháng 5. Do đó, ngành chịu thiệt hại lớn nhất của nước ta trong Quý II và Quý III sẽ tiếp tục là ngành du lịch, vận chuyển và các ngành dịch vụ khác. 

    Về lĩnh vực công nghiệp, hiện nay nhiều nước trong đó có Mỹ đang dự tính tái mở cửa sản xuất, mặc cho dịch bệnh đang bùng phát. Vì thế, chúng ta có một cái nhìn tương đối lạc quan rằng xuất khẩu công nghiệp của nước ta sẽ phục hồi nhẹ trong tháng 6 và Quý III. 

    Đối với lĩnh vực nông & thủy sản, hiện nay xuất khẩu từ Việt Nam qua các thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc đã dần phục hồi và có dấu hiệu tăng trưởng dương. Do vậy, tôi dự đoán ngành nông & thủy sản sẽ có khả năng phục hồi sớm nhất.

    Tư duy ở phương Tây hiện có 2 trường phái: miễn dịch cộng đồng và phòng chống như chúng ta đang làm. Tranh luận chuyện này rất kinh, có bên cho rằng ở trong nhà và không làm gì còn chết trước khi Covid làm chết. 

    Nhưng ở đây dự đoán nền kinh tế 2020, dứt khoát GDP sẽ giảm xuống. Nếu Quốc hội không giảm 12, 13 chi tiêu thì Chính phủ phải gồng lên và quá sức thì sẽ rất nguy hiểm. Cần phải giảm xuống, nhưng cần tham mưu chuẩn để vừa kiểm soát được và vừa đảm bảo nguồn sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:13:00 13-04-2020

    "Trong họa có phúc, trong nguy có cơ"

    Shark Đặng Hồng Anh đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp: "Dưới góc độ chủ quan của tôi, trong cái họa luôn có cái phúc, trong cái nguy sẽ có cái cơ. 

    Thời điểm này là thời điểm khó với doanh nghiệp, nhưng cũng đừng nên nản lòng. Chúng ta nên nghĩ tích cực là qua dịch ta học được rất nhiều bài học, thấy được, đánh giá được tất cả các mối quan hệ xung quanh. Doanh nghiệp đang phát triển thì mọi thứ thế nào, doanh nghiệp đang khó khăn thì bạn bè, tư hữu đối tác, cán bộ nhân viên đối xử ra sao để nghiệm về cuộc đời mình.

    Trong thời điểm này, ngoại trừ chống chọi với dịch, có thời gian rảnh rỗi hơn thì ta nên nghiên cứu, trao đổi, học hỏi về lĩnh vực của mình, về công tác quản trị điều hành của mình, thông qua sách vở, thông qua các chuyên gia, các cuộc hội thảo trên mạng, để tích lũy kiến thức, trải nghiệm để sau dịch có định hướng cho doanh nghiệp".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:09:00 13-04-2020

    Doanh nghiệp phải tự lực cánh sinh

    Ông Thân từng chia sẻ, Doanh nghiệp và Chính phủ giống như trong gia đình, các con không thể đòi hỏi ở bố mẹ quá nhiều. Khi lớn lên, học hành, sinh sống như thế nào tùy thuộc từng đứa. Ở đây, ý ông là cứ đòi hỏi hỗ trợ quá nhiều từ Nhà nước thì bố mẹ cũng chẳng có tiền nên phải tự lực là chính hay là thế nào?

    Ví dụ của tôi không thật sự điển hình nhưng thực chất là như thế. Trong 1 gia đình người bố có nhiều con nhưng mỗi đứa có 1 thiên hướng khác nhau, đứa thích làm kinh doanh đứa không. Người bố cần phải biết chuyện đó. Mà con thì thường đứa không làm được mới kêu nhiều, làm được lại ít kêu.

    Nếu hiểu từ “tự lực” theo nghĩa Nhà nước không có tiền để hỗ trợ nên doanh nghiệp phải tự bươn chải là không đúng. Thực tế hiện nay, mọi tầng lớp doanh nghiệp đều được Nhà nước hỗ trợ, không bằng cách này thì bằng cách khác. Điều khác nhau ở đây là họ nhận được hỗ trợ ở mức độ nào mà thôi. 

    Do đó, phải hiểu “tự lực” có nghĩa là doanh nghiệp phải chủ động đưa ra các giải pháp “cứu lấy mình” dựa trên những nền tảng pháp luật và chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã, đang và sắp có hiệu lực. Những nỗ lực của của Nhà nước sẽ không đạt được hiệu quả tối đa nếu sự nỗ lực đó chỉ đến từ một phía. Do vậy, để vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 thì yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp là “sự thích ứng!”. Có những DN đi trước đón đầu 5-10 năm, giờ đây doanh thu còn cao hơn trước dịch.

    Cần phải có 2 chiều: Chính phủ thấy như vậy thì cần phải tung ra gói hỗ trợ, còn DN phải nhận thức chúng ta không phải giàu, không nhiều tiền. Các DN nếu vướng mắc thì kêu còn nếu tự lo được thì phải tự giác lo. Có gói cứu trợ ông nào cũng viết đơn xin cứu trợ thì không nên.

    Bên cạnh đó còn là tinh thần chia sẻ giữa cộng đồng DN. Những công ty đã chuyển đổi số rồi thậm chí hỗ trợ miễn phí, tinh thần tương thân tương ái. Như trên tôi đã chia sẻ, giải pháp tương trợ lẫn nhau giữa các DNNVV, và với DN lớn là hết sức cấp thiết và khả thi. Người này có thể trở thành nhà cung ứng cho người kia và ngược lại người kia sẽ là thị trường tiêu thụ của người này. Bấy lâu nay chúng ta quá tập trung vào sự liên kết chuỗi giữa DN trong nước và DN nước ngoài, mà quên đi sự liên kết đặc biệt quan trọng giữa các DN trong nước với nhau. 

    Theo ghi nhận của tôi thì hoạt động phối hợp giữa các DNNVV tại Việt Nam là tương đối hạn chế. Cũng cần đến những giải pháp công nghệ để các DN có thể chia sẻ hàng hóa, nguồn lực tài chính với nhau 1 cách nhanh chóng và hiệu quả.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:02:00 13-04-2020

    Ông Đặng Hồng Anh: Ở Hội Doanh nhân trẻ, chúng tôi khuyến khích sử dụng các sản phẩm của nhau

    Ông Hồng Anh chia sẻ: "Tinh thần dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ đoàn kết của Việt Nam là rất lớn. Minh chứng là ta đã thắng rất nhiều cuộc chiến. Trong bối cảnh này, tính thích nghi của DN Việt cũng lớn. Qua đợt này tôi cũng thấy được vai trò của các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam đã nâng lên một tầm cao mới. Doanh nghiệp nên tham gia hiệp hội, vì nếu một mình chúng ta đơn thân ý kiến thì khó. Nếu tham gia hiệp hội, sau khi có sự thống kê ý kiến của các hội viên thì Hiệp hội dễ có thể ý kiến với Chính phủ và các bộ ban ngành để có chính sách hỗ trợ, thậm chí là tìm kiếm thị trường để các ngành, doanh nghiệp có thể tiếp cận kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của mình. Với quan hệ thì Hiệp hội dễ để làm vậy hơn so với doanh nghiệp.

    Trong Hội chúng tôi, các câu lạc bộ như xúc tiến thương mại, doanh nghiệp công nghệ cao… chúng tôi cũng khuyến khích các thành viên chia sẻ thông tin về các thị trường. Chúng tôi cũng liên kết với đại sứ quán các nước, tìm kiếm các hiệp hội tương đồng với mình để giao lưu, chia sẻ thông tin, sản phẩm dịch vụ để mở rộng thị trường.

    Ở Hội Doanh nhân trẻ, chúng tôi khuyến khích sử dụng các sản phẩm của nhau. Khi tinh thần đó được lan tỏa tới doanh nghiệp, ta đồng lòng cùng Chính phủ vượt qua đại dịch này, ta có thể sẽ bung lại như lò xo, rất mạnh mẽ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:48:00 13-04-2020

    Chuyển đổi online là 1 cú huých ngoạn mục

    Trong khủng hoảng Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp đã tìm ra cách đối phó với khủng hoảng bằng cách chuyển dịch vụ của mình lên online và sử dụng các shipper để giao hàng với các hàng hoá vật chất và rất nhiều dịch vụ đã được online. Theo các ông thì việc chuyển đổi online này chỉ diễn ra mạnh trong thời dịch hay sẽ trở thành một cú huých cho chuyển đổi online hậu dịch? Các ông đã nhìn thấy sự thay đổi gì ở phạm vi lĩnh vực mà mình đang quan sát kỹ?

    Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Nguyễn Văn Thân gọi đây là 1 cú huých quá ngoạn mục. Từ trc đến nay Chính phủ kêu gọi, hiệp hội kêu gọi nhưng DNNVV đa số là bảo thủ, thích đi theo mô hình cũ, tiếp cận công nghệ mới thì phải đầu tư vì thế họ hay ngại ngần. Nhưng giờ thì họ buộc phải làm, không làm thì không có khách hàng.

    Trong lĩnh vực tôi theo dõi thì có đến 70% doanh nghiệp là Hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang chuyển mình theo hướng này. Điều rõ nhận thấy nhất là có nhiều DN hội viên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đã cung cấp dịch vụ ngay trên không gian mạng, thay vì đến tận nơi để trò chuyện. Hơn nữa, các cuộc họp trực tuyến giữa Trung ương Hội và các hội viên cũng đã tăng lên đáng kể.

    Đây là cú huých có lợi rất lớn cho cộng đồng DN và Chính phủ. Đó cũng là tiết kiệm tiền vì đầu tư cho phong trào này không đơn giản. Đối với DNNVV trong thời kỳ rỗi rãi như thế này cần phải có tư duy mới hiện đại hơn và không có gì đúng hơn là chuyển đổi số. Tất cả các DN nên giành thời gian, vật chất cụ thể để đầu tư cho việc này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:43:00 13-04-2020

    Ông Đào Văn Hùng: Không cần ưu đãi cho doanh nghiệp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số hay 4.0 cho phát triển nền kinh tế đã được CP giao cho Bộ KHĐT làm nghiên cứu, trình ra chiến lược về 4.0. Tôi nghĩ trong thời gian nữa CP sẽ phê duyệt. Nói vậy để hiểu công nghiệp số, 4.0 đã được CP quan tâm khá lâu.

    Bên cạnh đó, Bộ KHĐT đã thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo để ứng dụng công nghệ 4.0, chuyển đổi số cho nền kinh tế ở VN.

    Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, tôi thấy rằng không chỉ trong doanh nghiệp mới có chuyển đổi số mà nó diễn ra tất cả các lĩnh vực khác. Ví dụ như tại học viện của chúng tôi, trước đó để thúc đẩy giảng viên, sinh viên, dạy và học trên các nền tảng số khó khăn nhưng 1 tháng trở lại đây thì làm rất tốt.

    Tôi không nghĩ là cần ưu đãi gì cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số. Những thứ như thế không lâu bền. Bản thân DN phải tự nhận thấy đó là thứ có lợi cho họ. CP nên tập trung hỗ trợ về môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng để DN tập trung nghiên cứu, phát triển chuyển đổi số.

    Vì qua nghiên cứu, tôi thấy môi trường pháp lý, thể chế vẫn có nhiều vướng mắc cho ứng dụng 4.0, chuyển đổi số.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:33:00 13-04-2020

    Shark Bình: Dịch bệnh là cơ hội vàng cho doanh nghiệp đi lên 4.0

    Đây là cơ hội vàng để đưa năng lực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, không chỉ của doanh nghiệp mà từng người dân lên 1 tầm cao mới. Đã lên tầm cao rồi thì không xuống được đâu. Trong quá khứ, chúng ta đã có những cú huých rồi. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hay không uống rượu khi tham gia giao thông là ví dụ. Những sự kiện, sự cố có tác động thay đổi toàn bộ thói quen xã hội. Đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp công nghệ và toàn thể người tiêu dùng Việt Nam đi nhanh hơn lên hiện đại hóa, 4.0.

    Trong quá khứ, các doanh nghiệp công nghệ từng phải đi đốt tiền để lấy người dùng với những chi phí siêu đắt đỏ. Tuy nhiên, đại dịch giúp họ làm điều này một cách rất hiệu quả và hoàn toàn miễn phí. Vết thương từ cuộc khủng hoảng này quá lớn, chưa biết bao giờ mới kết thúc. Ngay kể cả kết thúc rồi nhưng vết thương của nó khiến cả người dân và doanh nghiệp phải phòng ngừa, duy trì các kênh online song song với offline.

    Cú huých này bằng cả chục năm xã hội kêu gào chuyển đổi số. Tôi có thể lấy ví dụ một quan bar nổi tiếng ở Trung Quốc bị đóng cửa vì dịch. Thay vì nằm yên, họ đã livestream chương trình đánh nhạc kéo dài 5 tiếng. Họ thu hút hơn 1 triệu người tham gia trong khi thực tế, khi hoạt động, họ cùng lắm chỉ có thể thu hút được một vài nghìn người. Hoạt động online giúp họ thu về 2 triệu tệ (khoảng 6 tỷ đồng) từ tiền tip. Thành công này khiến họ tính tới hình thức mới là kinh doanh online ngay cả khi dịch bệnh đã qua đi.

    Chuyển đổi số các hoạt động kinh doanh là tất yếu và không thể thiếu của mọi ngành nghề. Tôi dự đoán rằng xu hướng tới là giảm đầu tư vào offline và tập trung nhiều hơn vào online. Một xu hướng kinh doanh mới và lớn, sẽ bắt đầu phát sinh từ cuộc khủng hoảng này.

    Đầu tư vào start-up chuyên về chuyển đổi số, tôi thấy họ tăng trưởng cao. Trong thời gian này, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thời gian nghe tư vấn và tìm hiểu về công cụ chuyển đổi số. Trong khi đó, các doanh nghiệp chuyển đổi số không nên cần hỗ trợ từ Chính phủ mà phải hỗ trợ ngược lại cho xã hội với các giải pháp tốt, ngon, bổ, rẻ.

    Khi có các sản phẩm tốt, cần hỗ trợ về thời gian dùng miễn phí cũng như chi phí sử dụng để giúp đỡ xã hội trong thời gian khó khăn này. Thời gian vừa qua, chúng tôi cũng thành lập các câu lạc bộ chuyển đổi số để tập hợp các doah nghiệp có công cụ chuyển đổi số để giúp người dùng và doanh nghiệp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:30:00 13-04-2020

    Shark Bình: Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ngủ đông sẽ rất tai hại

    Albert Einstein từng nói vũ trụ vận hành theo thuyết tương đối, không có gì tuyệt đối. Chính vì thế, từng nhóm giải pháp phù hợp riêng với từng đối tượng. Với doanh nghiệp vừa và lớn, có định phí cao như mặt bằng, nhân công trong khi tổng cầu thấp kỷ lục thì phải ngủ đông để tiết kiệm tối đa dòng tiền cho doanh nghiệp. Như vậy, quan điểm anh Hồng Anh là đúng.

    Tuy nhiên, với đặc thù của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tôi có quan điểm khác với nhóm đối tượng này. Dừng kinh doanh trong DN nhỏ và siêu nhỏ, vốn rất linh động và năng động cùng định phí thấp, thì hậu quả lại rất cao. Qua 2 tuần cách ly xã hội, rõ ràng chúng ta thấy nhiều người cảm thấy trì trệ, rồi suy nghĩ thì tiêu cực, góc nhìn hạn chế hơn so với đi làm.

    Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu tạm dừng kinh doanh, thiếu cọ sát và thực chiến trên thị trường thì biết đâu họ lại lỡ cơ hội nắm bắt thời cơ mới. Một số doanh nghiệp may mặc, trong cơn khốn đốn lại đi sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ, xuất khẩu sang các thị trường đang cần. Nếu không vận hành, họ không thể phát hiện cơ hội kinh doanh từ trên trời rơi xuống đó.

    Các DN nhỏ và siêu nhỏ, khi đi ngủ, sẽ nhường cơ hội kinh doanh, thị trường và khách hàng cho đối thủ năng động hơn. Ngoài ra, chưa ai biết các doanh nghiệp sẽ phải ngủ đông đến bao giờ, ngủ ở mức độ nào vì chưa ai biết khi nào dịch bệnh mới chấm dứt. Ngoài ra, khi ngủ đông thì sẽ cần thêm một thời gian nữa để quay lại guồng cũ.

    Cuối cùng, bản thân các doanh nghiệp hiện nay cũng là người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp không hoạt động, nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, tạo ra ảnh hưởng dây chuyền.

    Theo tôi, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không nên tạm ngừng hoàn toàn mà nên duy trì hoạt động kinh doanh ở mức phù hợp, an toàn theo quy định nhà nước, chú trọng chuyển đổi số để không tụ tập phòng chống dịch bệnh. Trong cái khó phải ló khôn, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phải tìm cách bán hàng nếu không khả năng chết cao.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:18:00 13-04-2020

    Ông Đào Văn Hùng: Chính phủ đã đưa ra những giải pháp chưa từng có trong tiền lệ để tháo gỡ khó khăn cho DN

    Tôi thấy Chính phủ quan tâm nhiều thứ đến doanh nghiệp. Tăng trưởng nền kinh tế phụ thuộc vào năng lực sản xuất kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có phục hồi tốt thì mới đóng góp được vào an sinh.

    Trong cuộc làm việc với Thủ tướng và địa phương, Chính phủ đã đưa ra những giải pháp chưa từng có trong tiền lệ để tháo gỡ khó khăn. Giải pháp của Chính phủ tập trung về tháo gỡ dòng tiền. Khó khăn lớn nhất của doanh nghệp lúc này là dòng tiền.

    Gói giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, như anh Thân nhận định, dù có nhỏ về quy mô so với các nước nhưng nó cũng tương đối so với GDP của Việt Nam nhưng nó kịp thời, nhanh chóng, và nắm bắt được khó khăn của doanh nghiệp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:17:00 13-04-2020

    Giảm đau bằng ngủ đông và những chờ đợi từ chính sách nhà nước?

    Ông Nguyễn Văn Thân cho rằng ý kiến của ông Đặng Hồng Anh và Shark Bình tuy trái ngược nhau nhưng đều đúng. Tư duy ngủ đông là hay nhưng chỉ nằm trong các DN đã tích lũy được rồi, bây giờ là lúc giảm chi phí ít nhất có thể thì tốt nhất là không làm gì, vì không làm thì vẫn lỗ. Nhiều DN không thể không đóng cửa.

    Tuy nhiên, DN kiếm ăn từng bữa không ít và không thể ngủ được, thì nhóm này phải chuyển đổi hình thái kinh doanh. Chính phủ hô hào chuyển đổi số bao nhiêu năm nay rồi, nhưng chưa bao giờ DN tự giác như bây giờ. Nhiều DN thậm chí doanh thu còn cao hơn, như các DN kinh doanh online, các DN áp dụng đc công nghệ.

    Nhiều lúc chúng ta làm chưa chắc hay bằng chúng ta ngồi nghĩ. "Anh Bình có nói ngồi một chỗ thì ì trệ, nhưng để là 1 ông chủ DN thì trong khó khăn đều tìm ra đc cơ hội. Trong khi nghỉ vẫn tìm tòi được cơ hội. Nhiều khi chúng ta vội vàng quá không có thời gian nghĩ, thời gian sáng tạo, cần có thời gian tĩnh để sáng tạo".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:08:00 13-04-2020

    Ông Đào Văn Hùng: Không nên giới hạn doanh nghệp trong tiếp cận các gói tín dụng

    Có lẽ gói giải cứu này không nên giới hạn nó vào loại hình, khu vực hay điều kiện nào. Khi khó khăn diễn ra ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh thì vấn đề của doanh nghiệp này sẽ dẫn đến vấn đề của doanh nghiệp khác. Tôi cho rằng doanh nghiệp nào có nhu cầu thì có thể tiếp cận chứ giới hạn hay bắt doanh nghiệp phải chứng minh, thuyết phục về thiệt hại rồi mới được gỡ thì khó. Khi chứng minh được thì có khi doanh nghiệp không tồn tại nữa, hay cơ hội sản xuất kinh doanh cũng qua đi. Chính phủ nên mở rộng ra cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp sở hữu nhà nước, tư nhân, nhỏ và siêu nhỏ, ở tất cả các ngành, không giới hạn…

    Chia sẻ thêm với anh Bình về khó khăn của DN nhỏ, siêu nhỏ thì đúng là trong giai đoạn khó khăn này, các tổ chức tín dụng nên có giải pháp tiếp cận tín dụng cởi mở, đặc thù hơn. Ngoài ra, tôi cũng đồng ý với anh Bình trong việc dùng big data để quyết định cho vay hay không.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:07:00 13-04-2020

    Ông Hùng: Cho vay ưu đãi bây giờ khác hẳn thời khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009

    Cho vay ưu đãi của đợt này khác hẳn với cuộc khủng hoảng năm 2008 – 2009. Thời đó khi cho vay ưu đãi thì ngân sách sẽ bù đắp vào chênh lệch lãi suất, gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng. Một số vấn đề đến nay vẫn chưa giải quyết hết được. Còn lần này, trừ ngân hàng chính sách xã hội, thì đây là ưu đãi của các NHTM, sử dụng nguồn thu nhập của mình để giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Do vậy khi ngân hàng xem xét khoản cho vay này, họ sẽ tuân thủ theo quy định, quy chế của họ trong thực hiện các khoản vay này.

    Chia sẻ với anh Bình, anh Hồng Anh, ngân hàng cũng có tính toán của họ, có trách nhiệm với việc hoàn vốn, tính đến rủi ro trong khoản cho vay. Do vậy, cần tiếp cận từ 2 phía, ngân hàng cần tìm mọi cách để đơn giản hoá thủ tục. Doanh nghiệp thì có kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi, chuẩn bị điều kiện để khi nền kinh tế phục hồi thì sản xuất và có dòng tiền để trả ngân hàng. Cũng thừa nhận là tiếp cận chính sách ưu đãi là không dễ dàng, gặp nhiều khó khăn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:07:00 13-04-2020

    Shark Đặng Hồng Anh: Tôi vui vì tận dụng được thời gian ngủ đông này để hỗ trợ Bộ Y tế

    Trả lời câu hỏi: "Ngủ đông hay không ngủ đông", Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC nói: "Tôi thấy thời điểm bây giờ, một số ngành nghề doanh thu hầu như không có. Định phí thì phải cố gắng tìm kiếm giải pháp lắm mới giảm được nên dẫn đến hoạt động thua lỗ, không khéo âm luôn vốn.

    Nhìn xung quanh, rất khó tìm lối ra. Nếu cố gắng xoay xở mà tìm kiếm được doanh thu trong thời điểm này thì mình sẽ cố, nhưng hầu như các doanh nghiệp trong thời điểm này đều phải có giải pháp để trước hết là tồn tại. Tôi nghĩ đến việc ngủ đông, như những con gấu.

    Hiện giờ các doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19 khó khăn như thế thì cần có giải pháp nào để chậm lại, nghiệm lại và tìm kiếm kế hoạch, định hướng cho đơn vị của mình. May là ý kiến ngủ đông cũng được nhiều doanh nghiệp vào trao đổi và đưa ra nhiều giải pháp thú vị".

    Một số ý kiến ông Hồng Anh rất tâm đắc, ví dụ như cho rằng "Ngủ là chết, ngủ không khéo là mất luôn, vậy phải ngủ như thế nào?", "Trong quá trình ngủ thì mơ hay nghĩ gì, chứ không lẽ ngủ hoài?"… Đó là những ý kiến cần phải suy nghĩ. Khi ngủ đông phải lên kế hoạch chiến lược để sau khi dịch được kiểm soát thì mời nhân sự lại như thế nào, kiểm soát lại tình hình ra sao.

    Hiện nay, công tác hội họp giảm thiểu, online nhiều. 50% ở nhà, 50% đi làm. Các tình huống xấu nhất, giả sử có doanh nghiệp có nhân viên nhiễm Covid-19, thì chúng ta phải cách ly ở đâu. Trụ sở mà bị phong tỏa thì xử lý ra sao? Khi ngủ đông ta phải hình dung hết các kịch bản.

    "Về việc ngủ đông thế nào, có rất nhiều ý kiến, ngay cả như anh Bình (Chủ tịch NextTech Nguyễn Hòa Bình). Tôi có ý tưởng như vậy, doanh nghiệp nào đồng quan điểm thì chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng với nhau" - ông Hồng Anh tâm sự.

    Trong số cách doanh nghiệp ông Hồng Anh quản lý, công ty du lịch đã ngủ đông. Các hệ thống khách sạn, trung tâm tiệc cưới đã đóng cửa cả. Trách nhiệm xã hội thì mình phải cách ly thôi. Qua truyền thông, công ty ông lập tức hỗ trợ ngành y tế, đưa các khách sạn trở thành khu cách ly tài trợ cho y bác sĩ bệnh viện nhiệt đới. Họ không phải về nhà tránh lây nhiễm cho gia đình, được nhân viên TTC chăm sóc để an tâm chống dịch. Tôi vui vì tận dụng được thời gian ngủ đông này để hỗ trợ Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:04:00 13-04-2020

    Shark Bình: Start-up, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khó trông chờ vào gói hỗ trợ của nhà nước, cơ hội của Fintech

    Ở đâu rõ ràng có những xung đột lợi ích. Các ngân hàng chịu chỉ đạo của Chính phủ để tham gia cứu nền kinh tế nhưng bản chất ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng chịu thiệt hại nếu phát sinh nợ xấu. Làm gần với các doanh nghiệp siêu nhỏ đến nhỏ - những đối tượng NextTech phục vụ, tôi nhận thấy rằng lực lượng này là đông nhất và yếu thế nhất. Họ khó tiếp cận gói giải cứu và vốn vay ưu đãi.

    Thứ nhất, thủ tục vay ngân hàng có nhiều thứ nhiêu khê. Bản thân các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ gần như chưa bao giờ vay, họ không biết được thủ tục và hướng dẫn.

    Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nằm trong diện hỗ trợ, chứng minh được mình chịu thiệt hại của dịch bệnh. Họ cũng cần tài sản thế chấp nhưng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì vô cùng ít tài sản. Ngoài ra, còn đòi hỏi sổ sách kế toán minh bạch, điều khó với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên, đây chính là cú huých để các doanh nghiệp siêu nhỏ làm tốt hơn trong lĩnh vực sổ sách báo cáo để có thể tiếp cận các khoản vay khi có nhu cầu.

    Thực tế, start-up công nghệ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng chưa bao giờ chờ tới các gói cứu trợ từ Chính phủ hay ngân hàng. Không ai dám cho một đám kỹ sư phần mềm, với tài sản là một mớ code mà hoàn toàn không có khoản thế chấp nào khác vay. Start-up trông chờ vào các khoản đầu tư mạo hiểm nhưng cũng cần phải chứng minh được tiềm năng của mình. Đã qua thời đốt tiền lấy tăng trưởng.

    Ngoài ra, với doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ nói chung, trong trường hợp khó tiếp cận với nguồn vốn chính thức, cơ hội được dành cho lĩnh vực Fintech. Việt Nam xa lạ với lĩnh vực này nhưng thế giới không phải mới. Không chỉ ở Mỹ mà ngay tại quốc gia láng giềng Trung Quốc, các doanh nghiệp nhỏ có thể vay những khoản vốn từ các công ty công nghệ tài chính.

    Họ không cần tài sản thế cấp. Các khoản vay được cấp dự vào dữ liệu kinh doanh. Việt Nam hiện nay cũng đã có một số doanh nghiệp làm theo kiểu này. Doanh nghiệp công nghệ tài chính có thể giúp đỡ doanh nghiệp siêu nhỏ trong giai đoạn này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:55:00 13-04-2020

    "Chưa có đất nước nào độ cho vay dễ như Việt Nam"

    Bàn về chuyện giải ngân các khoản vay cho DN trong thời kỳ khó khăn hiện nay, ông Nguyễn Văn Thân chia sẻ:

    Chúng ta phải quan niệm ngân hàng cũng là 1 DN, vì thế việc xung đột lợi ích hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng đặc thù của ngành ngân hàng là có cơ quan chủ quản là NHNN. Vì thế độ rủi ro ít hơn các DN, đặc biệt là DNNVV.  So với các doanh nghiệp thì tính bền vững của ngân hàng cao hơn.

    Xung đột lợi ích ở chỗ là khó vay, nhất là vay ưu đãi. Nhưng quỹ hỗ trợ DNNNVV có 2 nghìn tỷ nhưng vẫn còn nhiều, cho vay rất ít, hiệu quả không cao. Các quỹ hỗ trợ bị vướng ngay ở chỗ cơ chế.

    Giải pháp là 2 bên cùng hỗ trợ nhau. DN hoàn thiện hồ sơ đi vay tốt nhất có thể, còn ngân hàng thì xuống điều kiện 1 chút. Chúng ta cần phải chia sẻ với nhau. Ví dụ, các NHTM cũng đã giảm lãi suất 0,2%, nhưng để được giảm thì DN cần phải chứng minh. Chúng ta có thể giãn nợ cho DN để không bị xếp vào nhóm đèn đỏ, nhưng phải viết đơn.

    Các DN đừng thấy cho vay dễ dàng mà cứ thế đi vay, cứ chạy theo lãi suất và nợ phải trả sẽ không còn sức sáng tạo. "Chưa có đất nước nào độ cho vay dễ như NH ở VN. Vay ở nước ngoài rất khó, vay ở VN cực dễ, nhất là DN lớn". Cần phải có chính sách kinh doanh, không phải cứ tốt vay là đi vay tiêu sài. Thực tế cho thấy nhiều DN tập trung vào tiêu sản chứ không phải kinh doanh. Trách nhiệm hỗ trợ của Chính phủ, các hiệp hội là rất quan trọng, nhưng các hiệp hội cần làm sáng tỏ chuyện này. 

    2 chiều cùng tác động với nhau sẽ thực hiện tốt các gói hỗ trợ của chính phủ. Khó là khó từ bản thân các DN. Nhiều khi chúng ta phải hô hào các DN hoàn thiện hồ sơ giấy tờ để hiệp hội giúp đỡ đi vay tại các NH. NH có rất nhiều gói cho vay. 

    Các DN đổi mới sáng tạo rất vướng, các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần gặp khó. Quỹ DNNVV chủ yếu tập trung cho startup. Quỹ của Bộ khoa học công nghệ cũng có, nhưng chúng ta chưa có người dẫn dắt.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:51:00 13-04-2020

    Ông Đặng Hồng Anh: Doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có kế hoạch tốt hậu dịch thì không nên vay ngân hàng

    Ông Hồng Anh cho rằng: Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nền tảng, điều kiện, tích lũy tư bản chưa có nhiều. Trong mùa dịch mà không có kế hoạch hậu dịch phát triển công ty thì vay ngân hàng sẽ trở thành gánh nặng cho chính họ. Không khéo lại ảnh hưởng đến ngân hàng. Như tôi đã nói, khoảng 2 tháng nữa thì ngân hàng cũng sẽ rơi vào khó khăn. Vay tiêu dùng, vay bán lẻ ảnh hưởng nhiều thứ. Tôi khuyên doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có kế hoạch tốt hậu dịch thì không nên vay. Doanh nghiệp có nền tảng, điều kiện ổn định hơn, tốt hơn, thanh khoản hơn thì kiếm dự trữ mới thật tốt, trong nguy có cơ, sau dịch thị trường ổn định rồi thì hồi phục lại. Giải pháp tài chính tốt sẽ như lò xo bật lại, phát triển tốt hơn, cân bằng lại giai đoạn khó khăn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:42:00 13-04-2020

    Ông Đào Văn Hùng: Tình hình chung gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có những doanh nghiệp vẫn duy trì được sự phát triển

    Tôi muốn góp ý thêm về các con số này. Nhìn từ vĩ mô thì có thể thấy lạc quan ở 2 số liệu. NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng trong tháng 3 trên dưới 2% trong khi tháng 1, tháng 2 doanh nghiệp không vay vốn. Nó có nghĩa là sức sống doanh nghiệp vẫn còn.

    Số liệu thứ 2 là số liệu xuất khẩu dù có tụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn có tang. Tôi đồng ý với anh Thân, tuy tình hình chung gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có những doanh nghiệp vẫn duy trì được sự phát triển. Có những con số bi quan nhưng cũng có những con số khách lạc quan.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:42:00 13-04-2020

    Ông Đặng Hồng Anh: Nếu các chi nhánh ngân hàng không được giảm chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận thì chắc chắn sẽ "làm lơ" với doanh nghiệp

    Đánh giá về gói giải cứu của Chính phủ, Ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) chia sẻ: "Thực sự tôi đánh giá rất cao sự quyết liệt của Chính phủ và NHNN. Họ có những giải pháp quyết liệt nhưng vẫn còn vấn đề liên quan đến thực tiễn.

    Như vừa rồi tôi cũng chia sẻ với một số cơ quan báo chí. Về thực tiễn trong doanh nghiệp, chúng ta cần có giải pháp thực tế hơn. Kể cả có thể NHNN nên có kênh SOS cho DN. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp. Giảm lãi hay giãn nợ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng.

    Đầu tiên là xung đột lợi ích, nhưng vì đây là chủ trương chung của các lãnh đạo NH, là chia sẻ với đất nước và cộng đồng doanh nghiệp, thì họ đã có chính sách tiết giảm lợi nhuận trong năm nay. Lấy nguồn đó chia sẻ ra sao, tỷ lệ hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào, với tiêu chí gì, phải rõ ràng thì mới đi vào thực tiễn được.

    Trong hiệp hội của tôi, hay như chính bản thân DN cũng qua quá trình tương tác cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Ví dụ giảm lãi cũng có gửi văn bản yêu cầu hỗ trợ, nhưng cũng kéo dài khoảng hơn 1 tháng, nếu không tác động thì ít khi được trả lời. Hầu như phí NH sẽ nói là cũng nhiều doanh nghiệp đăng ký và chúng tôi đang xem xét tiêu chí.

    Nếu các chi nhánh ngân hàng không được giảm chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận thì chắc chắn chi nhánh đó sẽ "làm lơ", nếu không thì không đạt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận hàng tháng, hàng quý. Mong là các NHTM phải có chỉ thị quyết liệt thì hỗ trợ cho doanh nghiệp mới nhanh được.

    Giãn nợ cũng vậy, NH đồng ý giãn nợ nhưng tích vào trong đó là nếu không khéo thì sẽ cân nhắc nâng nhóm, vay lại là khó. Doanh nghiệp trao đổi với NH thường bị hướng như vậy, không rõ ràng về mặt văn bản nhưng qua trao đổi miệng như vậy thì DN thôi để đó, cố gắng trả rồi còn vay mới.

    Vừa rồi tôi cũng trao đổi với NHNN, tôi đề nghị với Hội DN trẻ VN thì có thể gửi thẳng ý kiến với NHNN để họ có động thái hỗ trợ.

    Ông Thân nói cũng có ý đúng, sẽ có những doanh nghiệp khôn khéo trục lợi, như chính sách cho người nghèo cũng vậy. Nhưng đừng vì một số nhỏ những người như vậy mà ảnh hưởng đến số lớn những người đang bị ảnh hưởng.

    Tôi đề nghị NHNN có tổng đài SOS cho doanh nghiệp. Nếu các điều kiện chính đáng của họ mà NHTM không giải quyết thì xử lý ra sao".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:25:00 13-04-2020

    Ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT NextTech Group: "Cơn bão Cytokine" giết chết bệnh nhân và cả nền kinh tế

    Xét tình hình doanh nghiệp và các vấn đề xã hội, tôi thấy một sự tương đồng tương đối giống nhau trong cơ chế tàn phá của dịch bệnh với sức khỏe từng cá nhân cũng như nền kinh tế. Với người bệnh nặng, nó kích hoạt phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, gây ra cái gọi là "cơn bão Cytokine". Cơ thể phản ứng quá mức khiến cho các cơ quan nội tạng bị hỏng. Đối với nền kinh tế, virus kích hoạt cách ly và giãn cách xã hội trên toàn thế giới để giảm lây nhiễm, mắc hoặc chết. Phản ứng này hạ gục kinh tế và việc làm.

    Chúng ta cứ tưởng tượng từng cá nhân, từng người tiêu dùng, từng doanh nghiệp trong nền kinh tế giống như cơ quan nội tạng. Có thể nói, không doanh nghiệp và người tiêu dùng nào không bị ảnh hưởng hoặc hưởng lợi từ sự bùng phát của dịch bệnh. Tôi đồng ý kiến với các diễn giả và cho rằng những con số này khả năng vẫn còn thấp.

    Có chăng một số rất ít các doanh nghiệp như phát hành game, giải trí trực tuyến, dịch vụ viễn thông, dịch vụ chuyển phát tức thời (gia đồ ăn, giao hàng khi người dân bị cách ly xã hội), doanh nghiệp may mặc ngay lập tức đổi sang may khẩu trang và sản phẩm chống dịch, có thể thiệt hại ít hơn hay thậm chí tìm ra cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, số lượng những doanh nghiệp này rất nhỏ.

    Ngay cả những doanh nghiệp không bị ảnh hưởng, họ cũng phải giảm giá, giảm phí để hỗ trợ khách hàng và đối tác. Đó cũng coi như là bị ảnh hưởng. Cuộc khủng hoảng này không phải là cuộc khủng hoảng kép mà là khủng hoảng ta. Tôi cho rằng tiêu dùng yếu sẽ kéo dài tới hết năm nay vì tình hình kinh tế kiệt quê. Tôi có cái nhìn tiêu cực hơn các con số thống kê vừa công bố.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:24:00 13-04-2020

    Bức tranh của doanh nghiệp Việt lạc quan hơn so với toàn cầu

    Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV, đại biểu Quốc hội - hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ông Đặng Hồng Anh. "Chúng ta hiểu rằng thập kỷ vừa rồi có 1 điều đáng mừng: số lượng DN được thành lập bao giờ cũng cao hơn số đóng cửa, phá sản. Nhưng trong đại dịch này khác."

    Tuy nhiên, để có cái nhìn lạc quan hơn thì phải so sánh với DN trên toàn cầu. Tỷ lệ của mình giữa vào và ra cao hơn thế giới. Do đó nếu chỉ nhìn vào đóng cửa thì không đúng. Doanh nghiệp của chúng ta tính bền vững rất tốt.

    Thứ hai, chân thành thì thống kê mới chỉ là tham khảo, nếu nhìn vào thì hơi vội. Những con số này từ tháng 3, mà bây giờ là giữa tháng 4 rồi, và để đưa ra con số như Tổng cục thống kê thì rất mất thời gian, có độ trễ.

    Hơn nữa hiện nay không phải tất cả các DN đều gặp khó khăn, ví dụ kinh doanh về game, network marketing hoặc một số nhà hàng lại phát triển. Thậm chí một số nhà hàng có doanh thu cao hơn trước khi có dịch

    Nhiều DN vẫn khắc phục tốt, đương nhiên là ít nhưng DNNVV của VN rất năng động, chuyển sang hình thái khác, không như DNNVV ở phương Tây thì chuyển đổi hình thức kinh doanh là chuyện lớn. Như vậy bức tranh ở Việt Nam đỡ hơn rất nhiều so với các nước khác.

    Hơn nữa, ngay từ đầu chính phủ can thiệp rất sớm, có các biện pháp an sinh xã hội vì thế dẫn đến thiệt hại ít so với các nước khác. Do đó gói giúp đỡ các DN và an sinh xã hội không cần quá nhiều như các nước khác.

    Nhắc đến chính sách hỗ trợ, Chính phủ gần đây đã nâng gói tín dụng lên 300.000 tỷ từ con số 250.000 tỷ ban đầu, gói tài khoá từ 30.000 tỷ đến nay đã đạt 180.000 tỷ, gói an sinh đã được thông qua. Các Bộ, ngành cũng đưa ra các nhiều biện pháp hỗ trợ như chính sách giảm giá điện của Bộ Công thương hơn 11.000 tỷ đồng, Bộ TNMT giảm giá thuê đất…

    Là những người đứng đầu các doanh nghiệp, hiệp hội, các ông có chia sẻ gì về gói chính sách giải cứu doanh nghiệp: các tác động chính sách này đã đi vào thực tế với doanh nghiệp chưa?

    Chưa bao giờ chính phủ hành động quyết liệt như bây giờ. Bộ Tài chính vào cuộc với gói lớn, giải quyết được rất nhiều khách hàng. NHNN cũng vậy, các ngân hàng đã giảm lãi suất cho DN rồi. Chính sách rất quyết liệt và đồng bộ, kể cả các giải pháp về an sinh xã hội và giải pháp cho DN.

    Chúng ta đang có chính sách rất đúng, trúng và kịp thời, nhất là NHNN và Bộ Tài chính. Tất nhiên vẫn cần phải đúc rút kinh nghiệm. Nhiều khi phải chấp nhận sự trục lợi, người cần vay chưa dược vay mà ng chưa cần lại được. Lúc này chúng ta chưa lọc hết được, vẫn nảy sinh tiêu cực nhưng tỷ lệ rất ít.

    Vì thế tôi tin tưởng chắc chắn rằng chúng ta sẽ sớm cùng nhau vượt qua khó khăn này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:20:00 13-04-2020

    Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh: Doanh nghiệp đã rất "thấm", 2 tháng nữa sẽ tới ngành ngân hàng

    Ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) bình luận về các con số thống kê: "Tôi thấy các con số thống kê của VCCI rất gần với thực tế vì Hiệp hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chúng tôi cũng đã có một số thống kê tương tự. Tôi nghĩ tất cả doanh nghiệp trên thế giới này mới lần đầu tiên gặp phải cảnh này. Chúng ta không có kinh nghiệm đối phó. Thực sự là dịch đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tôi nghĩ doanh nghiệp đã bắt đầu "thấm" rồi.

    Các ngành nghề như du lịch, hàng không đều đang giảm, sắp tới sẽ là các ngành nghề khác. 2 tháng tới sẽ là ngành ngân hàng, cũng sẽ rất "thấm". Diễn biến trong tương lai cũng chưa biết thế nào. Cầu mong có thuốc điều trị, còn vaccine tôi nghĩ phải 12-18 tháng sau mới có, cũng khó.

    Trong đoạn này, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước phải phối hợp. Đảng và Chính phủ đã có những chính sách mang tầm nhìn xa, chiến lược và đi kèm với thực tiễn để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời điểm này".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:05:00 13-04-2020

    Livestream: "Làm sao để sống sót qua đại dịch Covid-19?"

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:54:00 13-04-2020

    Các con số và góc nhìn từ các doanh nghiệp, chuyên gia

    Dù là nước kiểm soát tốt dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề mà doanh nghiệp là đối tượng phản ánh rõ nét. Cùng với 4 khách mời đại diện cho các hiệp hội, doanh nghiệp và chuyên gia làm chính sách, Trí Thức Trẻ hi vọng sẽ đưa ra thêm được các câu chuyện thực tế, góc nhìn về cách doanh nghiệp tồn tại trong thời dịch Covid-19.

    Khách mời của buổi giao lưu trực tuyến bao gồm:

    -Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV, đại biểu Quốc hội

    -Ông Đào Văn Hùng - Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    -Ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công

    -Ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT NextTech Group

    Cuối tháng 3, Tổng cục Thống kê đã ghi nhận con số gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, là con số kỷ lục từ trước đến nay. Bên cạnh đó, lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng lớn hơn số lượng thành lập mới.

    Khảo sát mới nhất của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI gần đây cũng đưa ra những con số đáng lưu ý: 

    -85% DN cho biết thị trường bị thu hẹp vì dịch bệnh

    -60% DN thiếu vốn, đứt dòng tiền 

    -40% DN thiếu nguồn cung nguyên liệu…

    Theo đó, 82% doanh nghiệp cho rằng doanh thu năm 2020 sẽ bị sụt giảm so với năm 2019 và nếu dịch bệnh căng thẳng, 50% DN chỉ trụ được nửa năm. Vậy, bản thân là những người đứng đầu các Hiệp hội, doanh nghiệp, và chuyên gia trong ngành, thực tế mà các anh nhìn thấy thời gian qua so với những con số thống kê này ra sao?


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ

BBT

Trí Thức Trẻ

Tâm điểm
  • Ông Đào Văn Hùng: Việt Nam vẫn có cơ hội ngay cả khi các nước trong khu vực chưa kiểm soát được dịch
    04:50 | 04/13
  • Shark Bình khuyên gì trước thảm họa Thiên Nga đen trăm năm có một như Covid-19?
    04:46 | 04/13
  • Lời khuyên cho DN: "Đây là thời gian quý giá để tư duy"
    04:44 | 04/13
  • "Nên giảm các chỉ tiêu tăng trưởng, nếu cứ gồng lên mà đuối sức thì rất nguy hiểm"
    04:25 | 04/13
  • "Trong họa có phúc, trong nguy có cơ"
    04:13 | 04/13
  • Doanh nghiệp phải tự lực cánh sinh
    04:09 | 04/13
  • Ông Đặng Hồng Anh: Ở Hội Doanh nhân trẻ, chúng tôi khuyến khích sử dụng các sản phẩm của nhau
    04:02 | 04/13
  • Chuyển đổi online là 1 cú huých ngoạn mục
    03:48 | 04/13
  • Ông Đào Văn Hùng: Không cần ưu đãi cho doanh nghiệp chuyển đổi số
    03:43 | 04/13
  • Shark Bình: Dịch bệnh là cơ hội vàng cho doanh nghiệp đi lên 4.0
    03:33 | 04/13
  • Shark Bình: Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ngủ đông sẽ rất tai hại
    03:30 | 04/13
  • Giảm đau bằng ngủ đông và những chờ đợi từ chính sách nhà nước?
    03:17 | 04/13
  • Ông Đào Văn Hùng: Không nên giới hạn doanh nghệp trong tiếp cận các gói tín dụng
    03:08 | 04/13
  • Ông Hùng: Cho vay ưu đãi bây giờ khác hẳn thời khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009
    03:07 | 04/13
  • Shark Đặng Hồng Anh: Tôi vui vì tận dụng được thời gian ngủ đông này để hỗ trợ Bộ Y tế
    03:07 | 04/13
  • Shark Bình: Start-up, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khó trông chờ vào gói hỗ trợ của nhà nước, cơ hội của Fintech
    03:04 | 04/13
  • "Chưa có đất nước nào độ cho vay dễ như Việt Nam"
    02:55 | 04/13
  • Ông Đặng Hồng Anh: Doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có kế hoạch tốt hậu dịch thì không nên vay ngân hàng
    02:51 | 04/13
  • Ông Đặng Hồng Anh: Nếu các chi nhánh ngân hàng không được giảm chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận thì chắc chắn sẽ "làm lơ" với doanh nghiệp
    02:42 | 04/13
  • Ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT NextTech Group: "Cơn bão Cytokine" giết chết bệnh nhân và cả nền kinh tế
    02:25 | 04/13
  • Bức tranh của doanh nghiệp Việt lạc quan hơn so với toàn cầu
    02:24 | 04/13
  • Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh: Doanh nghiệp đã rất "thấm", 2 tháng nữa sẽ tới ngành ngân hàng
    02:20 | 04/13
  • Livestream: "Làm sao để sống sót qua đại dịch Covid-19?"
    02:05 | 04/13
  • Các con số và góc nhìn từ các doanh nghiệp, chuyên gia
    01:54 | 04/13
  • Trở lên trên