MC - BTV Ngọc Trinh: Có quá không khi nói GenZ là những người có thể thay đổi cục diện và thay đổi cuộc chơi?
Chị Lan Phương: 7x 8x với GenZ thực ra rất gần đúng không ạ? Nhưng rõ ràng là có sự khác biệt rất lớn trong suy nghĩ, tư duy và cả hành động. Các bạn ấy đã giúp cho thế hệ mới mình open hơn easy hơn. Tôi cảm thấy rất kỳ vọng vào tương lai mới của đất nước.
Bạn Hachi Hải Vân: Bọn em chỉ đơn giản muốn được là chính mình, muốn là những bản thể đa sắc màu chứ không mang một sứ mệnh to lớn như thay đổi cục diện. Nó xuất phát từ chính những con người GenZ là muốn thể hiện bản thân. Vô tình điều đó nó lại là điều làm thay đổi cục diện. Bọn em sinh ra trong một thế hệ khác, trong một môi trường khác, xã hội mới hơn thì mọi thứ sẽ thay đổi.
Bạn Quang Thái: Một ví dụ đơn giản thôi. Những người chấp nhận mạng xã hội mới, cách đây 3-4 năm chúng ta chưa biết là gì - Tiktok, chính là GenZ. GenZ open với những điều mới và sự thay đổi. GenZ luôn là xuất phát điểm cho những gì mà chúng ta bây giờ đang gọi là trend.
MC - BTV Ngọc Trinh: Sẽ không ngoa khi nói GenZ sẽ là những người thay đổi cục diện vì họ chính là những người đang muốn làm chủ cuộc đời mình. Không ai có thể làm chủ cuộc đời của GenZ được. Thế hệ 7x 8x ngày trước làm gì cũng cần nhìn theo bố mẹ, cần bố mẹ định hướng, còn GenZ hiện giờ, họ sẵn sàng phá bỏ những rào cản bó buộc cuộc sống của họ.
Bạn Hachi Hải Vân: Nếu như có sự thay đổi và yêu cầu chúng ta phải suy nghĩ, hãy tận dụng điều đó để sáng tạo. Với bản thân em thì đó là câu chuyện sáng tạo một cách sống mới, ngày trước em không thiền và đọc sách hàng ngày đâu, nhưng em nghĩ cuộc sống sẽ đưa mình đến những quyết định như thế. Hai chữ thôi, niềm tin và sáng tạo.
MC - BTV Ngọc Trinh: Việt Nam sẽ có ¼ lực lượng lao động là GenZ vào năm 2025. Không biết khi nghe thông tin này, ba vị khách mời kỳ vọng điều gì?
Bạn Quang Thái: Khi GenZ đi vào thời điểm mà họ sẵn sàng chi tiêu nhiều nhất thì điều quan trọng nhất là ngay từ bây giờ chúng ta phải hiểu rất rõ những yếu tố tác động đến việc các bạn ấy đưa ra quyết định mua một sản phẩm ngay từ bây giờ.
Bạn Hachi Hải Vân: Các bạn ấy sẽ khởi nghiệp sớm hơn và em kỳ vọng chỉ số của những Founder thành công sẽ khác đi, sẽ không còn là 35-40 tuổi nữa mà sẽ 25-30, sẽ trẻ hơn.
Chị Lan Phương: Mình kiến tạo nhiều thương hiệu, mình có sự thành công tiếp nối, vậy thì thế hệ sau sẽ tiếp quản như thế nào. Để giúp các bạn tiếp quản, nó không phải là tài chính tiền bạc mà nó là câu chuyện của sức khỏe, của nơi ở, nơi các bạn tái tạo và cân bằng tất cả mọi thứ trong cuộc sống.
MC - BTV Ngọc Trinh: Xã hội gọi GenZ là những đứa trẻ khác biệt, nhưng chính những đứa trẻ này đang nắm trong tay chìa khoá của sự thay đổi. Từ dòng tiền, công nghệ, đến cách doanh nghiệp lấy GenZ làm trung tâm phục vụ, chiều chuộng. Tôi gọi đây là thế hệ tiên phong, vì các bạn đang lớn lên từ việc phá bỏ định kiến và quy luật cũ, tạo ra giá trị mới cho xã hội. GenZ là tương lai của nền kinh tế.
Thưa quý vị, trong chương trình kết thúc cho serie đầu tiên của Người tiên phong này, chúng tôi muốn truyền đi một thông điệp: Người tiên phong không chỉ là những con người dạn dày kinh nghiệm, nội lực hùng mạnh hay có sức ảnh hưởng rộng khắp. Người tiên phong hoàn toàn có thể là chính những người trẻ của thế hệ GenZ đang tạo nên sự thay đổi bằng sự sáng tạo đột phá của mình. Không có phát triển nếu không có mâu thuẫn và thay đổi, vì những người điên rồ nhất là người sáng tạo thế giới, là tác giả của những gì mà người khác chưa từng hình dung đến. Có một câu nói để kết thúc cho chuỗi chương trình Người tiên phong của chúng tôi, nhưng cũng là điều gợi mở và gieo nên thông điệp thay đổi, xin mượn lời của Steve Jobs: Cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất cho cuộc sống. Cảm ơn 3 vị khách mời cùng quý vị khán giả đã đồng hành cùng Người tiên phong suốt thời gian vừa qua. Kính chào và hẹn gặp lại.
MC - BTV Ngọc Trinh: Thưa quý vị, qua thử thách này chúng tôi muốn vẽ lên chân dung của những người trẻ thông qua cách họ tiêu tiền, kiếm tiền, xây dựng cơ hội và nhìn nhận những mối quan hệ xung quanh mình. Có một câu nói vui như thế này, nếu những thế hệ trước, 6x, 7x, 8x là thế hệ "đập lợn", thì GenZ là thế hệ "đập hộp". Sinh ra trong thời kỳ đất nước hội nhập, tiếp thu những công nghệ mới, tư duy về tài sản là một ngôi nhà với GenZ và phong cách đầu tư xuống tiền đã táo bạo hơn rất nhiều. Tất nhiên, thị trường thì luôn có quy luật của nó, khi bạn "all in", tất tay với thị trường, nếu may mắn bạn có thể kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhưng đừng quên thị trường cũng có thể tất tay với bạn, khiến bạn ra về tay trắng. Chìa khóa với GenZ và tất cả mọi người, là hãy trở thành một nhà đầu tư đúng nghĩa. Hãy theo dõi của một GenZ và thử xem, một quyết định đầu tư đúng đắn với GenZ là gì. Quang Thái và Hachi khi đến tham gia chương trình các bạn mang theo bao nhiêu tiền?
Bạn Quang Thái: Em rất ít khi dùng tiền mặt, thậm chí đi ăn phở em còn phải hỏi cô ơi cô có nhận tiền mặt không. Em có ở đây xấp xỉ 1 triệu
Bạn Hachi Hải Vân: Em có 44 nghìn. Em rất ít khi có tiền mặt trong người, khi rút tiền mặt em chỉ rút rất ít để đủ cho những hoạt động thường ngày thôi. Đặc biệt trong mùa Covid nữa em cũng ngại dùng tiền mặt.
Hachi Hải Vân tâm sự cô rất ít khi có tiền mặt trong người.
MC - BTV Ngọc Trinh: Vì thế nên người ta mới gọi thế hệ GenZ là thế hệ không xu dính túi đó chị Phương. Có khi tình trạng cướp giật túi ví giảm hẳn vì có giật được cũng đâu có gì đâu. Và cái từ "Smart" nó nằm ở chỗ đó. Cái ví của chúng ta không còn là nghĩa đen nữa, chúng ta có rất nhiều ứng dụng để có thể chi tiêu, tiết kiệm,.. Vậy thì không biết từ "Smart" nó có chỉ nằm trong khoảng công nghệ không, hay nó còn rộng hơn như thế nữa?
Bạn Hachi Hải Vân: Em nghĩ rằng "Smart" ở đây có nghĩa là các bạn GenZ rất thông minh để có thể tự kiến tạo một lối sống riêng của mình. Smart Living là sự thông minh trong cách sống, tạo ra sự độc bản của mỗi người.
MC - BTV Ngọc Trinh: Không biết định nghĩa "Smart" như Hachi vừa chia sẻ có giống như cách chị Phương đặt tên cho dự án này - "Smart City"
Chị Lan Phương: Smart Living là ứng dụng công nghệ vào cuộc sống như em nói, nghĩa đen một cách thuần túy luôn. Nhưng ở đây còn là phần vận hành thông minh, nó không chỉ là công nghệ hay máy móc nữa, nó còn là cộng đồng thông minh. Cộng đồng thông minh chính là sự lựa chọn của thế hệ trẻ. Nhiều gia đình trẻ có tri thức, có tầm nhìn, có base rất tốt họ mới nhắm đến Vinhomes Smart City. Ở đây Smart City có ý nghĩa rất linh hoạt, đa dạng. Không phải cứ "Smart" là phải công nghệ, kỹ thuật.
MC - BTV Ngọc Trinh: Có một yếu tố nữa liên quan đến "Smart" mà tôi tin mọi người đều đồng tình đó là lựa chọn về thời trang.Theo Thái thì việc lựa chọn phụ kiện, những thứ gắn bó với mình thì nó sẽ thể hiện sự "Smart" của người trẻ như thế nào?
Bạn Quang Thái: Sự "Smart" của việc đưa ra quyết định mua hàng, em nghĩ nó phải vượt qua được sản phẩm đó làm được gì cho mình, nó phải là những câu chuyện đằng sau brand mình lựa chọn. Đối với thế hệ GenX thì từ brand được nghĩ đến như một thứ gì đó rất sang chảnh và xa xỉ. Nhưng thực ra không phải. Brand là thương hiệu, thương hiệu là gì, đó là một cái hiệu được thương, là sự liên kết giữa một khách hàng với những con người đứng đằng sau một thương hiệu. Cái đồng hồ này sẽ được gọi là hàng hóa, khi một khách hàng mang chiếc đồng hồ ra khỏi cửa hàng thì họ đã mua hàng hóa. Chiếc đồng hồ cộng với trải nghiệm của khách hàng mới gọi là sản phẩm. Và khi khách hàng cầm được sản phẩm ra khỏi cửa hàng thì đó "Smart".
Quote: Sự "Smart" của việc đưa ra quyết định mua hàng, em nghĩ nó phải vượt qua được sản phẩm đó làm được gì cho mình, nó phải là những câu chuyện đằng sau brand mình lựa chọn - Nguyễn Quang Thái - Nhà sáng lập thương hiệu Curnon, Weehours, Inkaholic
MC - BTV Ngọc Trinh: Giới trẻ thì có những nỗi sợ như: không kịp deadline, bản thân mình không được như những gì mình đã kỳ vọng, mải chạy theo công việc nhiều quá mà quên mất tận hưởng cuộc sống,... Vì thế nên mới có khái niệm "Smart Living & Resort" - khái niệm có vẻ gắn bó rất nhiều với những người trẻ, phải không Thái và Hachi?
Bạn Hachi Hải Vân: Em thấy bọn em muốn được thể hiện cảm xúc ngay lập tức và cũng cần được thỏa mãn cảm xúc ngay lập tức. Ví dụ như thế hệ bố mẹ mình, bố mẹ có thể đợi 1-2 năm mới đi du lịch 1 lần. Thế hệ anh chị em là những người muốn đi du lịch vài tuần một lần. Nhưng thế hệ của em, bọn em muốn được đi chill mỗi tuần.
Bạn Quang Thái: Có một khái niệm mà mọi người đều đã nghe, đó là cân bằng cuộc sống. Ngay cả trong môi trường làm việc của em, top 1 những thứ mọi người muốn chia sẻ luôn là "Làm thế nào để cân bằng cuộc sống". "Tôi làm để sống chứ tôi không sống để làm" - đây là một tư tưởng rất GenZ. Khi mình có được sự cân bằng thì cuộc sống mình tốt lên, công việc mình tốt lên.
MC - BTV Ngọc Trinh: Những gì các bạn chia sẻ chính là những tiền đề để Vinhomes cho ra đời những sản phẩm có yếu tố như "Smart living", "Staycation", "Resort living". Từ những chia sẻ của các bạn, tôi cũng muốn hỏi chị Lan Phương về yếu tố cân bằng của một chủ đầu tư. Để tạo ra được dự án có yếu tố Resort, chắc chắn việc phân bổ quỹ đất để tạo ra sản phẩm và tạo ra những môi trường cho cư dân được thoải mái, cần bắt buộc phải cân bằng giữa lợi nhuận của chủ đầu tư và lợi ích của người mua nhà. Không biết là Vinhomes đã cân bằng như thế nào và làm như thế nào để tạo ra sự cân bằng đó?
Chị Lan Phương: Như các bạn đã biết, trước kia Vinhomes luôn có các dự án tại các vị trí trung tâm của Hà Nội và Thành phố HCM. Nhưng gần đây các bạn sẽ nhìn thấy Vinhomes bắt đầu chuyển mình, chúng tôi bắt đầu chú trọng vào chất lượng của cuộc sống. Những vị trí trung tâm không đủ để giúp cư dân của chúng tôi tái tạo năng lượng và cân bằng được công việc với cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi đã dịch chuyển đến những vùng mà trước đây thế hệ 6x 7x cho là vùng ven. Như chúng ta đang ngồi đây, quận Nam Từ Liêm - một nơi bị cho là rất xa đối với những thế hệ trước, nhưng với các bạn GenZ, các bạn cho rằng khoảng cách về mặt địa lý không còn là rào cản quá lớn nữa. Những bạn trẻ thích trải nghiệm, thích chill thì một không gian như này hoàn toàn đáp ứng được.
Đó là tầm nhìn của Vingroup, không chỉ xuất phát từ gần đây đâu mà đã từ rất lâu rồi. Những gì chúng tôi đầu tư ở đây trị giá vài tỷ đô nhưng giá trị lớn hơn chúng tôi hướng đến là môi trường sống, tiện ích cảnh quan, tập trung vào sức khỏe thể chất và tâm lý cho cả một thế hệ của Việt Nam sau này.
MC - BTV Ngọc Trinh: Ba vị khách mời khi ngồi trong một không gian thế này từ chiều đến tối, không biết mọi người thấy thế nào? Mọi người có cảm thấy mệt không? Đặc biệt là chị Phương - người đã tham gia Người tiên phong 3 số rồi, đây là số đầu tiên chúng ta quay ở không gian ngoài trời như thế này, chị cảm thấy thế nào ạ?
Chị Lan Phương: Chị thấy rất thoải mái, sảng khoái, được hưởng khí trời mà, khác hẳn trong trường quay.
Bạn Quang Thái: Lúc đầu em đã nghĩ sẽ quay trong trường quay, đến khi đến đây thì em thú thật là có hơi quan ngại, không biết là có bị nóng không,... nhưng thực sự ngồi quay đã vài tiếng rồi nhưng hoàn toàn không thấy mệt mỏi mà rất sảng khoái, dễ chịu.
Bạn Hachi Hải Vân: Bản thân em là người rất yêu thiên nhiên, em rất hay muốn tìm đến những nơi mà mình có thể tìm về với "đất mẹ". Những chỗ như thế này sẽ giúp em kết nối với thiên nhiên nhiều hơn và có nhiều năng lượng hơn.
MC - BTV Ngọc Trinh: Có vẻ như hơi giống quan điểm mà ngày xưa khi mình yêu mối tình đầu, hợp nhau là mình phải chốt luôn, còn bây giờ là kiểu mình phải trải nghiệm nhiều hơn để tìm được người bạn đời phù hợp nhất. Đúng không Thái?
Bạn Quang Thái: Em cũng khá giống Hachi, em nghiêng về vế thứ hai là sự linh hoạt hơn, tuy nhiên em mua nhà cũng đang là mục tiêu tiếp theo của em. Em xác định được rằng khi mình sở hữu một căn nhà của riêng mình thì mình sẽ sẵn sàng đầu tư cho nó để nó trở thành ngôi nhà trong mơ của mình. Còn khi đi thuê thì mình sẽ không quá muốn tỉ mỉ và trau chuốt cho nó.
Chị Lan Phương: Nghĩa là em sẽ không muốn đầu tư quá nhiều cho ngôi nhà mà em đang thuê đúng không?
Bạn Quang Thái: Chính xác ạ
MC - BTV Ngọc Trinh: Ngôi nhà nói rất nhiều về GenZ. Ngôi nhà chính là dấu hiệu cho khả năng kiếm tiền và là một trong những thước đo cho sự thành công sớm của giới trẻ toàn cầu. Có một khảo sát từ Homes.com, một nền tảng bất động sản có tiếng của Mỹ: 85,8% GenZ có kế hoạch mua nhà trước tuổi 35; trong đó 48,1% kỳ vọng có nhà riêng trong tầm 25-29 tuổi. 3 lý do khảo sát này đúc kết được rằng hiện tại chính là thời điểm mua nhà riêng tốt nhất đó là: cần một không gian riêng, lãi suất thấp, và đại dịch Covid-19. Điểm này rất thú vị, tôi muốn hỏi ý kiến từ cả chị Phương và 2 bạn trẻ. Tại sao?
Bạn Quang Thái: Mặc dù đây không phải một thời khuyên đầu tư, nhưng sau đại dịch Covid là một trong những thời điểm phù hợp nhất để đầu tư một căn nhà, đặc biệt là vào năm 2022.
Chị Lan Phương: Chị đã có một thống kê trên mẫu là khoảng 10.000 khách hàng đã mua nhà tại Vinhomes Smart City, (mặc dù hiện nay con số là gấp đôi) thì kết quả là độ tuổi trẻ sở hữu nhà ở đây ngày càng nhiều. Trong số 10.000 căn nhà chị bán thành công, thì 15% là độ tuổi 25-35 sở hữu nhà.
Bạn Hachi Hải Vân: Em nghĩ là em đâu đó cảm nhận được điều này. Vì em hiểu được tại sao giới trẻ bọn em lại muốn ở đây. Thứ nhất, giới trẻ bây giờ mọi người biết lái ô tô rất sớm nên việc di chuyển giữa trung và một nơi gần cạnh trung tâm như thế này rất đơn giản với các bạn. Thứ hai, GenZ rất muốn đầu tư cho không gian xung quanh nhà của mình, mình về nhà mình phải cảm thấy thoải mái và có thể làm nhiều thứ khác nhau: đọc sách, làm việc,... Một nơi như thế này em nghĩ là sẽ thu hút được thế hệ bọn em.
Chị Lan Phương: Nếu như ở thế hệ như tôi và Trinh, thì chúng tôi mong muốn một cuộc sống rất bình dị, đơn giản. Còn GenZ các bạn rất coi trọng sự trải nghiệm, các bạn phải được thử rồi các bạn mới đưa ra quyết định chốt hạ. Đó chính là cái quý của những người dám nói dám nghĩ và dám làm.
MC - BTV Ngọc Trinh: Và đó chính là điểm làm nên ADN của GenZ của thế hệ trẻ. Có một câu hỏi dành cho chị Lan Phương mà không đến từ các bạn GenZ hay từ người mua nhà mà là một đại lý bất động sản. Họ hỏi về thống kê những khách hàng GenZ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm bất động sản nào?
Chị Lan Phương: Đây là một cộng đồng cư dân quốc tế đa sắc màu, có đến 20 quốc tịch tại nơi này. Điều này chứng tỏ đây là một dự án có sức hút. Đặc biệt tệp khách hàng trẻ ngày càng nhiều. Tôi rất ngạc nhiên khi ở độ tuổi 25-35 các bạn đã có tầm nhìn rất xa và rộng khi chọn dự án ở đây. Với nhiều người Việt Nam mình, nhất là độ tuổi 40-50 thì mọi người hay lấy lý do khoảng cách xa. Nhưng với các bạn trẻ sinh ra trong thời đại công nghệ số, thì khoảng cách không còn là trở ngại nữa. Mọi thứ đều có thể có nhờ một cú chạm. Một mối quan hệ cũng có thể bắt đầu từ một cú chạm. Mọi thứ các bạn cần đều có thể đặt hàng và được gửi đến chân tòa nhà cho các bạn. Ở độ tuổi 25-35 đa phần các bạn chọn ở một căn hộ có diện tích rất vừa xinh. Chúng tôi có những căn studio khoảng tầm 30m2, căn hộ một phòng ngủ khoảng 45m2, hai phòng ngủ cũng chỉ giao động khoảng 60-65m2 mà thôi. Nhưng chúng tôi có không gian để các bạn được tự do thể hiện cái tôi, cái độc bản của thế hệ GenZ. Chúng tôi vừa ra mắt không gian "+1", để các bạn có thể work from home, thiết kế không gian thiền, nơi các bạn có thể tự do sáng tác nghệ thuật như âm nhạc hay hội họa,... Tôi rất thích cách mà các bạn trong đội ngũ marketing đã xây dựng ý tưởng truyền thông về không gian này. Các bạn GenZ đúng là một thế hệ độc bản, các bạn rất riêng biệt, các bạn không bị trộn lẫn vào nhau.
MC - BTV Ngọc Trinh: Có vẻ như sản phẩm này của Vinhomes được thiết dành riêng cho các bạn trẻ thì phải?
Chị Lan Phương: Sắp tới chúng tôi sẽ còn ưu ái các bạn trẻ nhiều hơn nữa! Tại sao chúng ta không đầu tư cho thế hệ này? Họ sẽ là những người thuyền trưởng lái con tàu của chúng ta đi để xây dựng và phát triển đất nước theo tầm nhìn và tầm cao mới. Cho nên chủ đầu tư bất động sản nào nhanh nhạy thì phải nắm bắt thời cơ.
MC - BTV Ngọc Trinh: Một câu hỏi dành cho Hachi. Gen Z được xem là thế hệ phóng khoáng, họ sẽ sẵn sàng chi những khoản "khổng lồ" để thỏa mãn đam mê xây dựng visual và khẳng định bản thân mình. Hầu hết các thương hiệu sẽ tận dụng tính chất thích "khoe" này để móc hầu bao GenZ, không biết chiêu thức này có tác dụng gì với bạn hay không? Thương hiệu có phải là yếu tố để Hachi quyết định xuống tiền hay không?
Bạn Hachi Hải Vân: Em thích những thứ lạ lạ, em là người không thích đồ hiệu. Em sẽ thích đi mua gì đó của một brand Việt Nam. Em thích câu chuyện của họ hơn. Hôm nay em mặc chiếc áo này của một brand Việt Nam và em biết rất nhiều bạn trẻ thích brand này. Lý do là vì câu chuyện đằng sau brand này. Bạn Founder của brand này đi du học nước ngoài về và luôn đau đáu về việc làm thời trang tại Việt Nam. Bạn ấy luôn tâm huyết với ren và những sự điệu đà trong trang phục. Đây là ví dụ, là kết quả cho một quá trình cố gắng, là kết quả của sự độc bản của bạn chính bạn Founder đó. Quay lại với tổng thể GenZ, em nghĩ từ khoe khoang nghe hơi nặng, em nghĩ mình có thể nói rằng vì các bạn ấy yêu thích những câu chuyện, yêu thích sự độc bản, yêu thích sự độc đáo.
MC - BTV Ngọc Trinh: Một câu hỏi đến từ một phụ huynh dành cho chị Lan Phương. Chị sẽ nói gì với con của chị (một bạn cũng thuộc thế hệ GenZ, khi nào thì nên mua nhà và khi nào thì không nên mua nhà?
Chị Lan Phương: Tôi nghĩ mình nên chuyển câu hỏi đó mở rộng hơn một chút đó là khi nào nên và không nên làm gì, khi nào là thời điểm nào là tốt cho việc con nên làm. Tôi thấy mình phải học rất nhiều trong việc trở thành bạn của con. Quan điểm của gia đình tôi là luôn khuyến khích con nghĩ và làm, sai cũng được và mình sẽ sửa. Bởi vì nếu con không làm con sẽ không biết mình sai, nếu không làm con cũng sẽ không biết kết quả của việc mình làm sẽ tốt bao nhiêu, tôi không bao giờ cấm đoán. Có lẽ tôi cũng may mắn khi có một cậu con trai rất nghiêm túc, bạn ấy luôn cân nhắc rất kỹ dù mẹ có khuyến khích. Tôi nghe hai bạn trẻ ở đây nói chuyện tôi hiểu hơn về thế giới của con mình, để biết cách làm bạn với con và giúp bạn hoàn thiện mình. Quan điểm cha mẹ đặt đâu con ngồi đó bây giờ không còn đúng nữa rồi.
MC - BTV Ngọc Trinh: Các trẻ bây giờ sẽ luôn thích có những sự lựa chọn hơn là sẽ bị áp đặt bởi sự lựa chọn của một ai đó. Chúng ta nói đến chuyện đầu tư, có một điều tôi phải nhận thấy là GenZ tiên phong bắt trend đầu tư phải gọi là "siêu tốc độ". Tôi từng đọc một bài báo có tiêu đề thế này: Cùng có 200 triệu nhưng: Thế hệ trước thích "ăn chắc mặc bền", Gen Z ôm đi chơi chứng khoán vì chê lãi gửi tiết kiệm quá thấp. "Liều" - tôi có thể nói đây là đặc tính đầu tư của GenZ không?
Bạn Quang Thái: Em thấy hoàn toàn chính xác. Lý do thứ nhất, khẩu vị rủi ro của bọn em cao thế nên sẵn sàng đầu tư vào những thứ rủi ro rất lớn nhưng lợi nhuận lớn.Điều này chứng tỏ một điều rằng GenZ rất mong muốn có thể đầu tư, họ có thể không quá quan tâm đến tỷ lệ rủi ro, họ quan tâm đến lợi nhuận lớn và tỷ lệ return cao là được.
Chị Lan Phương: Thế hệ GenZ các bạn có tư duy về đầu tư, kinh tế, tiền tệ rất khác. Con tôi là một cậu bé thận trọng nên con không đầu tư chứng khoán mà đầu tư những thứ khác. Hôm Halloween bạn của các con tôi đến nhà chơi và có nói chuyện với nhau xem nếu bố mẹ cho 50-100 triệu thì chúng sẽ làm gì. Thực ra hôm đó mình có nói chuyện với phụ huynh rồi và có biết là các bạn có được bố mẹ đầu tư một khoảng 50-100 triệu. Các con đều trả lời là con chơi chứng khoán. Hiện tại các con đều đã kiếm kha khá, được khoảng 10.000 đô, các con đều nói sẽ dừng lại để dùng tiền đó đầu tư cái khác. Các bạn ấy có tư duy đầu tư, tiền tệ rất là khác. Nếu như mình bố mẹ cho 50-100 triệu có khi mình đem đi gửi tiết kiệm hay mua vàng luôn. Thậm chí bố mẹ các bạn còn đầu tư cho các bạn đi học các khóa đầu tư chứng khoán để các bạn có nền tảng có kiến thức rồi thả các bạn tự lập.
MC - BTV Ngọc Trinh: Chúng ta đến với phần trả lời nhanh các câu hỏi của khán giá. Câu hỏi dành cho Thái. Một khán giả hỏi là: có hai thái cực về hành vi xuống tiền của GenZ, một là tiêu không cần nhìn giá, hai là chi tiêu là đầu tư, tiêu thông minh, đầu tư có lời. Đây có phải hai trường phái chính thức không và bạn theo trường phái nào?
Bạn Quang Thái: Em chắc chắn là trường phái thứ 2. Em ít khi nào mua thứ gì mà không nhìn giá lắm. Điều này thực ra xuất phát từ thói quen thôi, em luôn muốn các khoản chi của mình phải hợp lý. Còn hành vi mua thói quen tiêu dùng của khách hàng thì vô vàn luôn, em chứng kiến chính từ những thương hiệu của mình. Có những khách hàng vào hỏi cả nghìn sản phẩm nhưng không bao giờ đưa một quyết định nào nhưng cũng có những khách hàng vào cửa hàng và có gì mua tất. Thế cho nên về mặt chính thống thì không nhưng bản thân em là lựa chọn số 2.
MC - BTV Ngọc Trinh: Đố chị Lan Phương biết, GenZ thích tiêu nhiều hơn hay thích tiết kiệm hơn?
Chị Lan Phương: Theo những gì mình phân tích từ đầu, các bạn thích trải nghiệm, sống có cảm xúc, đề cao cái tôi và mỗi con người là một độc bản riêng biệt thì chắc là các bạn thích tiêu nhiều hơn để có sự trải nghiệm nhiều hơn. Tiết kiệm thì sẽ không có trải nghiệm thực tế được, không thể hình thành cái tôi cái độc bản được.
Bạn Hachi Hải Vân: Nếu cho em trả lời thì em sẽ thích tiền đẻ ra tiền.
Chị Lan Phương: Thế thì em phải tiêu. Nguyên tắc của tiền là phải lưu thông, tiền không được phép để nguyên trong két.
Bạn Hachi Hải Vân: Đây là một ý rất hay. Ví dụ như thời bố mẹ em, khi có tiền sẽ đi mua vàng về cất. Khi mua một chiếc áo mới về thì sẽ để dành rất lâu, đến dịp đặc biệt thì mới mặc. Còn GenZ bọn em bây giờ sẽ thoải mái hơn, bọn em sẽ muốn thể hiện bản thân mình nhiều hơn vì thực ra thế hệ bọn em sinh ra không còn phải quá lo lắng về vấn đề kinh tế, cơm áo gạo tiền nữa.
MC - BTV Ngọc Trinh: Vậy nên có một từ mà chỉ có thế hệ này mới dùng được đó là "Rich kid", vậy xin hỏi hai bạn, "Rich kid" là khái niệm nói về phong cách tiêu tiền hay về xuất thân của một con người?
Bạn Quang Thái: Bản thân em nghiên cứu về cái này khá nhiều. "Rich kid" không hẳn là nói về việc bạn trẻ xuất thân từ một gia đình như thế nào mà nó nói về cách thể hiện bản thân của bạn ấy. Đa phần là vậy. Ví dụ chúng ta xem rất nhiều video, có những bạn khi vừa bước vào đã show luôn xem từ trên xuống dưới những thứ tôi mặc là bao nhiêu tiền. GenY, GenX khi nhìn vào sẽ thấy các bạn ấy hơi show-off nhưng đối với GenZ thì đó là cách tôi thể hiện bản thân và đó là cái tôi của tôi. Quan điểm thể hiện bản thân của GenZ quá mạnh. Cụm từ "Rich kid" được đặt ra bởi một thế hệ khác cho thế hệ GenZ chứ không phải GenZ tự đặt cho mình.
MC - BTV Ngọc Trinh: Vậy theo hai bạn, mạng xã hội có phải yếu tố kích thích tâm lý khoe tài sản của GenZ không?
Bạn Quang Thái: Em nghĩ nó là một trong những đòn bẩy. Cuối cùng nó chỉ là câu chuyện tôi thể hiện bản thân như thế nào và phương tiện tôi thể hiện ra là ở đâu.
Chị Lan Phương: Thực ra tệp khách hàng trẻ dưới 30 trước nay khó mua nhà Vinhomes. Nhưng hiện nay những bạn trẻ sở hữu nhà Vinhomes sắp trở thành hiện thực. Vậy nên tôi cho rằng sở hữu nhà Vinhomes cũng có thể là một mệnh đề để các bạn thể hiện được cá tính của mình: Tầm tuổi này của tôi mà tôi sở hữu được nhà Vinhomes rồi.
MC - BTV Ngọc Trinh: Quan trọng nữa là từ Rich không phải là giàu, bạn có bao nhiêu tiền mà là bạn có bao nhiêu trải nghiệm.
Chúng ta cũng đang sống trong trải nghiệm mà chắc là không phải lúc nào cũng có, được chill trong một buổi chiều mát tại một nơi vừa yên tĩnh nhưng cũng rất đông vui. Đây là một dự án mà kể cả em có nói là em ở Nhật người ta cũng tin chị Phương ạ. Trong một buổi chiều như này không tội gì mà không chill và không đưa thử thách cho mọi người.
Nếu như có thể so sánh thì tôi sẽ so sánh đồng tiền với một tấm gương, bởi vì chỉ cần nhìn cách mà một người sử dụng tiền là ta có thể thấy phần nào chân dung con người họ, thậm chí là của cả một thế hệ. Xin mời ba khách mời tham gia thử thách "GenZ in relationship with money" - "GenZ sánh đôi cùng đồng tiền"
Trên bàn có 7 loại hoa khác nhau, mỗi khách mời hãy chọn cho mình một loại hoa bất kì ngay bây giờ
Thái đã chọn vào câu hỏi số 1 (hoa ngọc bút): Em sẽ làm thế nào để mỗi người trên thế giới đưa cho em 1$?
Bạn Quang Thái: Quan trọng nhất là giá trị mình đem lại cho mỗi người trên thế giới là gì, nó phải giá trị hơn 1$ thì asking mới phù hợp. Phải tạo ra một thứ có giá trị để mỗi người trên thế giới cảm thấy nó cảm thấy cần trả 1$ cho sản phẩm đó.
MC - BTV Ngọc Trinh: Câu hỏi số 2 là dành cho chị Lan Phương. Hãy giả sử chị đang có một cuộc gọi cho chính chị từ 10 năm trước, chị sẽ nói gì với chính mình?
Chị Lan Phương: Mình sẽ nói là sự đầu quân của mình về tập đoàn Vingroup rất đúng đắn, mình đã công tác ở Vingroup 12 năm rồi.
Bạn Hachi Hải Vân: Có nghĩa là chị Phương không muốn thay đổi gì ở thời điểm này cả, chị Phương đang rất hạnh phúc.
MC - BTV Ngọc Trinh: Thực ra em đã từng có một cuộc phỏng vấn với phó chủ tịch của General Electric. Họ có slogan bất di bất dịch là Không quyết định cái gì quá 27s - tốc độ thang máy. Nhiều khi cân nhắc thiệt hơn sẽ chỉ khiến ta thiệt hơn mà thôi.
Bạn Hachi Hải Vân: Hình như điều này cũng một phần nào đúng với GenZ. Các bạn ấy quyết định nhanh và "tổ tiên bảo thế"
MC - BTV Ngọc Trinh: Thử thách của Hachi là phải vay được ai đó 100.000$ tương đương với 2 tỷ 4, em sẽ phải gọi điện thật và vay thử xem. Xin bật mí với mọi người Hachi là người rất có tiếng nói trong giới startup vì bạn ấy là cầu nối giữa startup và các quỹ đầu tư, việc để thuyết phục đầu cho startup cũng giống như thuyết phục ai đó sẽ đầu tư cho em.
Bạn Hachi Hải Vân: Em sẽ lựa chọn liên lạc với anh Thái.
- Em có một việc này hơi bất ngờ một chút nhưng mà rất quan trọng với em. Em đang có một dự án đầu tư, đang cần một ít tiền để đầu tư, trị giá khoảng 2 tỷ 4.
- Anh cho vay có được lãi suất không nhỉ? Cái này chắc nói chuyện sau nhỉ?
- Đúng vậy cái này nói chuyện sau đi. Giờ em cần phải confirm để còn làm việc tiếp với bên kia.
- Với uy tín của em và em đã gọi cho anh thì anh sẵn sàng giúp thôi.
- Em cảm ơn anh.
Talk Show được tổ chúc tại Khu đô thị Vinhomes Smart City.
MC - BTV Ngọc Trinh: Trước khi chương trình diễn ra, chúng ta sẽ kích hoạt thử một thử thách - đến từ vị khách mời xinh đẹp Hachi, chúng tôi rất nóng lòng muốn biết bất ngờ bạn mang đến?
Bạn Hachi Hải Vân: Có một điểm đặc biệt của GenZ đó là GenZ có một bộ từ điển. Mọi người có biết gameshow Vua tiếng Việt đang rất hot trên TV bây giờ không ạ? Nhiệm vụ của các khách mời và MC - BTV Ngọc Trinh ngày hôm nay là đoán xem các cụm từ này có nghĩa là gì ạ.
Cụm từ số 1: "Khum pít có giải mã được khum?"
Cụm từ số 2: "BigC quá!!! J Z tr?"
Cụm từ số 3: "Gòy soq"
Em nghĩ đây là những từ rất đơn giản trong từ điển GenZ, bên cạnh rất nhiều các từ khác nữa. Điểm đặc biệt của GenZ chính là các bạn đã tự thêm vào bộ hệ thống từ của người Việt Nam những từ rất đặc biệt, đặc trưng cho GenZ.
MC - BTV Ngọc Trinh: Thực ra ở gen như chị em mình (gen X, Y) ngày trước đi học cũng có bộ từ điển riêng, mình dùng chữ cái để tạo ra ký hiệu riêng để có viết thư trong lớp mà bị cô giáo bắt gặp cũng không biết là mình đang viết gì. Còn GenZ bây giờ chơi kỹ hơn, đó là mix rất nhiều. Em tin là các bạn GenZ trong nhà chị Phương sẽ có những lúc nói những từ mà chị không hiểu.
Chị Lan Phương: Đúng vậy, con chị cho mẹ xem màn hình chat thoải mái, nhưng chị cũng đâu có hiểu đâu.
Bạn Quang Thái: Từng thế hệ sẽ có một bộ từ điển riêng đó. Em nhớ hồi cấp 3 hay viết thư bằng số rồi trao tay cho nhau trong lớp để cô giáo không đọc được. Nhưng bây giờ đến cấp độ này rồi thì chịu thua, không thể nào hiểu được.
Chị Lan Phương giải mã từ điển của thế hệ Gen Z.
MC - BTV Ngọc Trinh: Vào năm 2016, hãng soạn từ điển Collins đã chọn GenZ là từ của năm, với một định nghĩa "GenZ là những người trẻ tuổi, sinh khoảng tầm năm 1995, được xem là thế hệ ít kiên cường hơn và dễ tự ái hơn các thế hệ trước". Xin hỏi các vị khách mời góc nhìn về GenZ của quý vị có giống cách Collins định nghĩa không ?
Chị Lan Phương: Có thể vế sau thì đúng, nhưng mà nói ít kiên cường thì đâu đó chị chưa đồng ý lắm mà có khi chị nghĩ là nó hơi mâu thuẫn một chút. Có thể chị may mắn khi được gặp các bạn GenZ mà chị cho rằng nếu mà các bạn ấy ít kiên cường thì các bạn ấy sẽ không start up được và không có sự thành công được. Đó là quan điểm của chị.
Bạn Quang Thái: Cũng không hẳn là các bạn ấy ít kiên cường và dễ tự ái đâu, mà đôi khi chỉ là từ khi còn rất trẻ các bạn ấy đã có một cái tôi rất mãnh liệt. Có thể mình sẽ nhìn thấy sự ít kiên cường ấy khi các bạn ở tuổi teen đến tuổi 20 thôi. Em đã gặp rất nhiều những bạn GenZ rất đáng ngưỡng mộ. Không nhất thiết đó là những bạn theo đuổi sự nghiệp riêng là startup đâu, kể cả là những bạn đang ở những môi trường làm việc khác nhau, ngay cả ở công ty em hiện tại đa phần cũng là các bạn GenZ, C-level đa phần là 97, 98 thực sự rất giỏi. Đó là một trong những điều em thấy rất đáng nể ở thế hệ GenZ.
Bạn Hachi Hải Vân: Ý kiến của anh chị thì em rất đồng tình. Có một điểm nữa em bổ sung, đó là em hay gọi GenZ là thế hệ tôn trọng cảm xúc. Tức là các bạn ấy rất tôn trọng cảm xúc chân thật của mình. Nhìn vào thế hệ trước của chúng ta, cha mẹ chúng ta dù có gặp khó khăn, khổ sở như thế nào thì họ cũng sẽ gồng mình lên, kiên cường và thể hiện ra rằng tôi không sao, tôi ổn. Nhưng còn với các bạn GenZ thì tôi cảm thấy như thế nào thì tôi sẽ thể hiện ra là như thế. Các bạn rất tôn trọng cảm xúc của các bạn. Khi các bạn vui thì các bạn sẽ rất vui. Khi các bạn buồn các bạn sẽ dành thời gian đi sâu vào bên trong mình. Vì thế nên khi người ngoài nhìn vào, có thể mọi người sẽ nhận định là các bạn thiếu kiên cường một chút. Nhưng thực ra em nghĩ không phải, các bạn ấy mới chính là những người kiên cường. Vì gọi tên được cảm xúc và tôn trọng cảm xúc mới chính là dũng cảm.
MC - BTV Ngọc Trinh: Tôn trọng cảm xúc tạo ra những GenZ rất khác nhau. Vì thế cũng có một định nghĩa thứ hai về GenZ, đó là GenZ là thế hệ bông tuyết, vì mỗi bông tuyết mang một hình dạng khác nhau, độc nhất, không trùng lặp. GenZ là những độc bản không thể sao chép. Nói một cách nôm na hơn, là cái tôi rất cao, và không bị đóng khung như những thế hệ trước. Chúng ta đã đồng ý với nhau GenZ là những người có cái tôi khá cao và tôn trọng cảm xúc. Vậy thì ưu và nhược điểm ở đây là gì?
Bạn Quang Thái: Ưu điểm ở đây là các bạn ấy sẽ được những người xung quanh đối xử với bạn ấy như là những gì bạn ấy đáng được nhận. Còn nhược điểm có lẽ là các bạn GenZ "expose" (phơi bày) quá nhiều thông tin khác nhau và đặc biệt là có sự hỗ trợ của công nghệ, các bạn ấy muốn thứ gì đó thì bấm một nút là có ngay. Nói ví dụ vui là khi các bạn ấy muốn một mối quan hệ là có thể chỉ cần quẹt trái, quẹt phải. Nhưng có những thứ không thể đòi hỏi nó đến ngay được, đó là viên mãn trong sự nghiệp và hạnh phúc trong một mối quan hệ. Các bạn trẻ khi giải quyết hai chuyện này thì hay gặp vấn đề, các bạn rất có thể sẽ bỏ cuộc rất sớm.
Bạn Hachi Hải Vân: Em cũng muốn tiếp lời một chút. Em không chắc điều này có nên gọi là nhược điểm hay không. Đó là các bạn GenZ khi quá "thật" thì chúng ta mất nhiều thời gian hơn để chứng minh mình trước mọi người và để mọi người hiểu mình. Khi ấy, cái tôi của các bạn được lôi ra rất sớm, trong khi chưa chắc đã được gọt giũa. Vì còn quá trẻ nên rất khó để mọi người có thể hiểu và chấp nhận các bạn ấy. Em nghĩ đây có thể là khó khăn chứ không phải nhược điểm.
MC - BTV Ngọc Trinh: Thế còn quan điểm "Tôi không cần thiết phải chứng minh với mọi người mình là người như thế nào, tôi sẽ tự làm ra một điều gì đó của tôi" có phải là điểm xuất phát của những bạn startup GenZ không?
Bạn Hachi Hải Vân: Em nghĩ là có. Ở đây nó giống như hai mặt của một vấn đề. Mặt còn lại của vấn đề chính là các bạn sẽ không ngại thể hiện bản thân, bỏ qua rào cản và định kiến của mọi người. Lấy ví dụ như trước kia, mọi người luôn cho rằng phải có nhiều kinh nghiệm thì mới được khởi nghiệp, phải có nhiều vốn mới nên khởi nghiệp. Nhưng bây giờ bọn em thì câu chuyện là tôi có ý tưởng, tôi có đam mê, tôi có nhiệt huyết và tôi sẽ dùng mọi cách để tận dụng nguồn lực và thực hiện điều tôi muốn.
MC - BTV Ngọc Trinh: Khởi nghiệp giống như việc các bạn trẻ tự tạo cho mình một công việc kinh doanh riêng, một đế chế riêng. Thế còn cụ thể như nhà riêng thì sao? Thái hay Hachi có ở riêng không hay các bạn ở chung với bố mẹ?
Bạn Hachi Hải Vân: Em đang ở nhà thuê, em đang tiết kiệm để năm sau có thể mua được nhà.
Bạn Quang Thái: Em không phải là người duy nhất đâu, anh cũng đang ở nhà thuê.
MC - BTV Ngọc Trinh: Tức là các bạn đã tách ra ở riêng khá lâu rồi đúng không?
Bạn Quang Thái: Xuất phát từ thói quen của bản thân là luôn mong muốn có môi trường và không gian riêng của mình để mình thoải mái trong một "Safe-zone" (vùng an toàn). Ngày trước em đi du học 7 năm, em đã quá quen với việc sinh hoạt trong 1 "safe-zone" như thế rồi. Vậy nên khi về Việt Nam sống chung với gia đình, em đã có gần 1 năm đấu tranh khá gay gắt với gia đình. Em đã xin phép được ra ngoài ở 3 tháng, sau đó bố mẹ dần dần quen với việc đó. Tính đến nay thì em đã ra ngoài ở riêng khoảng 7 năm rồi. Thực sự đây là một trong những quyết định đúng đắn nhất trong những năm 22-23 tuổi em từng làm.
Bạn Hachi Hải Vân: Em quan sát thấy, thế hệ Y thường ra ngoài vì mọi người muốn được làm những thứ bản thân muốn. Tức là khi hỏi một người Gen Y câu hỏi tại sao bạn lại chuyển ra khỏi nhà thì câu trả lời sẽ là "Tôi không muốn bị kìm kẹp nữa". Mọi người đều thấy quen đúng không ạ? Còn với GenZ thì việc ra khỏi nhà chỉ đơn giản là các bạn muốn có một không gian dành riêng cho bản thân và có thể chiều chuộng cảm xúc của bản thân. Em phát hiện ra là nhà của một bạn GenZ sẽ rất khác nhà của một bạn Millennial. Nhà của GenZ thì các bạn sẽ để ý đến các không gian dành cho bản thân nhiều hơn (thiền, cây xanh, đá năng lượng,...) - khu dành riêng cho bản thân bạn ấy.
Bạn Quang Thái: Thực ra trước Covid, anh cho thói quen như một Millennial thông thường như Hachi vừa miêu tả, nhà chỉ để về để ngủ. Nhưng sau khoảng 2-3 tháng giãn cách thì em nhận ra mình có 1 thói quen là ở nhà làm việc. Bây giờ mình cảm thấy hết giờ làm, 5h30 chiều là mình muốn về nhà. Không phải mình về nhà chỉ để nghỉ, mà về nhà làm việc tiếp trong safe zone của mình. Vậy nên em nghĩ không gian một ngôi nhà bây giờ không chỉ phục vụ việc để ở mà nó cần cá nhân hóa không gian cho từng người để phục vụ nhiều nhu cầu sinh hoạt khác nữa.
MC - BTV Ngọc Trinh: Tức là ngôi nhà sẽ trở thành một thế giới của mình chứ không chỉ đơn giản là một nơi để ngủ. Còn chị Lan Phương ơi, tư duy của chị về ngôi nhà năm chị 20 tuổi có khác gì so với các bạn vừa chia sẻ không?
Chị Lan Phương: Thực ra thì khác rất nhiều. Nghe các bạn nói chuyện tôi mới chợt nhìn lại thời thanh xuân của mình, tôi đã không có được những giấc mơ lớn như hai bạn. Thời chúng tôi thì khi 20 tuổi, giấc mơ về một ngôi nhà là quá xa xôi. Với thế hệ bố mẹ hay 7x 8x như tôi thì bố mẹ mọi người cho rằng con cái chưa học xong là chưa trưởng thành, không được phép ở riêng. Khái niệm cho con ra ngoài ở riêng dù là đi thuê nhà đi nữa thì cũng là một khoảng cách rất xa. Có thể thế hệ GenZ được sinh ra trong thời đại công nghệ số, các bạn cực kỳ may mắn khi có cơ hội tiếp cận và giao thoa với rất nhiều nền văn hóa khác nhau để mở mang tư duy. Chưa nói đến chuyện được đi du học, những bạn ở trong nước cũng luôn có giấc mơ và ước muốn riêng của mình là có một môi trường sống riêng của mình. Nói chung đối với 7x 8x năm 20 tuổi có giấc mơ được ra ngoài ở riêng thôi đã là rất khó rồi.
MC - BTV Ngọc Trinh: Em tin là với thế hệ của chị Phương thì tư duy về việc tôi đi thuê nhà với tôi sở hữu một căn nhà là một khoảng cách rất là xa nhau đúng không ạ? Người ta sẽ muốn sở hữu một căn nhà nhiều hơn là đi thuê vì nó nó còn liên quan đến vấn đề danh dự nữa.
Ở đây có Thái và Hachi tạm coi là chủ doanh nghiệp, các bạn cũng có khả năng để sở hữu một ngôi nhà, tại sao các bạn lại đi thuê?
Bạn Hachi Hải Vân: Để em nói thật trước đi, vì GenZ là sự nguyên bản mà. Em nghĩ việc thuê nhà tốt hơn về mặt tài chính. Nếu mua nhà mà trả toàn bộ tiền bây giờ thì bọn em cũng chưa có đủ. Vậy thì nếu mình đi mua nhà trả góp thì có thể em sẽ phải ở cái nhà đó 5-10 năm nữa. Nhưng nếu ở nhà thuê em sẽ có thể ở nhiều ngôi nhà khác nhau, trải nghiệm nhiều không gian sống khác nhau. Nên em nghĩ việc thuê nhà là một phương án hợp lý. Biết đâu đến năm khoảng 30 tuổi khi em có vững vàng về tài chính và hình thành được một lối sống nhất định rồi thì em sẽ đi mua nhà.
Nếu như ở số đầu tiên, chúng ta nói về những người tiên phong kiến tạo nên những cuộc đại dịch chuyển từ Old Town về New City. Số thứ 2 là chân dung nhà đầu tư với tầm nhìn mới trong thời kỳ bình thường mới. Chương trình thứ 3 là bức tranh người xây nên những công trình có trái tim.
Người tiêu dùng tiên phong dẫn đầu xu hướng sống xanh, có mã xanh GreenCode đã được chúng tôi khắc hoạ trong số thứ 4. Khai thác chủ đề "Gen Z – Phá vỡ giới hạn - Đột phá tiên phong", tập 5 series talk show "NGƯỜI TIÊN PHONG" sẽ mang tới cho người xem cái nhìn toàn cảnh về cuộc cách mạng mà thế hệ Gen Z đang khai mở.
Talk show có sự tham gia đặc biệt của các khách mời đại diện cho thế hệ trẻ:
Nguyễn Quang Thái - Nhà sáng lập thương hiệu Curnon, Weehours, Inkaholic
Hachi Bùi Cẩm Vân – Giám đốc Startup Grind Việt Nam
Bà Phạm Thị Lan Phương - Giám đốc Kinh doanh vùng 2 Công ty Cổ phần Vinhomes.
Chương trình được phát sóng trực tuyến tại Fanpage chính thức Vinhomes: https://www.facebook.com/vinhomes.vn vào lúc 20h, Chủ nhật, ngày 21/11/2021.
Nhịp sống kinh tế