img
“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 1.

"Cặp lá yêu thương" là chương trình nổi bật của VTV24 và từng được tổ chức Kỷ lục Việt Nam bầu chọn là một trong những chương trình cộng đồng được yêu thích nhất. Đó một sự ghi nhận của xã hội đối với chương trình. Những câu chuyện viết tiếp ước mơ tới trường của các em nhỏ đã chạm đến trái tim của khán giả, thôi thúc họ hành động và trở thành rất nhiều "chiếc lá lành" cùng chung tay đùm bọc những "chiếc lá chưa lành" hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nhà báo Lê Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24 và nhà báo Thành Vũ, tổ chức sản xuất chương trình "Cặp lá yêu thương" đã có một buổi trò chuyện về sứ mệnh làm cầu nối của những người làm chương trình.

Họ là người đã gắn bó và đồng hành cùng chương trình suốt chặng đường dài. Với họ, sự phản hồi tích cực từ cộng đồng là một động lực lớn lao để tiếp tục hành trình viết tiếp ước mơ đến trường cho trẻ em nghèo.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 2.

Điều gì thôi thúc anh và những cộng sự làm chương trình "Cặp lá yêu thương", duy trì và lan tỏa nó trong suốt những năm qua và cả trong tương lai nữa?

Nhà báo Lê Quang Minh: Khi tiếp quản VTV24, tôi nhận thấy rằng đây là một chương trình thiện nguyện có format rất hay, chắc chắn phải duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn. Mục tiêu là làm chương trình hay hơn và có thể lan tỏa rộng hơn sự thiện lương, tử tế trong xã hội.

Đối với bất kể một chương trình từ thiện nào, nguồn tiền cũng rất quan trọng, có tiền thì mới có thể hỗ trợ những người yếu thế hơn được. Và đây là một chương trình tiềm năng rất lớn.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 3.

Thứ hai là đối tượng được thụ hưởng là những em nhỏ. Ở khu vực nông thôn, các gia đình có thể tái nghèo chỉ qua một đợt bão lũ hay bệnh tật. Trong tình huống đó, trẻ em chính là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất. Chỉ một quyết định trong tích tắc là các em có thể phải nghỉ học. Không có gì thực sự có thể níu giữ các em ở trường, ngay cả bản thân các em hay bố mẹ.

Chính vì vậy, khi nghiên cứu các trường hợp thực tế, chúng tôi nhận thấy các gia đình ở nông thôn chỉ cần 300.000 đồng/tháng là các em có thể duy trì được cuộc sống mà không phải bỏ học.

Vì sao "Cặp lá yêu thương" chọn đối tượng giúp đỡ là những em nhỏ trong khi xã hội còn rất nhiều những người yếu thế cần sự hỗ trợ khác?

Nhà báo Thành Vũ: Hiện nay, có rất nhiều dự án thiện nguyện trong xã hội, vậy thì làm thế nào để "Cặp lá yêu thương" khác biệt? Chúng tôi lựa chọn đối tượng là các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn và còn đi học để hỗ trợ các em tiếp tục tới trường.

Điều kiện tiên quyết của chương trình là các em phải còn đi học. Nghĩa là những em nhỏ đã dừng việc học thì không còn là đối tượng của chương trình nữa. Vì chúng tôi hướng tới việc đồng hành, hỗ trợ các em trên con đường học tập. Bởi giáo dục là con đường tốt nhất đưa các em tới tương lai tốt đẹp hơn.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 4.

Slogan của chương trình là: Trao cơ hội đi học, cho cơ hội đổi đời. "Cặp lá yêu thương" đã thực hiện sứ mệnh của người "viết tiếp ước mơ đi học" cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như thế nào?

Nhà báo Thành Vũ: Hình ảnh những bữa cơm 4-5 người cùng vây quanh một nồi mèn mén, vét từng chút một thật sự ám ảnh với những người làm chương trình. Những con người đó đến cái ăn còn chưa đủ thì làm sao họ có thể để tâm đến việc học nữa. Chúng tôi đến với những con người, số phận như thế.

Trong suốt thời gian qua, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 3.000 em, đồng hành để quay trở lại trường học, yên tâm đến trường. Bây giờ các em có cặp sách mới, quần áo mới, được đến trường mà không phải lo nghĩ đến việc làm thêm trong những ngày nghỉ, hay các buổi tối để kiếm tiền để tiếp tục việc học.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 5.

Tôn chỉ và sứ mệnh “trao cơ hội đi học, cho cơ hội đổi đời” là điều mà chương trình đã thực hiện được. Chúng tôi đã đồng hành cùng nhiều em nhỏ “lá chưa lành” đặt chân vào giảng đường Đại học. Có những em đã trở thành du học sinh ở nước ngoài với tâm niệm một ngày nào đó sẽ trở lại giúp sức cho em nhỏ nghèo ở quê mình.

Những ngôi nhà mới được xây, những bộ máy tính mới… những sự lạc quan, tin tưởng ở tương lai... là điều chúng tôi cảm nhận rõ. Các “lá lành” hảo tâm đã thực sự đem đến cho các em những giấc mơ có thật. Hành trình của “Cặp lá yêu thương” hy vọng sẽ góp phần tạo ra một tương lai mới cho những em nhỏ với xuất phát điểm khó khăn.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 6.

Điều khiến các anh và cả ê-kip chương trình tự hào nhất sau những hành trình "viết tiếp ước mơ" là gì?

Nhà báo Thành Vũ: Tự hào nhất có lẽ là chúng tôi đã đưa các em nhỏ khó khăn đến gần với con chữ hơn, giúp các em tin tưởng, yên tâm hơn với việc học, vững tâm hơn rằng xã hội này có rất nhiều người đồng hành, hỗ trợ các em chinh phục con đường học tập. Khi được đi học, thì cơ hội các em có tương lai tốt hơn, trở thành công dân có ích cho xã hội sẽ rất gần.

Hầu hết các doanh nghiệp đồng hành tìm đến chương trình một cách tự nhiên. Khi chương trình chưa kêu gọi tài trợ thì chính bản thân những người có tấm lòng tự tìm hiểu và mở lòng để đồng hành cùng chương trình. Nhiều doanh nghiệp tự tìm tới chương trình để đề nghị tài trợ. Đó là niềm vui của chúng tôi khi chương trình đã có những tác động tích cực đến xã hội.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 7.

Vì sao "Cặp lá yêu thương" không hỗ trợ một lần mà chia nhỏ khoản hỗ trợ cho các nhân vật?

Nhà báo Lê Quang Minh: Một trong những yếu tố rất hay của chương trình này là sự tham gia của Ngân hàng chính sách xã hội. Bởi ở nông thôn, nếu chúng ta hỗ trợ cả số tiền lớn thì họ sẽ không đủ khả năng quản lý chi tiêu và số tiền sẽ hết rất nhanh.

Với sự tham gia của ngân hàng chính sách xã hội, những người được hỗ trợ phải tới Ngân hàng địa phương để rút tiền dần dần hàng tháng, như vậy đảm bảo được họ có sự hỗ trợ cho cuộc sống đều đặn, ổn định. Đó là điều rất quan trọng.

Nhà báo Thành Vũ: Bài toán quản lý tài chính đối với các gia đình khó khăn là một vấn đề rất lớn, nhất là ở nông thôn. Chúng tôi nghĩ, sự hỗ trợ bền bỉ, đều đặn từng tháng một từ khi các em nhỏ đến khi lớn, trưởng thành thì sẽ đảm bảo cho các em có nguồn tiền ổn định để đi học. Và bố mẹ của các em cũng không cần phải lo toan đến điều đó nữa.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 8.

Chương trình là sự kết hợp của 3 đơn vị chính. Bộ Lao động thương binh và xã hội sẽ thẩm định hồ sơ, xác minh các trường hợp có phù hợp nhận hỗ trợ hay không. VTV24 truyền thông để đưa câu chuyện của các em đến với cộng đồng. Ngân hàng chính sách xã hội là đầu mối quản lý quỹ hỗ trợ và chuyển tiền đến cho các em hàng tháng. Họ có mạng lưới khắp đất nước Việt Nam, đến từng thôn bản và có thể tiếp cận đến từng trường hợp để đảm bảo tiền hỗ trợ đến đúng người, đúng việc. 

Chương trình "Cặp lá yêu thương" được vận hành rất chặt chẽ với những tiêu chí rất khắt khe. Với những trường hợp ngừng việc học, sau khi tìm hiểu nguyên nhân, động viên mà không được thì chương trình sẽ dần ngừng việc hỗ trợ lại. Chúng tôi dùng đồng tiền, sự giúp đỡ của mọi người để hỗ trợ việc học cho các em chứ không vì mục đích khác.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 9.

Mỗi một chương trình được phát sóng là một câu chuyện lay động lòng người, bản thân các anh và ê-kíp thực hiện chương trình có suy nghĩ thế nào trong quá trình "viết" những câu chuyện đó?

Nhà báo Thành Vũ: Thực sự "Cặp lá yêu thương" là một hành trình rất ý nghĩa, thiêng liêng đối với những người làm chương trình. Chúng tôi đặt ra 2 mục tiêu của chương trình là bên cạnh việc có tiền để hỗ trợ, giúp đỡ các em thì những phóng sự, câu chuyện mà chúng tôi đưa tới với khán giả truyền hình có thể đánh thức lòng tốt, sự lương thiện trong mỗi người.

Đôi khi cuộc sống bộn bề khiến người ta vội vã quá, nhiều màu sắc quá, đôi khi những câu chuyện, những mảng màu xám khác có thể sẽ là một sự đánh thức, thôi thúc người ta cần phải làm gì đó để thay đổi, giúp đỡ người khác.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 10.

Là những người làm cầu nối giữa những "lá lành" với "lá chưa lành", hành trình bắc cầu tác động thế nào đến cuộc sống, con người của chính những người thực hiện chương trình?

Nhà báo Thành Vũ: Tôi đã tham gia vào rất nhiều dự án thiện nguyện, "Cặp lá yêu thương" là một trong số đó, qua những chương trình đó, tôi đã có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống này. Nó khiến tôi đôi khi sống chậm hơn, nhìn cuộc sống khác đi một chút.

Khi sống ở thành phố, đôi khi chúng ta thấy rằng cuộc sống đã khá đủ đầy, nhưng trải nghiệm cùng chương trình khiến tôi nhìn cuộc sống trên khắp đất nước này đa diện hơn, cảm thấy công việc, cuộc sống của mình có ý nghĩa. Tôi nhìn thấy sự thay đổi rất rõ của những người xung quanh sau công việc của mình. Và những gì tôi đang làm rất đáng tự hào về công việc của mình bởi nó đem lại sự ảnh hưởng tốt cho nhiều người hơn.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 11.

Suy nghĩ của anh về những "đại lá lành", đã đang và sẽ hỗ trợ những "chiếc lá chưa lành"?

Lê Quang Minh: Chương trình có hai dạng nhà tài trợ. Đối với các nhà tài trợ của Đài truyền hình Việt Nam thì không liên quan gì đến việc trở thành lá lành. Còn các doanh nghiệp tham gia đồng hành với chương trình và chuyển các khoản hỗ trợ cho ngân hàng chính sách xã hội, đó mới chính thức là các đại lá lành.

Bản thân các doanh nghiệp làm rất nhiều chương trình thiện nguyện, bởi đó là một trong những tiêu chí để họ thực hiện trách nhiệm với xã hội. Họ vẫn đang làm âm thầm, vậy tại sao chúng ta không kết hợp cùng nhau.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 12.

Vì đó, chúng tôi không tiếp cận các nhà tài trợ theo hướng gói độc quyền, nhà tài trợ vàng, bạc, kim cương mà tất cả cũng tham gia, cùng làm. Khi tham gia đồng hành cùng "Cặp lá yêu thương", cùng Bộ LĐTBXH, Ngân hàng chính sách xã hội thì các "đại lá lành" hoàn toàn yên tâm về việc số tiền họ tài trợ sẽ được trao chính xác đến những đối tượng xứng đáng bằng cách rất hợp lý và thông minh để các em có thể nhận được sự hỗ trợ đều đều từ nay đến khi 18 tuổi.

Bởi các cơ quan này đều có chi nhánh đến tận tuyến huyện, tuyến xã. Vì thế việc xác định đối tượng được thụ hưởng hỗ trợ do địa phương rất chính xác, đúng người đúng việc.

Nhà báo Thành Vũ: Đó là sự trân trọng, bởi họ hiểu được giá trị và sứ mệnh của chương trình. Bản chất, những người làm báo, làm chương trình là cầu nối. Nếu như không thể kết nối tốt với những lá lành thì chúng ta cũng chẳng có tiền để hỗ trợ các trường hợp "lá chưa lành". Nên việc của chương trình là giúp những người có tấm lòng biết đến hoàn cảnh của các em nhỏ, thấu hiểu được và sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ các em.

Vì sao rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trở thành "đại lá lành", đồng hành cùng chương trình trong suốt thời gian dài?

Nhà báo Thành Vũ: Doanh nghiệp nào cũng rất thông minh. Khi họ đồng hành với chương trình thiện nguyện nào họ cũng tìm hiểu rất kỹ và với "Cặp lá yêu thương" cũng không ngoại lệ. Họ đã biết đến và tìm hiểu rất kỹ xem khả năng triển khai chương trình như thế nào. Chất lượng của chương trình ra sao thì họ mới đồng hành và đồng hành rất sâu với chương trình.

Nhưng doanh nghiệp như ABBank, Tôn Hoa Sen, Vinamilk,… đã là những "đại lá lành" đồng hành cùng chương trình rất lâu. Họ luôn theo sát chương trình đến từng nhà, từng sự kiện để hỗ trợ các em. Họ chứng kiến trực tiếp những đồng tiền tài trợ được trao tận tay cho các em.

Những việc chúng ta làm mặc dù rất nhỏ, nhưng khi đưa lên sóng truyền hình, tiếp cận với khán giả thì có thể thôi thúc sự thiện lương, đánh thức hành động của rất nhiều người.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 13.
“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 14.

Một đất nước muốn phát triển phải có rất nhiều gia đình hạnh phúc - đó là chia sẻ của một doanh nhân khá nổi tiếng. Với các anh và những người thực hiện chương trình sẽ làm gì trong năm tiếp theo để có thể nhiều "lá chưa lành" được đùm bọc, hỗ trợ hơn?

Nhà báo Lê Quang Minh: Chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục chương trình bởi nó mang lại ý nghĩa xã hội quá lớn. Càng làm, chúng tôi càng nhận thấy những giá trị nó mang lại cho những hoàn cảnh khó khăn, yếu thế. Mặc dù có rất nhiều chương trình thiện nguyện rồi, nhưng ở nông thôn còn rất nhiều trường hợp thương tâm, nhiều người cần sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội.

Chương trình không thể đi theo chiều rộng, dàn trải, quy mô lớn. Chúng tôi muốn đi vào chiều sâu nhiều hơn. Nghĩa đã hỗ trợ thì hỗ trợ "ra ngô ra khoai", đi vào những câu chuyện, nhân vật thực sự cảm động, đánh động lương tri, tính thiện của người xem.

Từ năm 2019, chúng tôi thực hiện theo kiểu chương trình truyền hình thực tế để đưa những hình ảnh chân thực nhất về cuộc sống sinh hoạt của các nhân vật đến với khán giả. Tôi nghĩ chúng ta phải xem, phải chứng kiến niềm vui của những người được hỗ trợ, được trao cơ hội đổi đời, mới có thể thấy hết được ý nghĩa, giá trị của những công việc mình làm.

Những việc chúng ta làm mặc dù rất nhỏ, nhưng khi đưa lên sóng truyền hình, tiếp cận với khán giả thì có thể thôi thúc sự thiện lương, đánh thức hành động của rất nhiều người.

“Cặp lá yêu thương”: Khi người xây cầu nối cùng chung giấc mơ với “những chiếc lá chưa lành” - Ảnh 15.

Nhà báo Thành Vũ: Những câu chuyện trong chương trình thôi thúc người ta hành động, đánh thức sự thiện lương bên trong mỗi người để chuyển thành hành động giúp đỡ người khác.

Rất nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn quá mà sinh ra những thói hư tật xấu, do dòng đời xô đẩy mà các em vấp ngã, chịu những sự vất vả, khó khăn. Nếu có sự đồng hành của chúng ta thì các em sẽ có cơ hội giống như các bạn bè để có thể đi học và có tương lai tốt hơn sau này.

Trong quá trình làm chúng tôi vẫn chia sẻ với nhau là, giúp đỡ một em nhỏ là chúng ta giúp đỡ cả một gia đình, tương lai của một con người. Sau này khi các em trưởng thành, đi học, đi làm lập gia đình thì chúng ta sẽ có thêm một công dân tốt, có thêm nhiều gia đình tốt hơn cho đất nước này. Và những người đó tiếp tục làm những việc tử tế, lương thiện... Cứ thế, lòng tốt lan tỏa thêm mãi trong cuộc sống này.

Cặp lá yêu thương

Thu Hoài
Kiên Trần
7pm
Theo Trí Thức Trẻ24/3/2019

Thu Hoài

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên