img
Câu chuyện về nhựa: Lời giải của một tập đoàn FDI hàng đầu thế giới - Ảnh 1.
Câu chuyện về nhựa: Lời giải của một tập đoàn FDI hàng đầu thế giới - Ảnh 2.

Báo cáo mới đây của tạp chí khoa học Science chỉ ra rằng, cho đến nay, thế giới đã sản xuất khoảng 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó lượng rác thải chiếm tới 6,3 tỉ tấn. Trong số 6,3 tỉ tấn rác thải ấy chỉ có 9% được tái chế, 12% được đốt, 79% còn lại tồn tại trong môi trường tự nhiên, bao gồm cả môi trường biển. Dự báo năm 2050 sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp hoặc xả thẳng ra đại dương. Những số liệu này cho thấy việc xử lý, tái chế rác thải nhựa vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam - Top 10 quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, những tác động xấu từ rác thải nhựa ngày càng rõ nét.

Trong vài thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng tại Việt Nam. Quá trình này không chỉ làm thay đổi mô hình sản xuất mà còn ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng khiến nguồn chất thải sinh hoạt gia tăng theo từng năm. Số liệu thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam cho thấy, chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8kg/năm/người (năm 1990) đã tăng lên 54 kg/năm/người vào năm 2018, trong đó 37,43% sản phẩm là bao bì và 29,26% là đồ gia dụng. 

Hiện nay, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 22 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó khoảng 10% là chất thải nhựa và số lượng này ngày càng gia tăng. Theo dự báo của các chuyên gia quốc tế, thất thoát rác thải nhựa không chủ đích vào môi trường nước của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 106% từ năm 2021 đến năm 2030. Thực tế đáng báo động này không chỉ đặt ra bài toán cho các cơ quan quản lý mà còn là thách thức đặt ra cho nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, đặc biệt là các công ty đa quốc gia đang tham gia hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Câu chuyện về nhựa: Lời giải của một tập đoàn FDI hàng đầu thế giới - Ảnh 4.

Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hoá thạch ngày càng cạn kiệt, mô hình kinh tế tuần hoàn được xác định là giải pháp hiệu quả trong quá trình quản lý, thu gom và tái chế rác thải nhựa ở quốc gia hơn 95 triệu dân này. Kinh tế tuần hoàn là khái niệm còn khá mới lạ tại Việt Nam nhưng đã chứng minh được tác dụng giảm thiểu rác thải, thúc đẩy sự phát triển bền vững tại nhiều nền kinh tế phát triển. 

Để thực hiện "kinh tế tuần hoàn", Ủy ban Châu Âu đã kêu gọi sự tham gia của tất cả các bên liên quan từ các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và nguyên liệu thô, các nhà chế biến, sản xuất, phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, người thu gom rác... cùng tham gia. Theo ước tính thực tế tại Châu Âu, kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra lợi ích 600 tỷ Euro mỗi năm, 580.000 việc làm mới và giúp giảm phát thải khí nhà kính. Theo nghiên cứu của Accenture Strategy, mô hình kinh tế tuần hoàn có thể mở ra cơ hội thị trường trị giá lên tới 4.500 tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030.

Tại Việt Nam, với mục tiêu hỗ trợ chính phủ và cộng đồng giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trắng, Unilever Việt Nam tiên phong triển khai kinh tế tuần hoàn trong quản lý hiệu quả rác thải nhựa thông qua mô hình hợp tác công tư với Bộ Tài Nguyên và Môi trường và các doanh nghiệp cùng chí hướng. 4 trụ cột trong mô hình hợp tác công tư xây dựng nền kinh tế tuần hoàn được Unilever triển khai tại Việt Nam gồm chia sẻ kiến thức, chuyển giao công nghệ, nâng cao nhận thức cộng đồng và đổi mới sáng tạo, đối thoại xây dựng chính sách hỗ trợ kinh tế tuần hoàn trong tái chế, quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Câu chuyện về nhựa: Lời giải của một tập đoàn FDI hàng đầu thế giới - Ảnh 6.

90% lượng rác thải nhựa tại Việt Nam được xử lý theo phương thức chôn, lấp, đốt thủ công; lượng rác được tái chế chỉ chiếm 10%. Những số liệu đáng báo động này đã đặt ra bài toán phát triển bền vững cho Unilever. Từ năm 2018 Unilever Việt Nam đã bắt tay cùng các đối tác phát động chương trình "Không xả thải ra thiên nhiên" nhằm xây dựng thói quen phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TP. HCM. Sự kiện "Biệt đội tái chế giải cứu hành tinh xanh" cũng được doanh nghiệp này tổ chức tại Hà Nội và TP. HCM. Các nhãn hàng Sunlight, Comfort, Love Beauty & Planet đã đồng hành cùng sự kiện mang theo lời cam kết luôn sử dụng bao bì từ nhựa tái chế thân thiện với môi trường. Năm 2020 Unilever hợp tác cùng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn trong nhiều khu dân cư ở thủ đô. 

Chương trình phân loại rác thải tại nguồn ở Unilever Việt Nam khởi xướng kết hợp với chính quyền địa phương, URENCO đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía cộng đồng. Tính tới thời điểm hiện tại, dự án do Unilever Việt Nam đồng thực hiện đã thu gom 997 tấn rác thải tổng hợp gồm nhựa, giấy, kim loại. Trong đó tính riêng rác thải nhựa là 342 tấn. Trong giai đoạn 2020 - 2025 mô hình kinh tế tuần hoàn của Unilever bao gồm việc xây dựng đề án và triển khai các hành động cụ thể nhằm đồng bộ hóa khâu phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nhựa, đồng thời xây dựng các kế hoạch truyền thông để phổ cập kiến thức đến người dân tại nhiều tỉnh thành.

Câu chuyện về nhựa: Lời giải của một tập đoàn FDI hàng đầu thế giới - Ảnh 7.

Phát triển nền kinh tế tuần hoàn là chiến lược lâu dài được Unilever triển khai tại Việt Nam, tuy nhiên, không phải đợi đến khi môi trường Việt Nam rơi vào tình trạng báo động như hiện nay doanh nghiệp này mới chú trọng thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường. Trong hành trình 25 năm hoạt động tại quốc gia đông dân thứ 3 ASEAN như Việt Nam, doanh nghiệp FDI này đã cho thấy sự nỗ lực không ngừng vì một cuộc sống bền vững cho người dân Việt.

Ngay từ những ngày đầu gia nhập thị trường Việt Nam, công ty đa quốc gia lâu đời bậc nhất thế giới này đã đặt ra kế hoạch phát triển bền vững xoay quanh kim chỉ nam: mục tiêu tăng trưởng gấp đôi, giảm một nửa tác động đến môi trường, gia tăng tác động tích cực đến cộng đồng xã hội. Trong đó việc quản lý hiệu quả rác thải nhựa là minh chứng rõ nét nhất của mục tiêu bảo vệ môi trường. Từ năm 2017 Tập đoàn Unilever đã thay đổi phương thức sản xuất bao bì nhựa với chiến lược "Less, Better, No Plastic" - Dùng ít nhựa hơn, dùng nhựa tốt hơn, không dùng nhựa. Unilever đã thêm chất mới vào bao bì của Axe và TRESemmé để nhựa màu đen có thể tái chế được. Năm 2019 toàn bộ vỏ chai Sunlight được làm từ nhựa tái sinh. Nỗ lựa này giúp Unilever tiến gần hơn đến mục tiêu cắt giảm 50% lượng nhựa nguyên sinh, đồng thời tăng cường thành phần nhựa tái chế trong sản xuất bao bì đến năm 2025. 100% nhựa Unilever đưa ra thị trường phải là nhựa tái chế, tái sử dụng, tự huỷ, đồng thời công ty sẽ hỗ trợ công tác thu hồi và xử lý các rác thải là bao bì nhựa nhiều hơn số lượng công ty đưa ra thị trường đến năm 2025.

Câu chuyện về nhựa: Lời giải của một tập đoàn FDI hàng đầu thế giới - Ảnh 9.

Trước khi đưa ra những cam kết này, từ năm 2011, Unilever đã thiết lập báo cáo giám sát và ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, đến nay doanh nghiệp đã thành công sử dụng năng lượng tái tạo qua việc vận hành lò hơi sinh khối từ nguyên liệu vỏ trấu. Từ năm 2015, 100% năng lượng điện sử dụng trong hoạt động sản xuất đều đạt chuẩn "Tín chỉ Năng lượng tái tạo"- iREC, giảm 43% lượng nước và không có rác thải độc hại phải chôn lấp hay sản sinh carbon. Đặc biệt, trong năm 2020, hoạt động sản xuất sử dụng 70% bao bì tái chế bao gồm cả 35% nhựa tái chế PCR.

Câu chuyện về nhựa: Lời giải của một tập đoàn FDI hàng đầu thế giới - Ảnh 10.

Song hành với việc triển khai quy trình phân loại, tái chế, giảm thiểu rác thải nhựa, việc hướng tới một môi trường sống lành mạnh, việc cải thiện chất lượng sống cho người Việt cũng được Unilever thực hiện bền bỉ trong hơn 2 thập kỷ qua. Hàng loạt các dự án cộng đồng của tập đoàn đã trở nên quen thuộc với người dân tại nhiều địa phương, mang lại hiệu ứng tích cực cho cộng đồng.

Câu chuyện về nhựa: Lời giải của một tập đoàn FDI hàng đầu thế giới - Ảnh 11.

Các thương hiệu nổi tiếng của Unilever khi đồng hành cùng những chương trình phát triển bền vững, hỗ trợ cộng đồng đã góp phần tích cực trong việc xây dựng một Việt Nam khỏe mạnh hơn, xanh sạch hơn, thịnh vượng hơn. Với những gì đã thực hiện được trong 25 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Unilever không chỉ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy với nhiều gia đình mà còn chứng minh tầm nhìn và sứ mệnh của một tập đoàn đa quốc gia uy tín luôn nỗ lực kiến tạo tương lai bền vững cho cộng đồng trên mỗi hành trình phát triển.

Linh Trần
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên