img

Ilya Koltygin - Tổng giám đốc người Nga của Đôi Dép chia sẻ, nhịp sống ở Việt Nam chậm hơn nên giúp cho người nước ngoài như anh bớt bỡ ngỡ và dễ hòa nhập hơn. Trong năm đầu tiên tới Việt Nam, anh đã đón Tết cùng gia đình tại đây và năm nay cũng vậy. "Tôi đang mong chờ hái lộc đầu năm để cầu trăm sự như ý đây", Ilya Koltygin nói với báo Trí thức trẻ trong cuộc phỏng vấn.

Không khí sum vầy đầm ấm dịp Tết không chỉ dành riêng cho người Việt mà còn hấp dẫn những người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Và một trong số đó là Ilya Koltygin, một người Nga với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, hàng tiêu dùng đang điều hành một doanh nghiệp Việt có cái tên khá lạ lùng "Đôi Dép" với hàng trăm sản phẩm mang slogan "Không thể thiếu nhau".

CEO Đôi Dép Ilya Koltygin: Tôi ấn tượng nhất về Tết của người Việt là Tục đoàn viên, là “không thể thiếu nhau” - Ảnh 1.

Nhiều người nước ngoài lựa chọn đến Việt Nam sống và làm việc vì chi phí thấp và cơ hội việc làm cao, như một báo cáo mới đây của HSBC đề cập, còn với anh thì sao?

Trước khi về Việt Nam tôi có làm việc tại các công ty quốc tế ở các vị trí quản lý khác nhau, mà lĩnh vực chủ yếu là thương mại quốc tế. Khi lựa chọn Việt Nam làm điểm đến, tôi không xét đến khía cạnh chi phí và cơ hội việc làm. Vì nếu nói về cơ hội việc làm, tôi cho là ở bất cứ nơi nào cũng có cơ hội miễn là bản thân đủ bản lĩnh nắm bắt và đánh giá về mức chi phí cũng cần dựa trên tương quan so sánh với mức thu nhập.

Lý do mà tôi đến Việt Nam làm việc bởi đây là một thị trường tiềm năng và sẽ còn phát triển hơn nữa nếu được đầu tư đúng mức. Và quan trọng hơn cả, Việt Nam có rất nhiều thương hiệu tốt nhưng chưa vươn rộng ra bên ngoài lãnh thổ. Đó là điều không chỉ thiệt thòi cho bản thân doanh nghiệp Việt mà còn là sự thiệt thòi của cả thế giới khi chưa được tiếp cận với những thương hiệu giá trị, đặc sắc của Việt Nam, và tôi tìm đến thị trường này để mong được làm cầu nối đưa hàng Việt Nam vươn xa hơn ra khắp các thị trường.

Thêm vào đó, Việt Nam là đất nước xinh đẹp, khí hậu ôn hòa và con người hiền hòa, dễ mến. Qua một thời gian tìm hiểu tôi thấy rất yêu thích con người Việt Nam. Người Việt các bạn có câu: Thiên thời, địa lời, nhân hòa. Quá tuyệt vời! Và tôi không có lý do gì để từ chối một sự trọn vẹn đến như vậy.

CEO Đôi Dép Ilya Koltygin: Tôi ấn tượng nhất về Tết của người Việt là Tục đoàn viên, là “không thể thiếu nhau” - Ảnh 2.

Anh cảm nhận thế nào về văn hoá doanh nghiệp Việt Nam?

Văn hoá doanh nghiệp Việt và các nước phương Tây không có sự khác biệt nhiều về cấu trúc, nhưng khác nhiều về nhiệm vụ. Các công ty phương Tây được tạo ra hoàn toàn dựa trên các quy tắc và quy định, còn tại Việt Nam quy tắc không quan trọng bằng mối quan hệ giữa các thành viên, và tính cách là ưu tiên hàng đầu trong kinh doanh.

Chẳng hạn văn hóa của Đôi Dép nơi tôi đang làm việc là trung thành với sứ mệnh mà mình đã chọn đó là "không thể thiếu nhau". Mỗi sản phẩm, dịch vụ ra đời là một phần không thể thiếu tạo nên hệ sinh thái và tạo nên giá trị cho khách hàng, không thể thiếu nhau để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Rồi mỗi thành viên trong gia đình Đôi Dép cũng không thể thiếu nhau để thành công, để viết nên câu chuyện sứ mệnh thương hiệu.

Làm việc tại Việt Nam trong một công ty có triết lý "không thể thiếu nhau", ban đầu anh cảm thấy thế nào? 

Ngỡ ngàng! Tôi không nghĩ một doanh nghiệp lại có triết lý kinh doanh sâu sắc như vậy. Nó có ý nghĩa thực sự đẹp và cần được tôn tạo. Sứ mệnh rõ ràng làm kim chỉ nam cho từng bước phát triển của công ty. Điều đặc biệt, khi càng hiểu sâu sắc về triết lý doanh nghiệp tôi càng thấy gắn bó mật thiết với thương hiệu. Không nói quá nhưng tôi cảm thấy sứ mệnh của mình gắn liền với sứ mệnh thương hiệu này.

CEO Đôi Dép Ilya Koltygin: Tôi ấn tượng nhất về Tết của người Việt là Tục đoàn viên, là “không thể thiếu nhau” - Ảnh 3.
CEO Đôi Dép Ilya Koltygin: Tôi ấn tượng nhất về Tết của người Việt là Tục đoàn viên, là “không thể thiếu nhau” - Ảnh 4.

Hơn 1 năm ở đây, anh cảm thấy điều gì khác biệt so với các nước anh từng làm việc?

Đối với nhiều người có thể thời gian đầu làm quen với môi trường mới ở nước ngoài sẽ gặp khó khăn đáng kể nhưng tôi thì không như vậy. Ngoại trừ vấn đề giao thông khác với nước Nga và những nơi tôi đã từng làm việc, nhịp sống ở đất nước các bạn chậm hơn nên giúp cho người nước ngoài như tôi bớt bỡ ngỡ và dễ hòa nhập hơn.

CEO Đôi Dép Ilya Koltygin: Tôi ấn tượng nhất về Tết của người Việt là Tục đoàn viên, là “không thể thiếu nhau” - Ảnh 5.

Vậy còn khám phá riêng anh với Đôi Dép và triết lý "không thể thiếu nhau"?

Đôi Dép bắt nguồn từ một bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Trung Kiên được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Dù là người nước ngoài nhưng tôi cũng ấn tượng ngay với bài thơ này khi lần đầu được đọc. Trong bài thơ thì đó là câu chuyện về tình yêu đôi lứa, mà ở đó người ta cũng nhìn thấy những triết lý sâu xa trong cuộc sống. Còn trong Đôi Dép của câu chuyện kinh doanh hôm nay là cả một hệ sinh thái, nơi mỗi sản phẩm, dịch vụ là phần không thể thiếu tạo nên giá trị cho khách hàng, không thể thiếu nhau để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hệ sinh thái "Không thể thiếu nhau" đã phát triển khắp vùng tam giác vàng Tp. Hồ Chí Minh -– Bảo Lộc – Nha Trang và sắp tới đây sẽ tiến ra thị trường thế giới với đích đến đầu tiên là Mỹ và Đức. Hệ sinh thái xoay quanh 3 trụ cột chính là trà, cà phê; Du lịch và sản phẩm tiêu dùng nhanh như chuỗi cà phê Tea Garden, chuỗi Tea Shop, Tea World, dịch vụ lưu trú nhà hàng gồm Sandals Star, Sandals Hotel, Tea Villa, khu nghỉ dưỡng bùn khoáng Tea Resort, và hàng trăm sản phẩm khác nữa.

Các sản phẩm và dịch vụ Đôi Dép đang hướng đến có vẻ chỉ phục vụ cho "giới nhà giàu"?

Mọi khách hàng đều xứng đáng được sử dụng những sản phẩm và dịch vụ thật sự chất lượng, điều này không những mang lại giá trị cho khách hàng mà đồng thời cũng góp phần thiết lập quy chuẩn chung nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Việt.

Trong những năm gần đây, thu nhập khả dụng của người Việt có xu hướng tăng. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến an toàn, sức khỏe và trải nghiệm sản phẩm dịch vụ. Chất lượng cuộc sống ngày càng gia tăng kéo theo đó là nhu cầu về những sản phẩm chất lượng. Đôi Dép không chú trọng đến khách hàng là những người có tiền mà đó đúng là xu hướng và nhu cầu của thị trường. Định vị mình trong phân khúc khách hàng cao cấp là đáp ứng nhu cầu tất yếu của thị trường, đồng thời phù hợp với chiến lược trở thành thương hiệu quốc tế của chúng tôi trong một tương lai không xa.

CEO Đôi Dép Ilya Koltygin: Tôi ấn tượng nhất về Tết của người Việt là Tục đoàn viên, là “không thể thiếu nhau” - Ảnh 7.

Gia nhập thị trường Việt Nam từ 2018 và đã trải qua 1 cái Tết ở đất nước Việt Nam, anh có cảm nhận gì về văn hoá Tết của người Việt?

Tết cổ truyền là nét văn hóa đặc trưng lâu đời và có ý nghĩa quan trọng với đời sống tinh thần của người Việt. Do đó, ngay năm đầu tiên đến Việt Nam tôi đã sắp xếp cùng cả gia đình mình đón cái Tết đoàn viên đúng nghĩa ở đây. Và tất nhiên năm nay cũng như thế. Tôi đang mong chờ hái lộc đầu năm để cầu trăm sự như ý đây (cười)!

CEO Đôi Dép Ilya Koltygin: Tôi ấn tượng nhất về Tết của người Việt là Tục đoàn viên, là “không thể thiếu nhau” - Ảnh 8.

Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử, của thời gian nhưng người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày Tết. Nhờ có dịp này tôi hiểu hơn về giá trị văn hóa quý giá của Việt Nam và thêm phần gắn bó với đất nước của các bạn.

Và anh ấn tượng nhất điều gì?

Tôi ấn tượng nhất là Tục đoàn viên. Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến dù là bận bịu công việc tới cỡ nào, hay định cư, sinh sống tại nơi đâu thì họ cũng lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Ngày Tết, ngày Xuân là ngày hội đoàn tụ, đoàn viên, nếu không thì sẽ là những ngày nhớ thương da diết nhất.

Xin cảm ơn những chia sẻ của anh!

CEO Đôi Dép Ilya Koltygin: Tôi ấn tượng nhất về Tết của người Việt là Tục đoàn viên, là “không thể thiếu nhau” - Ảnh 9.
Tùng Lâm
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

Tùng Lâm

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên