Một ngày tháng 8/2020, trường Chuyên biệt 1/6 (Quận 4, TP.HCM) – ngôi trường đặc biệt dành cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn – bất ngờ xuất hiện một hệ thống máy chiếu, màn chiếu và máy in hiện đại. Những trang thiết bị "xa xỉ" ấy là món quà từ Công ty TNHH Epson Việt Nam cùng với lời nhắn gửi của Tổng giám đốc Tsumura Tsukasa: "Chúng tôi tin rằng giáo dục sẽ đem lại cho các em sức mạnh, bù đắp những thiếu thốn, bởi tri thức chính là vốn quý mà không ai tước đoạt được của con người". Việc lựa chọn sản phẩm máy chiếu để hỗ trợ giảng dạy tại trường 1/6 cũng không nằm ngoài sứ mệnh ủng hộ giáo dục của Epson. Thiết bị này là một công cụ hỗ trợ quan trọng cho giáo dục hiện đại, giúp trải nghiệm học tập và trao đổi kiến thức trở nên lôi cuốn, giàu cảm xúc và hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho các thầy cô giáo hơn hẳn phương pháp giảng dạy trên bảng đen truyền thống.
Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình "Cá Koi Xanh" được Epson Việt Nam chính thức khởi động từ năm 2020 nhằm đóng góp cho cộng đồng trên các lĩnh vực từ giáo dục, thiện nguyện cho đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Nhưng không phải chỉ đến khi có Cá Koi Xanh thì người ta mới biết đến những nỗ lực nhằm phát triển bền vững của Epson Việt Nam. Đầu thập niên 1940, khi khởi dựng từ một nhà sản xuất đồng hồ, Epson đã có tầm nhìn xây dựng doanh nghiệp gắn liền với sứ mệnh xã hội bằng các phát minh sử dụng công nghệ hiện đại ít gây tác động đến môi trường nhất.
Cho đến nay, thương hiệu này vẫn giữ vững tôn chỉ phát triển bền vững đối với nội tại doanh nghiệp và luôn tích cực lan rộng những giá trị này đến cộng đồng và đối tác. Thông qua việc cung cấp những sản phẩm hỗ trợ các doanh nghiệp khác, Epson đang cùng xã hội kể câu chuyện bền vững.
"Phát triển bền vững (PTBV) đã được nói rất nhiều tại Việt Nam, đây không còn là một câu chuyện mới" – Ông Tsumura Tsukasa chia sẻ.
Khi khái niệm PTBV vẫn còn khá mới, người ta nghĩ nó là những vấn đề về ô nhiễm môi trường. Nhưng hiện nay, mọi người hiểu rằng ý nghĩa của "bền vững" không chỉ là tác động đến môi trường mà còn là góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác như sức khỏe, giáo dục, bình đẳng giới...
Là một thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào tiến trình hiện thực hóa 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) thông qua việc thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững.
Trong Báo cáo Phát triển bền vững 2020 của đại học Cambridge, Việt Nam đứng thứ 49 trên bảng xếp hạng Mục tiêu phát triển bền vững của các nước Đông Nam Á, cao hơn Malaysia (69), Singapore (93), Philippines (99), Indonesia (101)…
Về phía doanh nghiệp, các chuyên gia đều chỉ ra một thực tế: Số liệu tài chính hiện nay chỉ nói lên một phần câu chuyện giá trị của doanh nghiệp. Các thông tin phi tài chính như tính đa dạng và cơ hội bình đẳng, tác động đến môi trường, thực hành chuỗi cung ứng... đang trở thành những thước đo mới.
Kết quả một cuộc khảo sát độc lập do Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) vừa tiến hành đã cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp với những kết quả đạt được về sản xuất kinh doanh. Những doanh nghiệp nào áp dụng bộ chỉ số phát triển bền vững sẽ đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, năng suất lao động đạt cao hơn, đảm bảo quyền lợi cho người lao động tốt hơn.
Tuy vậy, theo quan sát của ông Tsumura Tsukasa, tại Việt Nam, chỉ có các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia (MNC) thực sự quan tâm và có các chiến lược phát triển bền vững một cách rõ ràng theo từng giai đoạn. 97% doanh nghiệp còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường sẽ không quan tâm quá nhiều về xu hướng PTBV vì họ cho rằng nó đòi hỏi vốn đầu tư lớn cả về chi phí, nhân sự, thời gian, cũng như không biết bắt đầu từ đâu.
Vì thế, điều quan trọng của sự "đồng hành" là cần giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu được bản chất của PTBV và làm thế nào để PTBV từ những bước ban đầu?
Thực tế, phát triển bền vững không phải là chuyện rất xa vời, khó thực hiện với các doanh nghiệp. Câu trả lời đến từ những điều rất nhỏ, như một chiếc máy in phun của Epson.
"Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, Epson không ngừng áp dụng các công nghệ hiệu quả, nhỏ gọn và chính xác để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần tạo nên thế giới tốt đẹp hơn" – Ông Tsumura Tsukasa nói.
Từ lúc đưa ra khái niệm cho đến khi tạo ra thành phẩm, sản phẩm được thiết kế sao cho thân thiện hơn với môi trường bằng cách loại bỏ các chất nguy hại. Bạn sẽ thấy điều này trong "Công Nghệ In Không Nhiệt" của máy in Epson, loại bỏ nhiệt khỏi quá trình in, từ đó, giúp tiết kiệm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Epson cung cấp giải pháp in ấn với dòng máy in phun nạp mực liên tục Epson EcoTank – sự kết hợp của in ấn tiết kiệm (economical) và thân thiện với môi trường (eco-friendly).
Cụ thể, loại máy in này giúp tiết kiệm điện năng nhờ cơ chế in ấn đơn giản, sử dụng áp suất cơ học được kiểm soát chính xác để phun mực không cần nhiệt chỉ trong một bước duy nhất. Với hệ thống nạp mực liên tục dung lượng cao tiên tiến, Epson EcoTank mang lại nhiều lợi thế về hiệu suất, bên cạnh tốc độ cao và chất lượng in tuyệt vời.
Cũng theo ông Tsumura Tsukasa, dòng máy in đơn sắc EcoTank hoàn toàn có thể cạnh tranh với các máy in cùng phân khúc với tốc độ in ấn tượng và hiệu suất trang in cực cao, đi kèm chế độ bảo hành lên đến 4 năm bao gồm cả đầu phun, giúp doanh nghiệp yên tâm tuyệt đối.
Với các doanh nghiệp có nhu cầu in ấn cao hơn, Epson cũng mang đến dòng máy in doanh nghiệp "Xanh" năng suất cao (Business inkjet printer), giúp doanh nghiệp in ấn nhanh chóng với hiệu suất cao. Các máy in hiện nay của Epson chỉ tốn 1/10 chi phí in ấn trung bình, sử dụng 1/8 lượng tiêu thụ năng lượng trung bình và có thể in ấn 100 trang/phút.
Một ưu điểm nổi bật khác của máy in Epson là ít vật tư tiêu hao, chỉ cần thay hộp mực là có thể vận hành, giúp giảm thiểu đáng kể lượng rác thải ra môi trường và lượng CO2 thải ra thấp hơn đến 85%.
Epson cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu để cung cấp một chu trình tái chế giấy hoàn thiện ngay tại văn phòng với sản phẩm Paper Lab, sử dụng công nghệ Dry Fiber không nước, có thể tạo giấy mới từ giấy copy đã sử dụng. Việc này giúp làm giảm 60% lượng tiêu thụ nước trong quá trình tái chế.
Như vậy có thể thấy, Epson đã tạo ra những sản phẩm với công nghệ hiện đại không chỉ phù hợp với những vấn đề cấp bách về môi trường mà còn giảm thiểu chi phí triệt để cho các doanh nghiệp.
"Chúng tôi mang những phát minh của mình để cùng các doanh nghiệp đối tác chung tay tạo nên một tương lai "xanh" hơn cho cộng đồng, và nâng cao sự phát triển bền vững trong kinh doanh" – TGĐ Tsumura Tsukasa khẳng định.
Epson còn sử dụng công nghệ in kỹ thuật số cho các dòng máy in vải, giúp giảm lượng nước tiêu thụ đến 90% và giảm mức tiêu thụ năng lượng xuống dưới 30%, cũng như các chất hoá học độc hại trong quy trình sản xuất so với công nghệ in truyền thống. Mực in được sử dụng cho các dòng máy này cũng đạt tiêu chuẩn Eco Passport của Oeko-Tex®, chứng chỉ an toàn cho sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là trẻ em.
Bắt đầu bằng cam kết giữ gìn vệ sinh hồ Suwa ở tỉnh Nagano, Epson trở thành công ty đầu tiên trên thế giới tuyên bố sẽ loại bỏ khí CFC làm suy giảm tầng ozone khỏi quá trình vận hành. Và họ đã thực hiện điều này trong toàn tổ chức vào năm 1993.
Năm 2004, Epson gia nhập Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc và sau đó cam kết góp phần vào Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDG) của Liên Hợp Quốc.
Năm 2017, Epson xây dựng "Các tiêu điểm CSR (Corporate Social Responsibility) – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp", một ma trận quan trọng đề ra các sáng kiến để giải quyết những vấn đề xã hội, tương ứng với 14/17 mục tiêu trong khuôn khổ SDGs. Các sáng kiến này tập trung xoay quanh việc nâng cao sức khỏe và phúc lợi của con người, cải thiện chất lượng giáo dục, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống.
Trong cuộc trò chuyện cùng phóng viên, TGĐ Tsumura Tsukasa một lần nữa nhắc lại, Epson luôn cố gắng tạo ra nền tảng cho một xã hội ít cac-bon và sẽ phấn đấu không ngừng trong vấn đề nâng cao nhận thức cho cộng đồng và thế hệ trẻ. Đó là tầm nhìn về một tương lai bền vững.
Tại văn phòng của Epson Việt Nam, các thiết bị văn phòng "của nhà trồng được" đều được bố trí một cách khoa học nhất để hỗ trợ môi trường làm việc giảm bớt lượng điện năng tiêu thụ và rác thải.
Ở bất cứ đâu, đội ngũ của Epson luôn cố gắng đóng góp cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn cầu, ủng hộ các vấn đề xã hội, quyền con người, và hành động vì môi trường, cũng như tìm nguồn bền vững trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng.
Ví dụ như tại Epson đưa ra sáng kiến khuyến khích sinh viên phụ trách quản lý dự án về rác thải bằng giải pháp 3R: tiết giảm, tái sử dụng, tái chế; hay tại Thái Lan, Epson đã hợp tác với Better Thailand Foundation để khuyến khích các trẻ em thiệt thòi và khuyết tật tự đánh giá thông qua tác phẩm nghệ thuật.
Và Epson luôn mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam hướng đến phát triển bền vững thông qua việc cung cấp các thiết bị văn phòng vừa có hiệu suất cao vừa có thể giảm tác động lên môi trường.
"Trong năm 2021, chúng tôi sẽ đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững mà đặc biệt là tập trung vào các dự án có liên quan đến môi trường. Không chỉ tiếp tục cải tiến công nghệ để đem đến các sản phẩm tốt nhất cho doanh nghiệp, chúng tôi còn kết hợp với các đối tác và các bên liên quan để thực hiện các dự án trách nhiệm xã hội giúp truyền thông cũng như góp phần giảm tác động lên môi trường" – Người đứng đầu Công ty Epson Việt Nam khẳng định.
Nhịp sống kinh tế