Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) chính thức hoạt động ngày 14/12/2016, trên cơ sở liên doanh giữa Ngân hàng Quân đội MB và Tập đoàn tài chính Shinsei Bank (Nhật Bản).
Ra đời khá muộn so với các công ty tài chính khác, nhưng Mcredit đã có mức tăng trưởng khá ấn tượng. Minh chứng là sau 5 năm thành lập hiện tại Mcredit là công ty tài chính Top 4 thị trường về mặt quy mô.
Với triết lý kinh doanh "khách hàng là trung tâm", Mcredit hướng tới xây dựng hình ảnh công ty tài chính điển hình mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt cho khách hàng, góp phần đa dạng và lành mạnh hóa thị trường tài chính tiêu dùng vốn có rất nhiều định kiến.
Xoay quanh vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quốc Ninh - Thành viên Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei.
Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường có gần 20 công tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép chính thức. Con số này so với tiềm năng thị trường thì còn khiêm tốn, nhìn nhận khách quan thì do khả năng đánh giá rủi ro và sự phát triển của công nghệ còn hạn chế, mặc dù nhu cầu từ người dân ngày càng cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ.
Tốc độ ghi nhận trong 2012 - 2013 đến 2019 của thị trường tài chính tiêu dùng rơi vào khoảng 35% tăng trưởng. Đến năm 2020 - 2021, tốc độ tăng trưởng chậm lại do đại dịch, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn đang rơi vào khoảng 19% và được dự báo sẽ còn tăng 20% trong khoảng 10 năm tới. Đây vẫn được đánh giá là một con số khá tốt và tiềm năng.
Ở Việt Nam, về mặt tích cực, về phía chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ủng hộ các thị trường này phát triển bởi vì khả năng tiếp cận vốn của người dân qua các tổ chức tín dụng chính thức trước đó chỉ có kênh ngân hàng. Và khả năng tiếp cận kênh ngân hàng của người dân vẫn còn nhiều khó khăn.
Ngân hàng Nhà nước cũng ủng hộ do nhận thấy nhu cầu và sự cần thiết phát triển của ngành nghề này. Các nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính là tất yếu trong đời sống, nếu họ không thể tiếp cận ngân hàng thì họ sẽ tìm đến tín dụng đen, cầm đồ, là nguồn cơn các tệ nạn của xã hội, hay còn gọi là "nỗi đau" tín dụng đen.
Việc phát triển hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng những năm vừa qua đã góp phần hạn chế rất nhiều hậu quả của việc người dân phải đi tìm nguồn tín dụng qua tín dụng đen.
Tuy nhiên, tùy vào chiến lược kinh doanh, các công ty sẽ có cách xác định khách hàng khác nhau, cũng có công ty khá "thoáng tay" trong việc giải ngân, chỉ cần có nhu cầu thì sẽ được vay tiền, và tất nhiên sau đó công ty sẽ phải làm công tác thu hồi nợ. Điều này đôi khi dẫn đến những sự việc nhạy cảm. Tại Mcredit, chúng tôi xác định rất rõ "ai nên được cho vay, vay vào mục đích gì", chúng tôi xác định những nhu cầu chính đáng về tiêu dùng.
Trong quá trình hoạt động, công ty luôn đã luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho các chỉ tiêu an toàn hoạt động và an toàn vốn. Ngoài tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ số được yêu cầu bởi cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước, Công ty còn tự thiết lập các chỉ số kiểm soát nội bộ với chuẩn mực an toàn chặt chẽ hơn nữa, điều này đã phản ánh rõ nét khẩu vị rủi ro của chủ sở hữu và quan điểm kinh doanh bền vững lâu dài. Hệ thống các chỉ số định lượng, định tính cùng các phương pháp chuyên gia được được xây dựng và phát triển, cập nhật và học hỏi thường xuyên từ các mô hình, tổ chức tài chính tiên tiến trên thế giới, nhằm bảo vệ chất lượng tài sản, các chỉ số sức khỏe của công ty trong quá trình vận hành và tăng trưởng.
Sau 5 năm hoạt động các dịch vụ tài chính của Mcredit đã xuất hiện ở 63/63 tỉnh thành trên toàn quốc. Tính đến nay, Mcredit có 135,445 điểm thu hộ - chi hộ và 1782 điểm tư vấn dịch vụ.
Tháng 12/2021, Công ty cũng ghi nhận số lượng khách hàng đang sử dụng các dịch vụ Tài chính công ty cung cấp chạm mức 1.5 triệu khách và dự kiến sẽ chạm những mốc mục tiêu mới đầy thách thức nhờ những lợi thế cạnh tranh độc quyền và sự hỗ trợ của 2 chủ sở hữu về công nghệ, cơ sở dữ liệu, hệ thống và mạng lưới phân phối, bán hàng,…
Đến thời điểm hiện tại Mcredit là công ty tài chính Top 4 thị trường về mặt quy mô.
Theo kế hoạch năm 2022 Mcredit đặt mục tiêu tăng trưởng 66% lượng khách hàng so với năm 2021.
Vâng. Đó là một quá trình học hỏi và trưởng thành rất nhanh.
Trong giai đoạn kế tiếp, Mcredit sẽ tập trung vào phát triển các dịch vụ, giải pháp thuận tiện nhất với triết lý "khách hàng là trung tâm". Mcredit sẽ nỗ lực để thấu hiểu những gì mà khách hàng đang cần, đáp ứng những gì mà họ mong muốn và đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Điều đó sẽ được Mcredit hiện thực hoá thông qua chiến lược với ba trọng tâm:Tài chính số; Trải nghiệm khách hàng tốt nhất; Dịch vụ tài chính toàn diện.
Sự thuận tiện mà Mcedit hướng tới đến từ tốc độ giải quyết những yêu cầu từ khách hàng nhanh hơn; quy trình và thủ tục, gọn nhẹ, đơn giản hơn; tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ một cách dễ dàng hơn mà không chịu bất kỳ rào cản hay khó khăn nào.
Mcredit bắt đầu cho sự thay đổi đó bằng bộ nhận diện thương hiệu mới, logo mới, slogan mới nhấn mạnh tới sự thuận tiện, thông minh, mang tới cho khách hàng trải nghiệm toàn diện, thuận tiện nhất.
Hiện nay hầu hết các công ty tài chính họ đều đang nhìn dưới một góc nhìn sản phẩm. Công ty cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mà công ty có. Tại Mcredit, chúng tôi đang chuyển đổi theo chiến lược "khách hàng là trung tâm" thay vì "sản phẩm làm trung tâm". Thay vì để khách hàng lựa chọn trong những sản phẩm mình có, chúng tôi nỗ lực thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để thiết kế những sản phẩm hữu ích mà họ thật sự cần.
Nhìn lại 5 năm hoạt động, thành tựu lớn nhất của Mcredit là mang đến cơ hội tiếp cận các giải pháp tài chính một cách dễ dàng và toàn diện cho người dân Việt Nam. Mcredit giải bài toán vay tiêu dùng cho những khách hàng thu nhập thấp và trung bình không có tài sản thế chấp và khó chứng minh thu nhập theo chuẩn của ngân hàng.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ đầu tư rất nghiêm túc vào chuyển đổi số để tối ưu các nền tảng, kênh giao tiếp với khách hàng, mang đến cho khách hàng trải nghiệm nhanh hơn, đơn giản hơn, dễ dàng hơn.
Thật ra đúng là hiện tại với 8 phân khúc khách hàng hiện nay của Mcredit trải dài từ thành thị đến nông thôn, không phải ai cũng có thể tiếp cận với công nghệ hay thích ứng được với quá trình chuyển đổi số. Thế nhưng Mcredit có "đa kênh" để phục vụ khách hàng, từ kênh vật lý, đến kênh hỗ trợ từ xa qua điện thoại, Internet.
Khách hàng có thể chủ động sử dụng, hoặc chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Phương châm của chúng tôi là "Khi bạn cần", Mcredit sẽ phục vụ ngay.
Nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động, Mcredit tập trung đầu tư vào con người và công nghệ để giảm chi phí. Bên cạnh đó, sự hậu thuẫn từ hai chủ sở hữu cũng giúp cho mức lãi suất của Mcredit thấp hơn nhiều. Đó là cơ sở để Mcredit phục vụ khách hàng với các sản phẩm và lãi suất thấp hơn so với thị trường hiện tại. Bình quân lãi suất cho vay ở Mcredit năm 2021 giảm 4% so với năm 2020.
Hệ thống của Mcredit cũng sẽ có sự phân biệt khách hàng tốt hơn và lãi suất của Mcredit cũng sẽ có sự phân biệt theo cấp độ rủi ro.
Như các bạn đã biết, Shinsei là một tổ chức Top 7 của thị trường tín dụng tại Nhật Bản, và trong ngành tài chính tiêu dùng cũng đã có khoảng hơn 50 năm kinh nghiệm. Còn MB Bank thuộc MB Group, một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam đang có tốc độ chuyển đổi số, phát triển rất nhanh.
Không có lý do gì, với tiềm lực về tài chính, tiềm lực về kinh nghiệm, những case studies đã thành công mà Mcredit không thể đi theo thực hiện được quá trình chuyển đổi này.
Vốn điều lệ ngày đầu thành lập (2016) của Mcredit là 500 tỷ và được tăng lên thành 800 tỷ sau Hợp đồng liên doanh và Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa MB và Shinsei Bank. Vào tháng 11/2021, mức vốn điều lệ của Mcredit được tăng từ 800 tỷ lên 1300 tỷ thể hiện sự cam kết của các Chủ sở hữu vào các mục tiêu phát triển dài hạn cùng công ty, nâng cao các chỉ số an toàn hoạt động, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Dự kiến, các kế hoạch tăng vốn trong các năm tiếp theo sẽ tiếp tục được xây dựng và xác định thời điểm phù hợp nhằm giữ vững các tôn chỉ kinh doanh ban đầu của 2 chủ sở hữu MB và Shinsei Bank.
Sự tăng trưởng của tài chính tiêu dùng không phải là khi nền kinh tế đã phát triển mà chỉ cần bắt đầu có niềm tin thì lúc đấy thị trường tài chính tiêu dùng và nhu cầu của người dân cũng bắt đầu một cách thực sự và mạnh mẽ.
Nhu cầu tài chính của người dân thì lúc nào cũng có nhưng vấn đề nằm độ lớn của nó đến đâu. Có thể là bạn có nhu cầu mua một cái nhà hay một cái xe, nhưng bạn phải bắt đầu có niềm tin thì mới dám vay và dám mua một cách thực sự.
Như vậy là thị trường phát triển, không phải là nền kinh tế bắt đầu phát triển mà chỉ cần bắt đầu các tín hiệu cho những người tiêu dùng có niềm tin.
Sau Covid, bao giờ người dân nhìn thấy được là tình hình đã được khống chế, kinh tế sẽ phát triển, khách hàng tin rằng mình sẽ có thu nhập, lúc đó sẽ là cơ hội.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Nhịp sống kinh tế