img

CEO Trần Trung Dũng không phải gương mặt xa lạ trong ngành hàng máy lọc nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, phải đến Mutosi, ông Dũng mới dần hiện thực hóa giấc mơ của mình, nơi mà ông tin rằng, sản phẩm mà công ty mình làm ra sẽ chung tay vào việc tạo ra một sân chơi mênh mang hơn cho nền sản xuất công nghiệp phụ trợ của đất nước. Và trên hết, sản phẩm ấy thực sự hữu ích cho con người, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người Việt Nam.  

Câu chuyện khởi nghiệp với Mutosi của CEO Trần Trung Dũng tràn đầy cảm hứng về sự cống hiến, từ cách ông quản trị con người để vận hành một hệ thống hoạt động theo hệ giá trị chung cho đến cách tổ chức sản xuất sản phẩm dựa trên lợi ích và những kỳ vọng của người tiêu dùng.  

CEO MUTOSI Trần Trung Dũng: Khát vọng nâng tầm sống khỏe chuẩn Nhật cho người Việt tới năm 2025 - Ảnh 1.

Thời điểm ông khởi nghiệp với Mutosi, thị trường máy lọc nước ở Việt Nam đã rất sôi động. Đâu là yếu tố "khuyết" của thị trường mà ông tin Mutosi sẽ đặt chân được vào đó?  

Đúng là thời điểm đó thị trường Việt Nam đã có nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, theo các báo cáo điều tra nghiên cứu, tỷ lệ sở hữu máy lọc nước trong người dân mới đạt khoảng 35-40%. Dư địa thị trường khá tiềm năng.

Bên cạnh đó, qua điều nghiên thị trường, chúng tôi hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng khi mua sản phẩm máy lọc nước không chỉ để có nước tinh khiết. Họ muốn một chiếc máy lọc nước có khả năng bảo vệ và nâng cao sức khỏe, đặc biệt gia đình có người già, trẻ em. Xu thế thay đổi lối sống để sống khỏe hơn đang trỗi dậy mạnh mẽ trên toàn cầu, bắt đầu từ những thứ giản đơn nhất như nước uống. Tuy vậy, nhu cầu của người tiêu dùng tại Việt Nam vẫn chưa được đáp ứng.  

CEO MUTOSI Trần Trung Dũng: Khát vọng nâng tầm sống khỏe chuẩn Nhật cho người Việt tới năm 2025 - Ảnh 2.

Tôi nhìn những yếu tố mà thị trường chưa sẵn có đó và tin rằng Mutosi có thể gia nhập để đóng góp nhiều hơn.  

Vậy khi bắt tay vào gây dựng Mutosi, cái khó lớn nhất của ông là gì: Vốn, công nghệ, nhân sự hay thị trường?  

Khó khăn đầu tiên vẫn là vốn. Sau đó là vấn đề con người. Đối với các khía cạnh quản trị, quản trị con người là thách thức lớn nhất. Anh em Mutosi có kinh nghiệm quản trị khác nhau và đôi khi kinh nghiệm xưa cũ là rào cản để tạo ra đột phá hay giải pháp mới. Chưa kể văn hóa, hệ giá trị của mỗi người cũng khác nhau. Làm thế nào để đồng nhất được hệ giá trị của mỗi cá nhân với tổ chức là bài toán cần phải giải.  

Anh vừa nói tới việc xây dựng hệ giá trị chung. Làm sao để mục tiêu của người sáng lập đồng nhất với mục tiêu của cộng sự và toàn bộ đội ngũ người lao động?  

Giống như mọi con tàu viễn dương cần phải có hải trình, hải trình đó phải được thống nhất ý chí từ thuyền trưởng tới các thủy thủ, tất cả nỗ lực cho mục tiêu chung đó, vượt qua những cơn bão táp, cuồng phong. Nếu một công ty mà đội ngũ lãnh đạo không xây dựng được hệ giá trị chung thì không thể "ra khơi".

Chúng tôi hiểu điều đó khi thiết lập hệ giá trị cho Mutosi. Để có đáp án, đội ngũ 39 lãnh đạo quản lý của Mutosi cùng đưa ra những điều mình mong muốn với bản thân, đồng nghiệp, gia đình, cộng đồng. Từ đó, chúng tôi chọn ra điểm chung nhất. Cuối cùng, đội ngũ 39 người cùng kiến tạo ra sứ mệnh của Mutosi. Mục tiêu "Nâng tầm sống khỏe chuẩn Nhật cho 3 triệu gia đình Việt đến năm 2025" cũng là do mọi người cùng thiết lập chứ không phải ý kiến chỉ đạo của CEO. 

Nếu một công ty có khát vọng cống hiến cho lợi ích cộng đồng thì mỗi cá nhân trong công ty đó phải có khát vọng ấy. Bạn sẽ không thể nào mang đến giá trị cho mọi người nếu bản thân bạn không phải một người tận tâm, chuyên nghiệp, tiên phong. Sản phẩm của bạn làm ra phản ánh chính con người của bạn, tham vọng của bạn. 6 giá trị của Mutosi là chiếc la bàn để toàn bộ đội ngũ không ai đi lệch ra khỏi hải trình khát vọng mà họ đã đặt ra.

Hệ giá trị có phải là lý do để Mutosi mời gọi những người giỏi về công nghệ và được đào tạo bài bản ở nước ngoài về làm việc?

Người giỏi có khát vọng cống hiến cao. Nếu họ không chọn về nước để cống hiến thì thường có mấy lý do: một là thiếu môi trường để họ có thể áp dụng những gì họ học, hai là những người có năng lực cao đã được va chạm học hỏi tại các doanh nghiệp đa quốc gia thường có chính kiến nhất định, mong muốn được làm chủ và có sự chủ động trong dự án họ đảm trách. Trong khi đó ở Việt Nam, các doanh nghiệp không dễ dàng để chuyện đó diễn ra. Ít chủ doanh nghiệp có khả năng trao quyền để đội ngũ dưới có không gian tự chủ, sáng tạo, cháy với đam mê. Cuối cùng là chính sách đãi ngộ, nhưng đó là tầm thấp thôi.  

Mutosi mời được họ về hợp tác là vì chúng tôi không phạm vào những lỗi đó. Quan trọng hơn là Mutosi có khát vọng lớn. Trong hành trình nâng tầm sống khỏe chuẩn Nhật cho người Việt của Mutosi, chúng tôi phải tìm được những người chung chí hướng, cùng hệ giá trị bên cạnh tài năng của họ.  

CEO MUTOSI Trần Trung Dũng: Khát vọng nâng tầm sống khỏe chuẩn Nhật cho người Việt tới năm 2025 - Ảnh 3.
CEO MUTOSI Trần Trung Dũng: Khát vọng nâng tầm sống khỏe chuẩn Nhật cho người Việt tới năm 2025 - Ảnh 4.

Lợi thế về đội ngũ nhân sự mạnh công nghệ có phải là lý do Mutosi nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường dù ra đời sau?

Đó chỉ là một phần. Để có chỗ đứng trên thị trường thì sự cốt yếu là mang đến giá trị gì cho khách hàng. Ở đây là câu chuyện trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm. Một sản phẩm chất lượng chưa chắc đã mang lại trải nghiệm tốt. Nhưng một trải nghiệm tốt luôn bao gồm sản phẩm chất lượng.  

CEO MUTOSI Trần Trung Dũng: Khát vọng nâng tầm sống khỏe chuẩn Nhật cho người Việt tới năm 2025 - Ảnh 5.

Chúng tôi chú trọng vào việc khách hàng cần gì, cảm thấy thế nào khi chọn sản phẩm Mutosi bao gồm toàn bộ quá trình mua bán - sử dụng - bảo hành - chăm sóc hậu mãi. Tất cả nhằm mục đích tìm ra nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng chưa được đáp ứng.

Đó là đường dẫn để mình đưa ra công nghệ mới, giải pháp mới thực sự hữu ích, thực sự vì cuộc sống.  

Ở góc độ khách hàng, họ không chỉ quan tâm tới trải nghiệm mà còn quan tâm tới cả giá nữa. Trong khi một sản phẩm chú trọng trải nghiệm khách hàng như Mutosi thường không cạnh tranh về giá. Ông dung hòa hai vấn đề này như thế nào?  

Mutosi không cạnh tranh về giá nhưng điều đó không có nghĩa là Mutosi không quan tâm tới giá. Vì giá là một phần lợi ích của khách hàng. Chúng tôi mong muốn tạo ra giá trị cho người tiêu dùng, nhưng với giá quá thấp, Mutosi cũng không thể mang lại sự khác biệt về chất lượng sản phẩm như hiện nay.

Điều quan trọng khi trao sản phẩm tới tay khách hàng là làm cho khách hàng hài lòng với số tiền mà họ đã chi trả. Đó là việc bán một sản phẩm kèm theo niềm tin, trải nghiệm tốt, cảm xúc tích cực, sự tiện lợi và đáp ứng những kỳ vọng cao hơn nữa của khách hàng đối với sản phẩm ngay cả khi họ chưa từng yêu cầu trước đây. 

Dẫn chứng cho triết lý kinh doanh này của Mutosi là chiếc máy lọc nước Hydrogen ion kiềm. Sản phẩm này cung cấp nước khỏe chuẩn Nhật với chất lượng tương đương hàng nhập khẩu từ Hàn - Nhật nhưng có mức giá rất vừa phải, phù hợp với khả năng chi trả của người Việt.  

CEO MUTOSI Trần Trung Dũng: Khát vọng nâng tầm sống khỏe chuẩn Nhật cho người Việt tới năm 2025 - Ảnh 6.

Bên cạnh đó, Mutosi còn ra đời máy lọc nước Mutosi Probiotics, sử dụng công nghệ bổ sung bào tử lợi khuẩn vào nước mỗi ngày, là sản phẩm máy lọc nước tiên phong trên thế giới có tính năng này. Công nghệ này do Mutosi kết hợp với đối tác theo hình thức open innovation (hình thức đổi mới sáng tạo trong sản xuất mà theo đó doanh nghiệp tìm kiếm ý tưởng, phát minh, sáng chế, giải pháp… từ bên ngoài tổ chức để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp - pv) với mong muốn giúp người tiêu dùng nâng cao sức khỏe của hệ thống tiêu hóa, nâng cao khả năng miễn dịch, thay đổi lối sống từ việc thay đổi cách uống nước.  

Quay lại câu chuyện khởi nghiệp với Mutosi, một người có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành máy lọc nước như ông tại sao không chọn gia công thay vì sản xuất?  

Gia công hay sản xuất thì đều tạo ra giá trị. Tuy nhiên mỗi cách thức có những ưu nhược riêng và mỗi doanh nhân - doanh nghiệp có một tham vọng riêng. Nếu Mutosi làm gia công, sẽ khó tránh khỏi việc bị cuốn theo định hướng sản lượng lớn giá thấp. Điều này cũng đóng góp cho nền kinh tế, song có điểm hạn chế là chỉ tập trung sản xuất chuyên biệt một số model nào đó.  

CEO MUTOSI Trần Trung Dũng: Khát vọng nâng tầm sống khỏe chuẩn Nhật cho người Việt tới năm 2025 - Ảnh 7.

Tham vọng của Mutosi là xây dựng một thương hiệu "Made in Vietnam". Nếu thành công, Mutosi không chỉ đóng góp cho thương hiệu quốc gia mà còn giúp cho những thương hiệu khác thành lập sau có cơ hội bước chân ra thị trường nước ngoài.

Việc xây dựng một thương hiệu quốc gia cần rất nhiều đột phá công nghệ, cần hợp tác với nhiều nhà cung cấp và đối tác khác nhau. Nếu Mutosi phát triển thì các đối tác cũng phát triển cùng. Các bạn chơi cùng ngành cũng được hưởng lợi từ sự phát triển đó và dần tạo ra một hệ sinh thái giúp cho nhau cùng phát triển.

Từ đó, nền công nghiệp nhẹ mà Mutosi tham gia kinh doanh có cơ hội tạo ra lợi thế cạnh tranh cấp quốc gia, tấn công ra toàn cầu và sân chơi mới sẽ mênh mang hơn rất nhiều.

Nếu tất cả những điều đó trở thành hiện thực, thì việc sản xuất tạo ra giá trị lớn hơn rất nhiều so với việc gia công thông thường.  

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!  

Ánh Dương

Trí thức trẻ

Trở lên trên