img

Từ khi chính thức Đổi Mới vào năm 1986, kinh tế Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ, từ một quốc gia có thu nhập thấp dưới 200 USD lên mức thu nhập trung bình khoảng 4.180 USD. Kết quả này đến từ chiến lược phát kinh tế dựa vào thu hút FDI, mở cửa thương mại và khai thác lợi thế lao động giá rẻ.

Tuy nhiên, giờ đây khi đối mặt với "bẫy thu nhập trung bình", Việt Nam cần những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế để đạt được tham vọng trở thành nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Và đổi mới sáng tạo sẽ là đóng vai trò then chốt, là nền tảng cơ bản trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Cơ hội tỷ đô và cú bắt tay Big Tech để Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu về AI và bán dẫn- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng từng khẳng định: "Chỉ có khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên so với khu vực và thế giới. Và chưa bao giờ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam được hỗ trợ và phát triển đầy đủ, mạnh mẽ như bây giờ và Việt Nam đang ngày càng khẳng định là điểm đến tiềm năng của đổi mới sáng tạo khu vực và thế giới".

Cơ hội tỷ đô và cú bắt tay Big Tech để Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu về AI và bán dẫn- Ảnh 2.

Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trung tâm của nền công nghiệp toàn cầu, Việt Nam có tiềm năng lớn để tham gia, nhưng cơ hội này không kéo dài. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT từng nhấn mạnh: "Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia vào thị trường bán dẫn vì thế giới sẽ không chờ chúng ta. Thế giới sẽ phải chọn đường khác nếu Việt Nam không đáp ứng kịp".

Thực tế, Việt Nam đã đạt bước tiến lớn khi hợp tác với các tập đoàn bán dẫn hàng đầu như Intel, Samsung.... Tính đến nay, Intel tăng vốn đầu tư lên gần 1,5 tỷ USD và đang mở rộng nhà máy tại Việt Nam, biến Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Samsung cũng lên kế hoạch sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam, đưa vào sản xuất đại trà vào cuối năm 2023. Ngoài ra, Amkor Technology đầu tư 1,6 tỷ USD và Việt nam để triển khai sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn, đây là nhà máy lớn nhất thế giới công tập đoàn này.

Cơ hội tỷ đô và cú bắt tay Big Tech để Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu về AI và bán dẫn- Ảnh 3.

Qua đó thấy được, nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực AI, bán dẫn xem Việt Nam như là một điểm đến mới với nhiều cơ hội hợp tác. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho biết, "như một "ngôi sao đang lên", Việt Nam đang dần hiện thực hóa giấc mơ tham gia toàn trình trong hệ sinh thái AI, bán dẫn của thế giới".

Tuy nhiên, để tự chủ trong lĩnh vực bán dẫn và AI, Việt Nam cần một chiến lược đổi mới toàn diện hơn. Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo với trọng tâm là bán dẫn và AI, từ việc cải thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư nước ngoài, đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việt Nam đã đẩy mạnh hạ tầng viễn thông với độ phủ sóng 4G đạt 99,8%, vượt qua mức trung bình của các nước có thu nhập cao là 99,4%; thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) vào năm 2019. Những bước tiến này đã chuẩn bị nền tảng cho sự chuyển mình của Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn và AI.

Bên cạnh đó, các cuộc xúc tiến thương mại và hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn như Synopsys, Google, Intel, Amkor, Marvell, Boeing, Qualcomm, Ampere; các buổi kết nối gần 200 quỹ đầu tư tại Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam và vận hành Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam với hơn 2.000 chuyên gia tại 20 quốc gia, vùng lãnh thổ mở ra nhiều cơ hội hợp tác to lớn.

Mục tiêu phát triển bán dẫn càng được củng cố khi Chính phủ chính thức phê duyệt chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050." Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó, đào tạo ít nhất 42.000 kỹ sư, cử nhân…

Nhờ những chính sách quyết liệt, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) John Neffer từng bày tỏ: "Nếu ở Mỹ có ai hỏi ở đâu thành công nhất, chúng tôi sẽ nói đó là Việt Nam. Chúng tôi rất tin tưởng vào sự thành công của công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam và hy vọng sẽ có sự hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực này".

Cơ hội tỷ đô và cú bắt tay Big Tech để Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu về AI và bán dẫn- Ảnh 4.

Song hành cùng bán dẫn, AI cũng là một ưu tiên chiến lược của quốc gia. Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, được ban hành năm 2021, với mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI vào năm 2025. Năm 2023, chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu của Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia/vùng lãnh thổ, đứng thứ 5/10 trong ASEAN.

Theo Pablo Fuentes Nettel - chuyên gia tư vấn cấp cao tại Oxford Insights, "Việt Nam hiện là một trong số 60 nước trên thế giới đã đưa ra chiến lược quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo. Sự ủng hộ rất lớn của Chính phủ Việt Nam cho phát triển AI là một lợi thế cho Việt Nam".

Không chỉ dừng lại ở chính sách, AI còn đang ứng dụng thực tiễn tại nhiều lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam. Trong lĩnh vực y tế, AI đã hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh, điển hình như VinDr. Trong lĩnh vực tài chính, AI giúp các ngân hàng xác thực thông tin và nhận diện khách hàng thông qua hệ thống eKYC. Tại nhiều địa phương, AI còn được sử dụng trong việc tự động hóa dịch vụ công, như chatbot dựa trên công nghệ ChatGPT tại Hà Nội giúp công dân tra cứu thủ tục hành chính.

Nếu tận dụng tốt các cơ hội này, đổi mới sáng tạo sẽ giúp Việt Nam không chỉ thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình" mà còn vươn lên thành một trong những nền kinh tế sáng tạo hàng đầu khu vực, với vị thế toàn cầu ngày càng được nâng cao.

Cơ hội tỷ đô và cú bắt tay Big Tech để Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu về AI và bán dẫn- Ảnh 5.

Song hành cùng bán dẫn, AI cũng là một ưu tiên chiến lược của quốc gia. Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, được ban hành năm 2021, với mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI vào năm 2025. Năm 2023, chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu của Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia/vùng lãnh thổ, đứng thứ 5/10 trong ASEAN.

Theo Pablo Fuentes Nettel - chuyên gia tư vấn cấp cao tại Oxford Insights, "Việt Nam hiện là một trong số 60 nước trên thế giới đã đưa ra chiến lược quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo. Sự ủng hộ rất lớn của Chính phủ Việt Nam cho phát triển AI là một lợi thế cho Việt Nam".

Không chỉ dừng lại ở chính sách, AI còn đang ứng dụng thực tiễn tại nhiều lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam. Trong lĩnh vực y tế, AI đã hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh, điển hình như VinDr. Trong lĩnh vực tài chính, AI giúp các ngân hàng xác thực thông tin và nhận diện khách hàng thông qua hệ thống eKYC. Tại nhiều địa phương, AI còn được sử dụng trong việc tự động hóa dịch vụ công, như chatbot dựa trên công nghệ ChatGPT tại Hà Nội giúp công dân tra cứu thủ tục hành chính.

Nếu tận dụng tốt các cơ hội này, đổi mới sáng tạo sẽ giúp Việt Nam không chỉ thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình" mà còn vươn lên thành một trong những nền kinh tế sáng tạo hàng đầu khu vực, với vị thế toàn cầu ngày càng được nâng cao.

Cơ hội tỷ đô và cú bắt tay Big Tech để Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu về AI và bán dẫn- Ảnh 6.

Hiện nay, 1% dân số Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực IT, nếu chuyển sang nghiên cứu và phát triển AI và bán dẫn, Việt Nam có thể tiến xa và nhanh hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, Việt Nam đã vươn ra toàn cầu và xây dựng thương hiệu trên bản đồ công nghệ số thế giới.

Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cung cấp giải pháp, dịch vụ CNTT ra quốc tế mà còn trở thành đối tác chiến lược của các tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực AI và bán dẫn. Dòng chảy công nghệ AI và bán dẫn, dưới sự dẫn dắt của những tập đoàn và chuyên gia hàng đầu, đang mạnh mẽ đổ về Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam đã hội tụ đủ điều kiện để trở thành trung tâm AI và bán dẫn khu vực.

Hay Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng khẳng định rằng, Việt Nam đã hội tụ đủ điều kiện để hợp tác và đón nhận các "đại bàng" lớn trong lĩnh vực bán dẫn và AI. Với vị thế ngày càng vững chắc, Việt Nam đang thu hút sự quan tâm từ các tập đoàn công nghệ khổng lồ như Google, Meta, Microsoft, Samsung và Intel, không chỉ qua các khoản đầu tư trực tiếp mà còn thông qua các chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển (R&D).

Cơ hội tỷ đô và cú bắt tay Big Tech để Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu về AI và bán dẫn- Ảnh 7.

Một trong những cái tên nổi bật trong số này là Meta. Mới đây, chủ tịch phụ trách đối ngoại toàn cầu của Meta, ngài Nick Clegg đã chia sẻ kế hoạch mở rộng sản xuất thiết bị Thực tế hỗn hợp mới nhất, Quest 3S, tại Việt Nam từ năm 2025. Lãnh đạo Meta cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ, nhân rộng các chương trình đầu tư, khuyến khích sáng tạo tại Việt Nam trong thời gian tới.

Đáng chú ý, bà Thảo Griffiths, Giám đốc Chính sách công phụ trách thị trường Việt Nam của Meta, đã chia sẻ những con số ấn tượng khẳng định tầm ảnh hưởng của Meta tại thị trường Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh sự thành công của mối quan hệ hợp tác giữa Meta và Trung tâm Đổi mới sáng tạo (NIC).

Cụ thể, kể từ năm 2017, Meta đã đào tạo kỹ năng số cho gần 90.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhân tố được coi là xương sống của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp này đã và đang sử dụng công cụ của Meta để tiếp cận khách hàng trong nước và quốc tế một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Đặc biệt, Meta là đối tác chiến lược và đơn vị đồng tổ chức Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam, mùa đầu tiên tập trung vào các giải pháp có khả năng thúc đẩy mạnh chuyển đổi số doanh nghiệp, mùa 2 kêu gọi các giải pháp sáng tạo tập trung vào hai lĩnh vực then chốt: Công nghiệp Bán dẫn và Trí tuệ Nhân tạo (AI).

Trải qua 2 mùa, chương trình thu hút tổng cộng hơn 1.500 đề xuất giải pháp không chỉ từ Việt Nam mà còn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ nổi bật với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, bao gồm Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) và Đức.

Cơ hội tỷ đô và cú bắt tay Big Tech để Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu về AI và bán dẫn- Ảnh 8.

Với những cam kết mạnh mẽ, Meta đang thúc đẩy tăng trưởng cho Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của quốc gia trong bối cảnh chuyển mình mạnh mẽ hướng tới một nền kinh tế kỹ thuật số sáng tạo thông qua Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ vào tháng 6/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có cuộc làm việc với đại diện các tập đoàn công nghệ hàng đầu, trong đó có Microsoft và Super Micro Computer, đều bày tỏ mong muốn đầu tư tại Việt Nam.

Đồng thời, Việt Nam cũng đang thu hút sự quan tâm từ gã khổng lồ Google. Ông Karan Bhatia, Phó Chủ tịch phụ trách Quan hệ chính phủ và chính sách công của Google, đã bày tỏ mong muốn tiếp tục nghiên cứu hợp tác với Việt Nam trong phát triển AI, một lĩnh vực mà Google đang có thế mạnh. Lãnh đạo Google đã chia sẻ về cách tiếp cận AI của tập đoàn, bao gồm việc xây dựng mô hình và ứng dụng công nghệ vào sản phẩm, đồng thời hỗ trợ cả khu vực công lẫn tư nhân ứng dụng AI vào hoạt động của họ.

Với những nỗ lực và cam kết mạnh mẽ từ các tập đoàn công nghệ lớn, kỳ vọng rằng, Việt Nam có thể nắm bắt thời cơ, vươn mình trở thành trung tâm AI và bán dẫn của khu vực.

Bình Minh - Hoàng An
Hải An

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên