img
Đi tìm tương lai bền vững qua những giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa- Ảnh 1.

Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm, Việt Nam phát sinh khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, đứng thứ 4 trong số 20 quốc gia có tổng lượng nhựa thải ra biển lớn nhất thế giới. Ngoài túi nilon, mặt hàng nhựa được sử dụng nhiều nhất là các sản phẩm chai lọ, bao bì. Trong khi đó, chất thải rắn vẫn chủ yếu được chôn lấp. Lượng rác nhựa tái chế chỉ chiếm khoảng 2% tổng số nhựa phát thải vì khó khăn trong thu gom, công nghệ tái chế thấp.

Để ngăn trái đất biến thành “trái nhựa”, tái chế rác đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dù nhựa là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm đất, nước và không khí, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nhưng đây cũng là đầu vào quan trọng cho các hoạt động sản xuất khác. Việc mang lại vòng đời mới cho nhựa không chỉ góp phần giảm phát thải khí nhà kính, từ đó hạn chế biến đổi khí hậu mà còn giúp tận dụng những nguồn lực khổng lồ.

Đi tìm tương lai bền vững qua những giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa- Ảnh 2.

Tái chế nhựa cũng góp phần giải một bài toán hóc búa với các quốc gia: Tìm điểm cân bằng giữa lợi ích và tác hại của nhựa. Là vật liệu nhẹ, bền và rẻ, nhựa cần tới hàng ngàn năm để có thể phân huỷ hoàn toàn trong tự nhiên. Tìm ra cách tái chế nhựa hiệu quả không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà mà còn tạo ra cơ hội kinh tế mới. Nhựa tái chế giúp tối ưu hóa chi phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời, nó tạo ra thị trường việc làm mới liên quan đến thu gom, tái chế và sản xuất sản phẩm từ nhựa tái chế.

Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề của rác thải nhựa đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng không chỉ của các quốc gia mà còn tới từ các doanh nghiệp và chính bản thân người tiêu dùng. Unilever Việt Nam đang nỗ lực thực thi và thúc đẩy cho mục tiêu đó.

Đi tìm tương lai bền vững qua những giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa- Ảnh 3.
Đi tìm tương lai bền vững qua những giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa- Ảnh 4.

Đi tìm tương lai bền vững qua những giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa- Ảnh 5.

Trái ngược với quan điểm cho rằng xử lý rác thải nhựa nói riêng, rác thải nói chung, sẽ mang tới gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, Unilever Việt Nam tin tưởng vào việc quản lý rác thải nhựa hiệu quả để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Đây là sự dịch chuyển tất yếu đòi hỏi nhiều nguồn lực và sự đầu tư nghiêm túc để hoàn thiện bởi trong kỷ nguyên người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới các sản phẩm thân thiện với môi trường, những sản phẩm gây hại cho mẹ trái đất sẽ ngày càng bị xa lánh.

Đi tìm tương lai bền vững qua những giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa- Ảnh 6.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy sự quan tâm của người dùng với các sản phẩm bền vững đang ngày càng tăng. Theo báo cáo thống kê của Online Library, 63% số người thuộc thế hệ Millennials sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và 88% người tiêu dùng trẻ (thuộc thế hệ Millennials và Gen Z) muốn mua hàng từ một thương hiệu cam kết phát triển bền vững.

Nghiên cứu “Cân bằng giữa tính bền vững và lợi nhuận” của IBM IBV đã nói rằng 49% người tiêu dùng cho biết họ trả thêm trung bình 59% cho các sản phẩm mang nhãn hiệu bền vững hoặc có trách nhiệm xã hội. Không những vậy, có đến 77% người tham gia khảo sát cho biết họ mong muốn đưa ra những lựa chọn bền vững hơn tại nhà.

Nghiên cứu Thói quen Tiêu dùng tháng 12/2021 của PwC với 9.370 người thuộc 26 vùng lãnh thổ và quốc gia, trong đó có Việt Nam cho thấy người tiêu dùng chú ý nhiều hơn tới các vấn đề liên quan tới môi trường, hơn 47% người được hỏi ưu tiên tiêu dùng sản phẩm có thể tự phân hủy.

Rõ ràng, tiêu dùng bền vững đang trở thành xu thế tất yếu của thế giới và Việt Nam không phải ngoại lệ. Với các doanh nghiệp, việc theo đuổi các sản phẩm có tính bền vững không chỉ là “bắt trend” mà còn tạo ra một nền móng vững chắc để ghi điểm với khách hàng. Điều này cũng trực tiếp quyết định tương lai của doanh nghiệp.

Đi tìm tương lai bền vững qua những giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa- Ảnh 7.

Unilever hoàn toàn thấu hiểu xu hướng đó. Doanh nghiệp đã thực hiện hàng loạt những đổi mới cả về chiến lược kinh doanh lẫn vật tư, công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm thân thiện với người sử dụng và môi trường. Lấy ví dụ ở lĩnh vực nhựa tái chế, gã khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng này vượt qua các thách thức về mặt kỹ thuật để giữ nguyên chất lượng cho bao bì sản phẩm từ nhựa đã qua sử dụng. Trong khi đó, bản thân bao bì cũng được cải tiến theo hướng gia tăng khả năng tái chế để dễ dàng đáp ứng các mục tiêu tái sử dụng về sau.

Hành trình này đã bước đầu cho thấy kết quả. Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Tổng giám đốc Unilever Việt Nam, cho biết: “Tại Unilever, từ khâu thiết kế bao bì sản phẩm, chúng tôi đã nghĩ đến cách tối ưu hóa giảm nhựa nguyên sinh, tăng khả năng tái chế mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và trải nghiệm của người tiêu dùng. Đến nay, chúng tôi đã cắt giảm được hơn 50% nhựa nguyên sinh, 64% bao bì của Unilever có thể tái chế được. Chúng tôi cũng đã đạt trung hòa về nhựa, có nghĩa là Unilever Việt Nam đã thu gom và tái chế nhiều hơn lượng nhựa đưa ra thị trường”.

Đi tìm tương lai bền vững qua những giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa- Ảnh 8.

Với góc nhìn của một doanh nghiệp toàn cầu, Unilever hiểu rõ việc bảo vệ môi trường không thể thực hiện chỉ với nỗ lực của một đơn vị, cá nhân riêng lẻ. Thay vào đó, sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng mới có thể tạo ra đột phá. Đó cũng là lý do Unilever đã đồng hành cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Anh BritCham, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) để triển khai cuộc thi tìm kiếm sáng kiến công nghệ tái chế rác thải nhựa.

Đi tìm tương lai bền vững qua những giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa- Ảnh 9.

Là cuộc thi đầu tiên nhằm tìm kiếm các giải pháp thiết thực để hướng tới một Việt Nam xanh và bền vững, “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024" đã thu hút 500 cá nhân và tổ chức từ nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia, với gần 100 đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá. Cuộc thi cũng là nơi hội tụ nhiều chuyên gia nhất trong lĩnh vực nhựa và tái chế nhựa.

Theo đánh giá của bà Bích Vân, cuộc thi không chỉ là nơi để các ý tưởng độc đáo sáng tạo được tỏa sáng, mà còn là một nơi để mọi người cùng nhau khám phá tiềm năng của nền kinh tế tuần hoàn.

Đi tìm tương lai bền vững qua những giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa- Ảnh 10.

“Mỗi cá nhân, tổ chức dự thi không chỉ là thí sinh mà là những nhà tiên phong, những người mở đường cho một tương lai xanh hơn. Bằng đam mê và trí tuệ, tôi đã thấy rằng, các bạn đã tìm ra những giải pháp sáng tạo, những cách quy trình sản xuất bền vững, những sản phẩm thân thiện môi trường. Và tôi tin các bạn có thể tiến xa hơn nữa để không chỉ giải quyết các vấn đề về nhựa mà còn giúp đất nước kiến tạo một Việt Nam xanh, sạch, phát triển bền vững, hội nhập toàn cầu”, bà Bích Vân nhận định.

Được thiết kế để tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề nan giải nhất trong lĩnh vực tái chế nhựa, cuộc thi “Giải pháp đối mới tuần hoàn nhựa 2024” hướng tới những mục tiêu rất cụ thể. Theo đó, Bảng “Ý tưởng đổi mới sáng tạo” nhằm thúc đẩy các sáng kiến, mô hình, giải pháp mới và sáng tạo chưa tiếp cận thị trường, đang trong giai đoạn phát triển thành sản phẩm cụ thể và cần sự hỗ trợ để mang sản phẩm ra thị trường. Bảng “Giải pháp triển vọng” nhằm tìm kiếm các giải pháp đã có sản phẩm cụ thể và đã ra mắt thị trường, đang có tiềm năng mở rộng và cần sự hỗ trợ để phát triển tại thị trường Việt Nam.

Trong Bảng “Giải pháp triển vọng”, ban tổ chức đặt ra 3 mục tiêu cụ thể với những khoản tiền thưởng hấp dẫn. Hạng mục “Giải pháp đột phá” được trao cho Giải pháp toàn diện cho hệ thống tái chế chai nhựa tại Việt Nam; “Giải pháp đổi mới” thuộc về Giải pháp thay thế bao bì màng ghép nhôm và nhựa sinh học BUYO. “Giải pháp nổi bật” được trao cho giải pháp Tấm nhựa Eco – nơi rác thải nhựa tìm thấy cuộc sống mới và Ứng dụng công nghệ vào thu gom rác thải nhựa.

Đối với Bảng “Ý tưởng đổi mới sáng tạo”, các “Ý tưởng sáng tạo vượt trội” và “Sáng kiến được yêu thích nhất” lần lượt được trao cho ý tưởng Biến rác thải thành vật liệu xây dựng và Hệ thống phân loại rác thải nhựa tự động.

Đi tìm tương lai bền vững qua những giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa- Ảnh 11.

Nhận xét về những kết quả của cuộc thi, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành khẳng định: “Cuộc thi “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các công nghệ mới, cải tiến chuỗi giá trị tuần hoàn và khuyến khích người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động bền vững. Kết quả của các đội thi không chỉ thúc đẩy lĩnh vực quản lý rác thải nhựa, còn truyền cảm hứng cho cộng đồng cùng tham gia vào cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa”.

Từ góc nhìn của doanh nghiệp hàng đầu thế giới hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng, bà Nguyễn Thị Bích Vân khẳng định việc thúc đẩy các dự án có triển vọng để sớm đưa vào thực thi, qua đó mang lại những hiệu quả tích cực là đặc biệt quan trọng.

“Mỗi ý tưởng, dự án đổi mới sáng tạo ở đây, là một mầm xanh cho tương lai xanh Việt Nam. Tôi kêu gọi các nguồn lực hỗ trợ từ các Quỹ đầu tư, từ các ngân hàng, từ các đối tác song phương, đa phương, đặc biệt nguồn lực từ Quỹ môi trường sẽ giúp cho các mầm cây này được nhanh chóng lớn mạnh trưởng thành”, bà Nguyễn Thị Bích Vân nhấn mạnh.

Đối với các ý tưởng được đánh giá cao, ngoài khoản tiền thưởng để tạo dựng vốn ban đầu cho việc tiếp tục phát triển dự án, họ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác chiến lược của chương trình như Unilever Việt Nam, SC Ventures và Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia. Đây chính là động lực quý báu để ý tưởng biến thành giải pháp, qua đó mở rộng quy mô triển khai, áp dụng để tạo ra cú hích cho nỗ lực bảo vệ môi trường ở Việt Nam nói chung, giải quyết vấn đề rác thải nhựa nói riêng.

Đi tìm tương lai bền vững qua những giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa- Ảnh 12.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên