img

Trong các hoạt động văn hóa nội bộ, hàng nghìn Techcomer vẫn đang hàng ngày được chia sẻ về cách thức xây dựng giá trị cho khách hàng, từ đó kiến tạo nên sức mạnh thương hiệu và phụng sự cho đất nước.

"Nếu tất cả các cán bộ nhân viên đều nỗ lực phục vụ thật tốt, các dịch vụ của Techcombank giúp cho khách hàng phát triển hơn, thì đóng góp của chúng tôi cho hơn 12 triệu khách hàng cũng sẽ tạo ra hiệu ứng đáng kể, để đồng hành cùng đất nước phát triển" – ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank, cho hay.

Cán bộ nhân viên của Techcombank đều cảm nhận sâu sắc về niềm tự hào, khi là thành viên của một thương hiệu nổi bật, có cá tính vượt trội, giúp họ học hỏi không ngừng, trưởng thành nhanh chóng. "Mỗi buổi sáng, tôi vẫn giữ nguyên vẹn sự hào hứng đến nơi làm việc dù đã có gần 30 năm gắn bó cùng Techcombank," – bà Kim Cúc, Quản lý cấp cao tại Techcombank, chia sẻ.

Giải mã “tài sản” vô giá tạo nên thương hiệu Techcombank - Ảnh 1.

Đối với cán bộ nhân viên Techcombank, "Vượt trội hơn mỗi ngày" đã phản ánh cá tính lạc quan và khát khao tự chủ của mỗi cá nhân người Việt Nam, của mỗi người Techcombank. Đó là tinh thần không ngừng tiến về phía trước, vượt qua giới hạn của bản thân, với khát vọng lớn.

Bà Kim Cúc là một trong hơn 20 nhân viên Techcombank, đã đồng hành cùng nhà băng này trên cả hành trình lịch sử. Là ngân hàng hướng đến môi trường làm việc quốc tế, vị trí quản lý cấp cao tại Techcombank đều cần phải có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu TOEIC 650. Và dù đã U60, nữ quản lý cấp cao này vẫn cần mẫn học tiếng Anh mỗi ngày, để có thể đáp ứng tiêu chuẩn ngoại ngữ của ngân hàng. "Khi thi TOEIC được 705, tôi vỡ òa niềm vui. Điều quan trọng nhất là tôi thấy những nỗ lực mỗi ngày cùng ngân hàng khiến tôi trở thành phiên bản tốt hơn, và luôn phải thay đổi mình để vượt qua áp lực, dù ở bất kỳ độ tuổi nào".

"Bạn tốt hơn ngày hôm qua là bạn đã thành công. Bạn làm việc nhanh hơn, cuộc sống hạnh phúc thêm cũng là vượt trội hơn. Đó là câu động viên, nhắc nhở mỗi người Techcombank hàng ngày nên slogan này dễ đi vào lòng người", ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ.

Giải mã “tài sản” vô giá tạo nên thương hiệu Techcombank - Ảnh 2.

Thực tế, Techcombank cũng được xem là một trong những thương hiệu có áp lực công việc cao nhất ngành ngân hàng. Nhưng có lẽ, chính "áp lực đã nên tạo kim cương" và đưa nhân sự ở Techcombank trở thành mục tiêu cho "headhunt" từ các ngân hàng, tập đoàn khác.

Điều thú vị là bất chấp áp lực, cùng những tiêu chuẩn công việc rất cao, mức độ gắn kết của nhân viên với Techcombank vẫn ngày một tăng. Tỷ lệ thâm niên của Techcombank năm 2022 trung bình là 5,4 năm, ở mức cao nhất ngành ngân hàng. Số lượng cán bộ nhân gắn bó với Techcombank từ 10 năm trở lên là gần 2.300 người.

Giải mã “tài sản” vô giá tạo nên thương hiệu Techcombank - Ảnh 3.

Trong báo cáo mới đây về Xu hướng nhân sự toàn cầu (Global Human Capital Trends) của Công ty tư vấn Deloitte (dựa trên việc phỏng vấn trực tiếp 7.000 người đến từ 130 quốc gia), 86% người được hỏi cho rằng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng bậc nhất, tác động trực tiếp đến quyết định gắn bó lâu dài hay không của nhân sự với doanh nghiệp. "Một khi văn hóa doanh nghiệp đã được hình thành, đi vào nề nếp, thì sẽ lan tỏa rất nhanh và khó bị phai nhòa. Từ đây, người lãnh đạo có thể tự hào về những câu chuyện văn hóa doanh nghiệp vừa giúp cho tổ chức phát triển, vừa giúp gắn kết và giữ chân được nhân sự lâu dài", Erika Andersen – chuyên gia tư vấn của Deloitte - nhận xét.

Cùng với sự thăng hạng vượt bậc trong kết quả kinh doanh, Techcombank trở thành một trong những nhà băng có chính sách phúc lợi tốt nhất hệ thống, và là thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn bậc nhất thị trường tài chính. Kết quả Khảo sát Gắn kết nhân viên (EES) gần nhất của năm 2021 cho thấy Techcombank lọt Top 12% các công ty tại Đông Nam Á có điểm số cao nhất về "Gắn kết và Trao quyền". Tỉ lệ 93% nhân viên cảm thấy tự hào khi làm việc tại Techcombank thuộc nhóm cao nhất trong số các doanh nghiệp được khảo sát. Techcombank cũng là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được vinh danh Quán quân "Nơi làm việc xuất sắc 2023" do Great Place to Work – tổ chức hàng đầu thế giới về văn hóa nơi làm việc -bình chọn.

Giải mã “tài sản” vô giá tạo nên thương hiệu Techcombank - Ảnh 4.

Riêng trong năm 2022, Techcombank đã tuyển dụng hơn 2.700 nhân viên mới, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức hàng đầu như Amazon, Google… để phát triển các chương trình đào tạo. Nhân viên Techcombank tham gia khoảng 900.000 giờ đào tạo trong năm - tương đương với khoảng 70 giờ/nhân viên - thông qua các lớp học trực tuyến, và các chương trình đào tạo tại chỗ.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự hùng hậu là chuyên gia giỏi từ nước ngoài cũng giúp cho cơ hội học hỏi kiến thức mới của cán bộ nhân viên Techcombank luôn phát triển. Ban lãnh đạo đương nhiệm của ngân hàng này gồm 16 người, thì có 7 người là chuyên gia nước ngoài, chiếm hơn 40% nhân sự điều hành. Techcombank cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên thực hiện các chương trình roadshow tìm kiếm nhân tài ở nước ngoài. Năm 2022, Techcombank đã thực hiện tuyển dụng tại Singapore, London [Anh], San Francisco [Mỹ]. Năm 2023, ngân hàng này đã tiếp tục hành trình đến Sydney (Australia) để tuyển dụng nhân tài quốc tế gốc Việt.

CEO Techcombank Jens Lottner cho rằng: "Để biến tầm nhìn và chiến lược thành hiện thực, Techcombank phải có trong tay đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn và giàu nhiệt huyết. Đây là khối tài sản vô giá của ngân hàng mà ban lãnh đạo luôn sẵn sàng đầu tư để phát triển ngân hàng lên tầm cao hơn".

Giải mã “tài sản” vô giá tạo nên thương hiệu Techcombank - Ảnh 5.

Lý giải về "bí kíp Techcombank", bà Nguyễn Thị Lộc - Thường trực Ban Điều hành Miền Nam của Techcombank – cho rằng: "Sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhân viên, bộ phận ngày càng tăng, cộng với niềm tin vào khả năng đạt được mục tiêu lớn, là sức mạnh quan trọng giúp Techcombank có được mức tăng trưởng vượt bậc. Khi bạn tin tưởng vào mục tiêu, lại đồng lòng cùng nhau thực hiện bằng được, sẽ tạo ra một sức mạnh vượt trội".

Giải mã “tài sản” vô giá tạo nên thương hiệu Techcombank - Ảnh 6.

"Nếu nhìn vào quãng thời gian ngắn, người ta thường nói sự thay đổi ngoạn mục về kết quả kinh doanh bắt nguồn từ chiến lược và điều hành. Tuy nhiên, nếu nhìn thời gian dài hơn, 10 năm chẳng hạn, nếu không có một văn hóa tổ chức vững mạnh, ngấm tới từng thành viên làm nền tảng thì việc vững vàng đi qua khủng hoảng, và duy trì sự phát triển bền vững trong dài hạn, là điều không thể", ông Đỗ Tuấn Anh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Techcombank, khẳng định.

Như nhà sáng lập tập đoàn Apple, ông Steve Jobs, từng nói: "Đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra rằng, việc xây dựng một công ty hùng mạnh cần song hành cùng đầu tư cho nền tảng thật vững chắc về tài năng và văn hóa trong công ty. Chỉ có như vậy mới có thể làm ra những sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời".

Và những gì Techcombank đã tích lũy được trên hành trình phát triển 30 năm qua, và để hướng đến tương lai mới vượt trội hơn, chính là thành quả được xây đắp từ văn hóa tổ chức chuyên nghiệp và hiệu quả, sự đầu tư mạnh mẽ cho hành trình chuyển đổi số hóa và dữ liệu không ngừng nghỉ, cùng sự chú trọng cho nhân tài và nhân sự xuất sắc.

Giải mã “tài sản” vô giá tạo nên thương hiệu Techcombank - Ảnh 7.

Hải An

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên