img
Khi ngân hàng số không đơn thuần chỉ là công nghệ - Ảnh 1.
Khi ngân hàng số không đơn thuần chỉ là công nghệ - Ảnh 2.

Trong vòng 1 năm trở lại đây, chuyển đổi số trong ngành ngân hàng được đẩy nhanh hơn nhờ chất xúc tác mang tên Covid-19. Không chỉ những ngân hàng thương mại cổ phần có tiềm lực mạnh mà ngay cả các ngân hàng "hạng bét" trong hệ thống cũng đã tăng tốc trong cuộc đua số hoá. Nhờ vậy, các giao dịch liên quan đến ngân hàng luôn được duy trì thông suốt 24/7, bất chấp dịch bệnh xảy ra khiến không ít các điểm giao dịch ngân hàng phải đóng cửa.

Một báo cáo chuyên đề vừa được Chính phủ công bố trong tháng 10 cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2021, giao dịch qua kênh Internet đạt 435,25 triệu giao dịch với giá trị 22,78 triệu tỷ đồng; tăng tương ứng 54,1% về số lượng và 30,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt tới 1.193,9 triệu giao dịch với giá trị hơn 13,5 triệu tỷ đồng; tăng tương ứng 74,98% về số lượng và 93,69% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Khi ngân hàng số không đơn thuần chỉ là công nghệ - Ảnh 3.

Trong báo cáo trên, Chính phủ nhìn nhận, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công tại Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, được cải thiện đáng kể cả về quy mô, chất lượng thanh toán.

Hiện đã có hơn 90% giao dịch nộp thuế của doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện qua ngân hàng; người dân đã có thể thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với tiền điện trên phạm vi cả nước; 42% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai thanh toán dịch vụ y tế không dùng tiền mặt; 42% số người hưởng và 39% số tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trong toàn quốc chi trả qua tài khoản cá nhân.

Cùng với sự bùng nổ giao dịch các kênh nói trên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo, triển khai nhiều chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn; chính sách miễn, giảm phí, dịch vụ đã góp phần tích cực khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các kênh thanh toán điện tử, hạn chế sử dụng tiền mặt.

Với bản thân các ngân hàng, công cuộc chuyển đổi số đến nay cũng đã cho nhiều nhà băng hái trái ngọt. Đơn cử như MB hiện đã số hoá hoàn toàn hoạt động, bao gồm cả nội bộ lẫn phục vụ khách hàng, tới trên 90%, VIB từ lâu cũng đã không còn giấy tờ trên bàn của lãnh đạo mà chỉ có các thiết bị công nghệ kết nối wifi, HDBank đến nay cũng gần như số hoá hoàn toàn. Nhờ số hoá nhanh, các ngân hàng gần đây đều tăng trưởng mạnh trong tất cả các hoạt động, thậm chí đại dịch Covid-19 xảy ra, nguồn thu từ tín dụng có sụt giảm do các nhà băng phải hi sinh lợi nhuận để hỗ trợ nền kinh tế, giúp khách hàng vượt qua đại dịch, nhưng nguồn thu từ dịch vụ vẫn tăng trưởng tốt. Kết quả là, lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2020 và 9 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt mục tiêu các cổ đông giao phó.

Khi ngân hàng số không đơn thuần chỉ là công nghệ - Ảnh 5.

Là một trong những ngân hàng tiên phong số hóa, từ nhiều năm qua, HDBank đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ, nền tảng thanh toán, bên cạnh việc chuẩn bị 2 yếu tố quan trọng khác là con người và quy trình, tất cả hướng tới sự thuận tiện sử dụng và những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Khi ngân hàng số không đơn thuần chỉ là công nghệ - Ảnh 6.

Sự ra đời của Trung tâm Chuyển đổi số (DTC) vào năm 2020 đánh dấu bước đi mạnh mẽ của ngân hàng trong chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 2021- 2025. Song song với DTC, Khối Công nghệ thông tin & Ngân hàng điện tử cũng đẩy mạnh tuyển dụng nhân sự có thế mạnh về công nghệ lõi như trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, Blockchain, kỹ năng làm việc nhóm và sử dụng tốt ngoại ngữ. Đó là những tiêu chuẩn cần có của đội ngũ cốt cán của các dự án chuyển đổi số tại HDBank, nhất là trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và cả thời kỳ sau dịch bệnh, khi xu hướng Remote Job (làm việc từ xa) đang được HDBank bước đầu triển khai và mang lại hiệu quả tích cực. 

Nhờ vậy, thời gian qua, HDBank đã tăng tốc triển khai số hóa một cách đồng bộ với các dự án trọng điểm như: số hóa hành trình khách hàng tại quầy; số hoá hành trình khách hàng trực tuyến với các công nghệ tiên phong như eKYC, eKYC nâng cao tích hợp xác thực qua video call; số hóa hệ thống truyền thông nội bộ; thu thập dữ liệu lớn; tự động hoá quy trình bằng ứng dụng công nghệ RPA; trợ lý tổng đài ảo (Voice Bot) và Neo Bank Mobile app.

Khi ngân hàng số không đơn thuần chỉ là công nghệ - Ảnh 7.

Song song đó, HDBank cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam trở thành thành viên của Sàn Giao dịch Điện tử Tài trợ Thương mại TradeAssets và tiên phong cung cấp dịch vụ truy vấn giao dịch chuyển tiền quốc tế Swift GPI trên các đồng tiền như USD, GBP, EUR, CHF, AUD, CAD, JPY, THB, NZD, HKD, SGD.

HDBank đã và đang đẩy mạnh số hóa quy trình thực hiện hồ sơ thủ tục với bộ công cụ số toàn diện gồm: eAccount - Mở tài khoản doanh nghiệp online, eCredit - Cấp tín dụng online 24/7, eLC - Thực hiện phát hành L/C trực tuyến, eTT - Chuyển tiền đi quốc tế online, eFX - Bán ngoại tệ online, eFactoring - Bao thanh toán trực tuyến và eDrawdown – Giải ngân vốn vay online.

Chia sẻ thêm về công tác chuyển đổi số ở HDBank, ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc HDBank cho biết, hiện ngân hàng này đã triển khai số hoá truyền thông và phương thức làm việc, tương tác nội bộ với Workplace, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc, kết nối tổ chức, xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong thời gian tới với các hoạt động như: Các buổi Livestream đào tạo, talkshow, họp trực tuyến... Đây là sự đổi mới về phương thức tiếp cận và xử lý thông tin, từ đó giúp thay đổi trong công tác quản trị điều hành. 

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng áp dụng các phương thức làm việc mới với sự hỗ trợ của các công cụ quản lý giúp tăng khả năng ứng biến trong các tình huống làm việc kết hợp nhiều bộ phận, làm việc từ xa (mô hình agile, hệ thống Jira, Confluence….). "Với chúng tôi, thay đổi là sống còn, số hóa là bắt buộc. Số hóa chính là giải pháp trọng tâm để HDBank đạt các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2020 – 2030", ông Thanh khẳng định.

Khi ngân hàng số không đơn thuần chỉ là công nghệ - Ảnh 8.

Trong hơn 30 năm qua, HDBank luôn kiên định với mục tiêu phát triển gắn liền đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội và chất lượng đời sống người dân thông qua những sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện lợi, văn minh. Ngân hàng cũng luôn xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc nhất cho cán bộ nhân viên.

Khi ngân hàng số không đơn thuần chỉ là công nghệ - Ảnh 9.

Còn nhớ, tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba hồi đầu năm 2020, ông Nguyễn Thiện Nhân - ủy viên Bộ Chính trị - khi ấy là bí thư Thành ủy TP.HCM đã đánh giá cao các hoạt động chung tay cùng cộng đồng của HDBank như tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện, chia sẻ khó khăn với nhiều gia đình, bảo trợ Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố, hỗ trợ mổ mắt cho gia đình khó khăn, tặng nhà tình thương… Ông Nhân bày tỏ mong muốn HDBank hãy góp phần kiến tạo hạnh phúc cho mỗi gia đình Việt Nam.

"Hạnh phúc của người dân là mục tiêu cuối cùng trong sự phát triển của đất nước. HDBank trong 10 năm tới hãy phát huy truyền thống, hướng tới tương lai, ngân hàng có chương trình tạo chỗ ở cho 2 triệu dân mới của thành phố, 20 triệu dân mới của Việt Nam, người dân hạnh phúc, gia đình hạnh phúc là quan trọng. Quan tâm hỗ trợ để người dân gia đình hạnh phúc, hãy phát triển tiêu dùng để càng tiêu dùng gia đình càng yên ấm, càng hạnh phúc", ông Nhân đã "giao nhiệm vụ" như vậy cho HDBank.

Thực tế trong thời gian qua, HDBank đã làm tốt "nhiệm vụ" của mình để trở thành ngân hàng hạnh phúc với không chỉ cho cán bộ nhân viên mà cả khách hàng. Những ngày dịch bệnh căng thẳng, HDBank đã chung tay cùng cộng đồng với những đóng góp thiết thực vào công cuộc phòng, chống dịch Covid-19. Tại Tp. Hồ Chí Minh, nơi HDBank đóng trụ sở chính, cũng là nơi tập trung nhiều nhân sự nhất, các cán bộ nhân viên của ngân hàng này còn được tạo điều kiện để luân phiên làm việc, vừa đảm bảo hệ thống vận hành thông suốt, vừa chăm lo được sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Hay, trong quá trình chuyển đổi số, HDBank không những đẩy nhanh chuyển đổi số, là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai tự động hóa hoạt động, mà còn giữ vững "sứ mệnh" Ngân hàng hạnh phúc của mình để xây dựng nên Ngân hàng số hạnh phúc. Happy Digital Bank ứng dụng công nghệ hiện đại vào hành trình trải nghiệm của khách hàng với các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, thiết thực, là một trong những thành tựu chuyển đổi số tiêu biểu của HDBank năm 2021, đóng góp cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và mang đến lợi ích số hóa dành gần 11 triệu khách hàng.


Ánh Dương
Linh Yoo
Theo Trí Thức Trẻ10/2021

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên