Kết quả khảo sát của các Tổ chức nghiên cứu nghề nghiệp chỉ ra rằng, hàng không luôn là ngành có mức thu nhập cao trong top đầu tại Việt Nam. Báo cáo từ các hãng bay cũng cho biết, năm 2018, mức lương của phi công nằm trong khoảng từ 100 – 180 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào giờ bay và thâm niên.
Mức thu nhập hấp dẫn này không chỉ xuất phát từ lý do công việc đặc thù đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe mà còn bởi sự thiếu hụt nhân sự phi công tại Việt Nam trong bối cảnh ngành hàng không đang tăng trưởng mạnh mẽ suốt một thập kỷ qua. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), chỉ trong giai đoạn 2016-2021, khách du lịch hàng không của Việt Nam đạt mức tăng trưởng kép lên tới 17,4% - đứng đầu Đông Nam Á. WB cũng dự báo mức tăng trưởng đến năm 2020 của ngành hàng không đạt trên 20%.
Năm 2018, mức lương của phi công Việt Nam nằm trong khoảng từ
tùy thuộc vào giờ bay và thâm niên
Trước cơ hội phát triển, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, thị trường đã chứng kiến sự ra đời của 3 doanh nghiệp hàng không mới, chưa kể đến kế hoạch thành lập hãng hàng không của một công ty du lịch và tốc độ mở rộng mạnh mẽ của các hãng hàng không cũ. Điều này báo trước sẽ tạo nên một sức cầu “khủng khiếp” đối với nhân sự lái máy bay. Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận định, các hãng hàng không Việt Nam muốn phát triển ổn định, bền vững thì phải có tỷ lệ phi công nội địa càng nhiều càng tốt.
Nhưng nếu bỏ qua những con số kim tiền mà người ta vẫn thường trầm trồ khi nhắc đến phi công thì đó vẫn là một nghề nghiệp “trong mơ” với đầy đủ những yếu tố hấp dẫn về giá trị tinh thần.
Nghề phi công gắn với ước mơ chinh phục giới hạn bay của loài người. Nó vừa mơ mộng, vừa mạnh mẽ, giàu đam mê và đầy cảm giác chinh phục thử thách. Những người phi công luôn tự hào khi “cầm cương” được một trong những phương tiện vận chuyển tối tân nhất của nhân loại và ở vị trí của họ, khung cảnh hùng vĩ của bầu trời nhìn từ trong buồng lái là phần thưởng mà không phải ai cũng được trải nghiệm.
Các phi công có cơ hội đi khắp mọi nơi, khám phá thế giới để mở rộng hiểu biết, tư duy. Phi công luôn hiện lên là một hình tượng nghề nghiệp nghiêm túc, chuyên nghiệp và đẳng cấp
Nghề phi công không chỉ đòi hỏi tiêu chuẩn “vòng loại” khá cao về ngoại hình, sức khỏe và trình độ tiếng Anh mà còn là một bài toán tiền tỷ về chi phí học tập.
Hiện nay, một trường đào tạo phi công tại Việt Nam đang cung cấp khóa học phi công cơ bản trong thời gian 20 tháng, chia làm 3 giai đoạn với tổng học phí từ 1,7 tỷ đồng. Trong đó, khóa học lý thuyết ATP (Airline Transport Pilot – Lý thuyết phi công vận tải hàng không) trong nước hết 134 triệu đồng; chi phí học huấn luyện bay ở nước ngoài từ 63.000 - 72.000 USD. Sau đó, học viên sẽ về Việt Nam học phối hợp tổ bay trên buồng lái với chi phí 99 triệu đồng.
Nhưng ngoài khoản học phí này, để ngồi được lên buồng lái tàu bay, học viên phải chi thêm số tiền không nhỏ để học chuyển loại, tức học lái các loại máy bay phù hợp với nhu cầu của từng hãng Hàng không (có thể trên 1,5 tỷ đồng). Tổng chi phí từ khi học tới khi ra làm việc có thể từ 3,5 đến 4 tỷ đồng.
Chi phí để trở thành phi công tại Vinpearl Air là
Bỏ ra số tiền lớn như vậy, có xứng đáng?
Tại Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không của công ty hàng không mới thành lập Vinpearl Air, chi phí đào tạo thấp hơn 25-30% so với thị trường theo chương trình đào tạo phi công phi lợi nhuận. Theo đó, chi phí để trở thành phi công tại đây là 2,82 tỷ đồng (120.000 USD), được hỗ trợ từ các chương trình cho vay tại ngân hàng Vietcombank.
Mặc dù phi công là một công việc tuyệt vời, nhưng bỏ ra một số tiền lớn như vậy để học tập, liệu có xứng đáng?
Làm một phép tính, sau 26 tháng đào tạo (tức hơn 2 năm), một học viên phi công đã có thể bắt đầu công việc và hưởng lương từ hãng hàng không với mức thu nhập khởi điểm cao hơn nhiều so với những cử nhân hay kỹ sư vừa hoàn thành 4 năm trên giảng đường đại học. Và sau 1,5 năm đi làm tích lũy đủ 1.500 giờ bay, mức lương của phi công đã lên tới con số 100 triệu đồng/tháng. Trong những năm đi làm tiếp theo, khả năng tăng thu nhập vẫn rộng mở khi thâm niên, kinh nghiệm tăng lên, cũng như cơ hội phát triển nghề nghiệp từ triển vọng của thị trường hàng không trong nước và quốc tế.
Một công việc thu nhập cao, được ngưỡng mộ, tạo dựng nhiều giá trị cho xã hội như phi công cũng đi cùng với một cuộc đời có ý nghĩa. Và trên hết, ước mơ chinh phục bầu trời đã được hiện thực hóa, đam mê thử thách của một con người được thỏa mãn. Đó là điều xứng đáng hơn bất kỳ điều gì.
Số tiền tỷ để trở thành phi công khiến cho nghề này được gọi là nghề cho người giàu. Có lẽ đó cũng là một trở ngại để nhiều người Việt Nam trẻ – dù đam mê – nhưng không thể học tập và theo đuổi nghề phi công.
Nhưng khi Vingroup tham gia thị trường hàng không, với tầm nhìn dài hạn, họ bắt tay ngay vào việc giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân sự bằng việc thành lập một trường đào tạo phi công cơ bản. Vinpearl Air – nơi mà ngay từ đầu đã xác định xây dựng một chương trình đào tạo phi lợi nhuận, cũng luôn có giải pháp để đem cơ hội đến cho những người có ước mơ.
Điều “đặc biệt” đầu tiên , theo thông báo của Vinpearl Air, bài toán tài chính có thể giải quyết khi tất cả các học viên sẽ được ngân hàng cho vay tới 75% - 85% học phí, học viên có thể được ân hạn trả gốc đến 26 tháng và trả dần khi bắt đầu đi làm. Vietcombank đã xây dựng 3 gói cho vay với 6 phương án để đồng hành cùng Vinpearl Air trong việc hỗ trợ các học viên.
Tất cả các học viên sẽ được
ngân hàng
ân hạn trả gốc đến 26 tháng
và trả dần khi bắt đầu đi làm
Điều đặc biệt thứ 2 là các học viên nghèo được hưởng chính sách đặc biệt. Theo đó, Vingroup đứng ra bảo lãnh cho các học viên nghèo vay ngân hàng, được hỗ trợ 100% lãi vay trong thời gian học là 26 tháng. Những trường hợp học viên thuộc diện gia đình chính sách, nghèo (là thành viên gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và là thành viên của hộ nghèo) ngoài việc Vingroup đứng ra bảo lãnh, sẽ được hỗ trợ kinh phí lên đến 50.000 USD/học viên, trong đó một phần sẽ được trích để trả lãi ngân hàng, một phần được trừ vào học phí phải đóng. Đồng thời, Vinpearl Air cũng tài trợ khóa đào tạo tiếng Anh trị giá 100 triệu đồng trong 9 tháng cho những học viên thuộc diện này và đã đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển sinh đầu vào còn lại.
Chính sách hỗ trợ các học viên nghèo thể hiện tư tưởng nhân văn của Vingroup khi tạo ra cơ hội “đổi đời” cho những bạn trẻ khó khăn nhưng biết ước mơ và nỗ lực phấn đấu vì ước mơ. Đồng thời, chính sách này cũng sẽ xóa bỏ định kiến cho rằng sinh ra trong những gia đình có điều kiện mới có thể trở thành phi công.
Điều đặc biệt thứ 3 , để tạo điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn về tiếng Anh cho những ứng viên, ngay đầu tháng 10/2019, Vinpearl Air sẽ khai giảng khóa đầu tiên đào tạo tập trung tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao cho học viên khóa 1 tại 4 điểm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Tĩnh. Đầu vào là các học viên với trình độ tiếng Anh khác nhau nhưng đầu ra cần có là IETLS 5.5 hoặc TOEIC 600, nhằm đảm bảo điều kiện đi học phi công tại nước ngoài. Thời gian đào tạo từ 1-9 tháng tùy đối tượng. Các bạn trẻ đang học THPT có thể đăng ký tham gia từ bây giờ, để có bước chuẩn bị vững chắc, tự tin làm học viên phi công khi đủ 18 tuổi.
Việc tổ chức khóa học tiếng Anh cho thấy cách tiếp cận bài bản đi từ gốc rễ trong hoạt động đào tạo của Vinpearl Air khi vừa “ươm mầm” cho thế hệ trẻ từ bậc trung học phổ thông, vừa xây dựng cộng đồng các bạn trẻ có cùng ước mơ bay. Cộng đồng này được Vinpearl Air hướng nghiệp, tạo điều kiện tiếp xúc với những người có tâm với nghề để truyền cảm hứng và động lực cho “mầm non”.
Một điều đặc biệt nữa tại Vinpearl Air là sau khi tốt nghiệp, các học viên phi công được đảm bảo tiếp nhận nhưng không bắt buộc phải làm việc tại đây. Học viên hoàn toàn có thể hiện thực hóa ước mơ trở thành phi công quốc tế sau quá trình đào tạo. Đánh giá một cách khách quan thì đây là chương trình phi lợi nhuận tốt nhất thị trường để “Biến ước mơ bay thành hiện thực”. Và như vậy, Vinpearl Air không chỉ đào tạo phi công cho Việt Nam mà còn trở thành nhà xuất khẩu phi công ra thế giới.
Trong một bài phỏng vấn báo chí, một chuyên gia trong ngành chia sẻ: “Huấn luyện phi công cơ bản là lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận mỏng. Lợi nhuận trường bay ở các nước đã thấp và ở Việt Nam càng thấp hơn do những yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng với đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay của hàng không Việt Nam, một trường phi công chắc chắn chưa đủ để cung ứng cho nhu cầu thị trường. Chúng ta cần phải có nhiều trường và đặc biệt cần những người tiên phong vì đây là lĩnh vực chưa có tiền lệ, đường mòn để đi theo.” Vinpearl Air chính là người tiên phong như thế.
Sau khi tốt nghiệp, các phi công được đảm bảo
phải làm việc tại Vinpearl Air
Vinpearl Air cho biết, học viên trúng tuyển sẽ được đào tạo cơ bản 12 tháng tại một trong các học viện đào tạo tại Mỹ hoặc Australia và huấn luyện chuyển loại 14 tháng tại Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air. 3 học viện đào tạo đối tác của Vinpearl Air là AVIATOR COLLEGE, AAPA và CAE.
Trong đó, AVIATOR COLLEGE nằm tại Fort Pierce, Florida, Mỹ - Cách Miami 2 giờ lái xe. Chương trình đào tạo tại đây là chuẩn FAA và học viên sẽ bay huấn luyện trên Cessna172, Piper PA28-161, PA28-181, Duchess BE76.
AAPA nằm tại Waga Waga, Úc - Cách Sydney 500km và Canbera 250km. Trường cung cấp chương trình đào tạo CASA và bay huấn luyện trên PA28-161, Piper Seminole PA44, Cessna 310. CAE có các cơ sở tại Úc (Homebush, Sydney) và Mỹ (Phoenix, Arizona), đào tạo theo chuẩn EASA và bay huấn luyện trên Diamond DA20, DA 40, DA42. Tất cả các trường đều có ký túc xá.
Học viên trúng tuyển sẽ được đào tạo
cơ bản 12 tháng tại một trong các
và huấn luyện chuyển loại 14 tháng tại
Sau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ được cấp chứng chỉ phi công tiêu chuẩn quốc tế CAAV, FAA và CASA, có cơ hội học liên thông lên Đại học chuyên ngành Quản trị Hàng không – và như đã nói đến ở trên – được đảm bảo cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, nhưng không bắt buộc phải làm việc cho Vinpearl Air
Với một lộ trình đào tạo chuyên nghiệp cùng đầu ra được đảm bảo, những phi công tương lai đều có chung một cảm nhận rõ ràng và tươi sáng về hiện thực công việc trong tầm tay.
Trong năm đầu tiên, Vinpearl Air dự kiến tuyển sinh lên tới 400 học viên. Vượt qua 9 bước, các phi công tương lai có thể chạm đến ước mơ của mình. Cụ thể quy trình tuyển sinh như sau:
Với chương trình đào tạo phi công cơ bản, quá trình tuyển sinh gồm 4 vòng: Hồ sơ, kiểm tra tiếng anh, ADAPT test và phỏng vấn.
Với bài kiểm tra tiếng anh, các ứng cử viên sẽ tham gia một bài test tương tự như Toeic được thực hiện trên máy tính.
ADAPT Test nhằm đánh giá khả năng thích ứng và tố chất làm phi công của các ứng cử viên với bài thi gồm 8 phần: Advanced PQ, Maths, Physics, Cognitive Reasoning, English, Fast, Coordination, Fixed wing 1 &2. Thời gian từ 3h-4h tùy thuộc vào khả năng của từng ứng viên.
Thí sinh sẽ trải qua một buổi
cũng như động lực, thái độ của
ứng viên đối với nghề phi công
Cuối cùng, thí sinh sẽ được phỏng vấn trực tiếp với hội đồng tuyển chọn. Lưu ý, trước buổi phỏng vấn, thí sinh sẽ được chụp ảnh và điền vào mẫu phỏng vấn. Buổi phỏng vấn sẽ diễn ra từ 5-10 phút nhằm xác định niềm đam mê, kiến thức về ngành hàng không cũng như động lực, thái độ của ứng viên đối với nghề phi công, được ghi hình để làm tư liệu và tra cứu.
Bản báo cáo phỏng vấn sẽ đánh giá các kỹ năng sau của thí sinh:
- Ngoại ngữ: Đọc hiểu, phát âm, từ vựng.
- Kiến thức nền: Tổng quan về ngành hàng không và tư duy logic.
- Thái độ và tố chất: Động lực, khả năng tương tác, sự trung thực, tự tin, tố chất phù hợp với nghề phi công.
Hội đồng tuyển chọn sẽ tổng hợp ý kiến của các giám khảo để đưa ra nhận xét chung và quyết định ứng viên là học viên trúng tuyển. Sau khi kết thúc họp hội đồng tuyển sinh, kết quả sẽ được thông báo đến các ứng cử viên và công bố danh sách trúng tuyển.
Để đăng ký dự tuyển, học viên truy cập tại đây