img
Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 1.

Ngày nay, yêu cầu về "xanh hóa" đang được cụ thể hóa qua các chính sách như các sắc thuế, chính sách với nhà sản xuất, người tiêu dùng, cùng các biện pháp giảm thiểu phát thải carbon và sử dụng công nghệ sạch. Do đó, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để không bị loại trừ ra khỏi xu hướng này.

Tại Việt Nam, theo khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với hơn 10.000 doanh nghiệp trên cả nước, có đến 56% doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội từ biến đổi khí hậu, 17% cho rằng đây là cơ hội để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đang phải đối diện với không ít thách thức trong quá trình chuyển đổi xanh này. Theo GS. TSKH Nguyễn Mại, Việt Nam là một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp nên còn gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi xanh khi thể chế, chính sách phát triển xanh chưa được hoàn thiện. Đồng thời thói quen sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội cũng là một rào cản lớn vì dù đã có chuyển biến nhưng chưa bắt kịp với thế giới. Tuy nhiên, một số chuyên gia khác trong ngành Tài nguyên Môi trường cũng cho rằng, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh có thể mang về ngay lợi nhuận, tác động tích cực vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về môi trường và xã hội.

Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 2.

Nhận thức được rõ cơ hội và thách thức trên, tiên phong phát triển bền vững tại khu vực ASEAN, Tập đoàn SCG và các công ty thành viên tại Việt Nam đã áp dụng mô hình ESG 4 Plus trong quản trị với 4 hướng tiếp cận chính:

Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 3.

Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 4.

Minh chứng cho sự nỗ lực của tập đoàn, mới đây, SCG đã được công nhận là Top 1% trong Đánh giá tính bền vững doanh nghiệp toàn cầu của S&P tại sự kiện Lễ vinh danh Niên giám bền vững toàn cầu S&P 2024 tại Bangkok. Ở giải thưởng này, SCG là công ty đầu tiên ở ASEAN được chọn vào Chỉ số Bền vững Dow Jones Indices (DJSI) kể từ khi Niên giám Phát triển Bền vững ra đời vào năm 2004, và liên tiếp đạt được trong 20 năm, phản ánh vai trò dẫn đầu lâu dài của công ty về phát triển bền vững (ESG).

Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 5.

Cuộc đua 'xanh' không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn là một trong những yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp khẳng định vị thế trong tương lai. Trên lộ trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 và phát triển xanh, SCG và các công ty thành viên đã không ngừng đầu tư vào đổi mới sáng tạo và công nghệ để chuyển đổi quy trình sản xuất, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu thô cũng như duy trì giá trị nguồn tài nguyên thông qua việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Các nỗ lực cũng được thực hiện nhằm tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo hoặc nhiên liệu thay thế.

PRIME GROUP, thuộc mảng SCG Décor, nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh trang trí bề mặt và phòng tắm, có bốn công ty thành viên đã được công nhận trong Top 100 Công ty Bền vững (CSI) năm 2023. Thành tựu này nêu bật cam kết của PRIME GROUP đối với sự phát triển bền vững, đặc biệt liên quan đến các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn. Chương trình Chỉ số bền vững doanh nghiệp (CSI) cho năm 2023 đặt trọng tâm đáng kể vào những tiến bộ trong lĩnh vực này và các sáng kiến do PRIME GROUP thực hiện rõ ràng phù hợp với những nguyên tắc trên. Hơn nữa, khả năng của PRIME GROUP trong việc tích hợp các cân nhắc về môi trường, xã hội và quản trị minh bạch (ESG) vào các quyết định kinh doanh của mình được củng cố nhờ chiến lược ESG 4 Plus của SCG. Chiến lược toàn diện này thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu chung như đạt được Net Zero, sống xanh, giảm bất bình đẳng, nắm bắt sự hợp tác và duy trì các nguyên tắc quản trị mạnh mẽ.

Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 6.

Cũng là một công ty thành viên thuộc tập đoàn SCG, Ngói Bê Tông SCG (Việt Nam) đã đạt được những thành tựu lớn trong quá trình vận hành ESG 4 Plus chú trọng vào việc mục tiêu Giảm phát thải ròng bằng không. Ngói màu SCG là sản phẩm không nung nên hạn chế tối đa việc phát thải khí thải ra môi trường. Doanh nghiệp này đã thực hiện nhiều cải tiến liên quan đến giảm lãng phí các nguyên vật liệu bằng việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế và bổ sung như sử dụng phụ phẩm của nhà máy sản xuất đá Limestone, thay thế được khoảng 7% nguyên liệu cát sạch. Đồng thời, trong quá trình sản xuất và đóng khuôn phế phẩm (sản phẩm lỗi, hoặc vụn trong dây chuyền), vữa bê tông được thu hồi và tái sử dụng, nên cuối quy trình sản xuất hầu như không tạo ra hàng thải. Trở thành doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang ngành vật liệu xây dựng ít carbon, nhà máy Ngói đầu tiên vừa đạt chứng nhận Nhãn Xanh Singapore, chứng nhận sản phẩm an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Công ty cũng được vinh danh là "Doanh nghiệp tiên phong xây dựng giá trị Đa dạng, Công bằng và Bao trùm" thuộc giải thưởng mới của chương trình CSI 2023.

Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 7.

Minh chứng cho chiến lược ESG 4 Plus của SCG được triển khai đồng bộ, nhất quán ở tập đoàn còn được thể hiện qua dự án hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam - Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP). Hóa dầu Long Sơn luôn đầu tư công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường trong tất cả các giai đoạn vận hành. Dự án đã trang bị hệ thống xử lý nước thải sinh học theo tiêu chuẩn quốc tế với công suất nhân đôi, đồng thời lắp đặt hệ thống kiểm soát chất lượng nước xả thải trực tuyến gồm 2 lớp để đảm bảo chất lượng nước thải đã qua xử lý trước khi thải ra môi trường.

Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 8.

Minh chứng cho chiến lược ESG 4 Plus của SCG được triển khai đồng bộ, nhất quán ở tập đoàn còn được thể hiện qua dự án hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam - Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP). Hóa dầu Long Sơn luôn đầu tư công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường trong tất cả các giai đoạn vận hành. Dự án đã trang bị hệ thống xử lý nước thải sinh học theo tiêu chuẩn quốc tế với công suất nhân đôi, đồng thời lắp đặt hệ thống kiểm soát chất lượng nước xả thải trực tuyến gồm 2 lớp để đảm bảo chất lượng nước thải đã qua xử lý trước khi thải ra môi trường.

Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 9.

Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 10.

Để truyền cảm hứng chuyển đổi xanh, phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, SCG và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái đã tích cực hợp tác với Chính phủ và khối doanh nghiệp tư nhân trong việc thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn từ cấp quốc gia đến cấp địa phương. SCG là một trong những doanh nghiệp tiên phong, cam kết đầu tư hơn 47.000 tỷ đồng đến năm 2030 để cải thiện quy trình sản xuất, phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh ít phát thải carbon,...

Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 11.

Tiêu biểu, SCG hợp tác thường niên với Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) để tổ chức Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn. Đây là cơ hội để các bên cùng chia sẻ và thảo luận kinh nghiệm triển khai sáng kiến phát triển bền vững tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy tham gia xây dựng nền kinh tế xanh. Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam năm 2023 đánh dấu cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên Kế hoạch hành động quốc gia về Kinh tế Tuần hoàn (NAPCE) được đệ trình lên các lãnh đạo Chính phủ cùng các bên liên quan. Sự kiện hướng đến phổ biến NAPCE, nâng cao nhận thức và thu hút sự ủng hộ của các bên trong việc triển khai kế hoạch này.

Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 12.

Ngoài ra, LSP đã thành công trong việc thí điểm và bàn giao Mô hình phân loại rác tại nguồn – mô hình dân cư và mô hình trường học tại xã Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những dự án này đều được thực hiện trong khuôn khổ Hợp tác Công Tư (PPC) mà SCGC và LSP đã cùng với Bộ Tài nguyên, Dow Việt Nam và Unilever Việt Nam ký kết nhằm xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam. LSP cũng đã được lựa chọn làm đối tác phối hợp trong việc thiết kế xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn để triển khai tại trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nếu thành công, mô hình này sẽ được đề xuất áp dụng để triển khai nhân rộng trong khu Trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và trụ sở của các đơn vị trực thuộc Sở.

Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?- Ảnh 13.

SCG tích hợp những mục tiêu ESG vào chiến lược và hoạt động kinh doanh. Cam kết này chính là ADN của cả tập đoàn và được tái khẳng định thông qua những báo cáo và chia sẻ rõ ràng, minh bạch với các đối tác. Thông qua những nỗ lực chung, tập đoàn SCG và các công ty thành viên cùng nhau phát triển, hướng đến tăng trưởng xanh dài hạn, cũng như đảm bảo những nỗ lực phát triển bền vững, tạo tiền đề cho một tương lai tốt đẹp và thịnh vượng hơn.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên