img
Khởi đầu chiến lược mới, MB sẵn sàng chinh phục mục tiêu Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu - Ảnh 1.

Năm 2021, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, ngành ngân hàng vừa chung tay hỗ trợ cộng đồng, đồng hành cùng khách hàng vượt qua đại dịch, vừa nỗ lực vươn lên và vẫn đạt kết quả kinh doanh ấn tượng. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) là một trong những ngân hàng tiên phong, tích cực hỗ trợ khách hàng và kinh doanh hiệu quả. 

Bước sang năm 2022, dự đoán nền kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, các ngân hàng cũng đang đề ra chiến lược bứt tốc toàn diện. Là một tập đoàn tài chính hàng đầu với hệ sinh thái phủ rộng khắp các lĩnh vực, MB Group đã công bố chiến lược trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu, vào TOP 3 thị trường về hiệu quả và hướng đến TOP đầu khu vực châu Á. 

Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, Thượng tướng Lê Hữu Đức - Nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Chủ tịch HĐQT MB đã có những chia sẻ về thành quả của giai đoạn 2017-2021 và chiến lược phát triển MB Group năm 2022 cũng như các năm tiếp theo.

Khởi đầu chiến lược mới, MB sẵn sàng chinh phục mục tiêu Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu - Ảnh 2.

MB vừa hoàn thành chiến lược giai đoạn 2017-2021. Đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, MB đã khắc phục khó khăn và thu về những thành quả như thế nào, thưa ông?

MB đã lựa chọn một chiến lược dài hơi trong 5 năm vừa qua, tầm nhìn trở thành ngân hàng thuận tiện nhất, hướng tới khách hàng, phấn đấu "Số 1 về Ngân hàng số, nằm trong TOP 3 Ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam". Dù phải chịu tác động của dịch COVID-19 trong ba năm, song với quyết tâm cao, hướng đến sứ mệnh "vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng", toàn hệ thống MB đã triển khai đồng loạt 4 chuyển dịch then chốt, nhanh chóng biến thách thức thành cơ hội. Kết quả là, tổng kết chiến lược 5 năm (2017-2021), MB đã đạt được những thành công vượt mong đợi, hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao phó, thể hiện qua những chỉ số trọng yếu nhất về sức khỏe doanh nghiệp.

MB hoàn thành trước hạn 100% các mục tiêu chiến lược đề ra, tiêu biểu như chuyển đổi số tập đoàn, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của các công ty thành viên, nâng cao quan hệ khách hàng, với hai nền tảng là quản trị rủi ro vượt trội và năng lực thực thi nhanh.

MB đạt mục tiêu "TOP 5 về hiệu quả kinh doanh và an toàn", vượt mục tiêu về lợi nhuận đạt TOP 4. Quy mô khách hàng đạt 13 triệu. Lợi nhuận tập đoàn đạt 16.527 tỷ đồng, tăng gấp 4,53 lần 2016. Các chỉ tiêu hiệu quả như tỷ lệ nợ xấu (riêng ngân hàng) ở mức 0,68%, CIR 33,06% (giảm 5% so với 2020), thuộc TOP đầu thị trường.

Khởi đầu chiến lược mới, MB sẵn sàng chinh phục mục tiêu Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu - Ảnh 3.
Khởi đầu chiến lược mới, MB sẵn sàng chinh phục mục tiêu Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu - Ảnh 4.

Có được kết quả này, theo đánh giá của ông, là nhờ những yếu tố nào? 

Kết quả này đến từ 5 yếu tố chính: 

Một là, khả năng thích ứng nhanh chóng với đại dịch COVID-19. MB đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp kinh doanh linh hoạt trong điều kiện COVID-19, vừa thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng, vừa đẩy mạnh phát triển tín dụng và thu dịch vụ vào các ngành, lĩnh vực ổn định và ít chịu tác động của dịch. 

Hai là, MB triển khai các giải pháp điều hành đồng bộ, tinh chỉnh lại hệ thống để mang lại hiệu quả cao hơn, tiết kiệm chi phí. Có thể kể đến như: Ứng dụng mô hình thẩm định và phê duyệt tự động cho hơn 15% hồ sơ phát sinh, triển khai RPA cho 53 quy trình... để tối ưu 70-80% nguồn lực cho một số nhóm việc thủ công. 

Chúng tôi cũng triển khai năm sáng kiến chuyển đổi số với đối tác IBM cùng 22 dự án trọng điểm. 

Ba là, MB đã triển khai các giải pháp, ứng dụng nhiều mô hình tiên tiến trong hoạt động quản trị rủi ro, MB là một trong những ngân hàng đạt tiêu chuẩn Basel II sớm nhất tại Việt Nam; Tỷ lệ nợ xấu từ 1,33% năm 2016 với quỹ dự phòng rủi ro 100%, đến nay tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,68% (nợ xấu hợp nhất của toàn Tập đoàn dưới 1%), với tỷ lệ dự phòng rủi ro tới 349% nằm trong TOP các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao nhất. Bên cạnh đó, MB đã chủ động thiết lập nhóm nghiên cứu và triển khai Basel III nhằm cập nhật, ứng dụng các chuẩn mực mới.

Khởi đầu chiến lược mới, MB sẵn sàng chinh phục mục tiêu Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu - Ảnh 5.

Bốn là, trong 5 năm vừa qua, các công ty thành viên (CTTV) của MB đã có nhiều sự chuyển biến: MB đã trở thành Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng với Ngân hàng MB là trung tâm và 6 CTTV hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, quản lý quỹ, quản lý nợ và khai thác tài sản, tài chính tiêu dùng. Trong năm 2021 vừa qua, lợi nhuận của các công ty thành viên đạt khoảng 2.262 tỷ đồng, đóng góp 15% lợi nhuận trước thuế cho Tập đoàn; Mô hình quản trị - điều hành của CTTV được chú trọng, cải tiến không ngừng để tiệm cận với các thông lệ tiên tiến trên thế giới. 

Yếu tố thứ năm và cũng là yếu tố vô cùng quan trọng, đó là sự chỉ đạo sát sao, sự đồng hành và hỗ trợ tích cực của Quân ủy TW, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý, đối tác, cổ đông, bạn hàng, và sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm cao của các cán bộ nhân viên MB trên toàn hệ thống. Đó là nền tảng vững chắc giúp MB chinh phục mục tiêu thách thức trong giai đoạn qua. 

Những đổi mới quan trọng nhất của chiến lược 5 năm vừa qua ở MB là gì, thưa ông?

Khởi đầu chiến lược mới, MB sẵn sàng chinh phục mục tiêu Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu - Ảnh 6.
Khởi đầu chiến lược mới, MB sẵn sàng chinh phục mục tiêu Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu - Ảnh 7.

Chúng tôi đã xây dựng và triển khai thành công 2 nền tảng App MBBank dành cho KHCN, BIZ MBBank dành cho KHDN, triển khai mô hình SmartBank, thu hút được hơn 6,3 triệu khách hàng mới. MB ứng dụng hệ thống công nghệ sâu rộng trong các hoạt động của Ngân hàng, triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các dự án công nghệ hiện đại như đã nêu ở trên. MB đã triển khai 22 dự án chiến lược theo 5 nhóm sáng kiến: (i) bán hàng thông minh, (ii) vận hành thông minh, (iii) dữ liệu & tài chính thông minh, (iv) quản trị rủi ro thông minh, (v) công nghệ thông minh và linh hoạt. Tính đến hết năm 2021, giao dịch trên kênh số của MB chiếm trên 92% tổng giao dịch, tương đương với các Ngân hàng TOP đầu trong khu vực châu Á. 

Dịch COVID-19 tạo nên những thách thức lớn cho nền kinh tế, song cũng là thời cơ "vàng" để các doanh nghiệp tăng tốc, triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ. Với nền tảng công nghệ, tài chính vững vàng, MB vượt qua những thách thức của đại dịch COVID-19 một cách ấn tượng khi liên tục tăng trưởng về hiệu quả và mọi mặt hoạt động. MB đã đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ trong nội bộ, và xây dựng hệ sinh thái đa dạng giúp kết nối nhiều triệu khách hàng của toàn hệ thống thông qua các nền tảng số.

Khởi đầu chiến lược mới, MB sẵn sàng chinh phục mục tiêu Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu - Ảnh 8.

Giai đoạn 2022-2026 MB đề ra chiến lược gì thưa ông và Ngân hàng sẽ làm gì để hiện thực hoá chiến lược đó?

MB xác định phương châm là "Tăng tốc số - Hấp dẫn khách hàng - Hiệp lực Tập đoàn - An toàn bền vững" cùng tầm nhìn MB "Trở thành doanh nghiệp số, Tập đoàn Tài chính dẫn đầu".

Để phục vụ tầm nhìn mới của MB Group trong 5 năm tới, MB phối hợp với McKinsey - đơn vị tư vấn chiến lược cho MB. Theo đó, MB sẽ dồn toàn lực hiện thực hóa mục tiêu "TOP 3 thị trường về hiệu quả, hướng đến TOP đầu châu Á", giữ vững tôn chỉ "Thượng tôn pháp luật".

Khởi đầu chiến lược mới, MB sẵn sàng chinh phục mục tiêu Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu - Ảnh 9.

Theo đó, MB sẽ triển khai các chương trình hoạt động cụ thể cho chiến lược giai đoạn mới:

Một là, triển khai các mô hình kinh doanh mới, năng động hơn, sâu sắc hơn đối với khách hàng trong 3 phân khúc: Bán lẻ (KHCN), SME, CIB, tiếp tục phát huy hiệu quả của Khối Treasury…

Hai là, triển khai mô hình kinh doanh số, thông qua các giải pháp kết hợp chặt chẽ với các đối tác lớn, uy tín; phát huy văn hóa Agile trong triển khai sản phẩm, vận hành Nhà máy số.

Ba là, đầu tư mạnh mẽ để phát triển công nghệ, hợp nhất dữ liệu Tập đoàn. HĐQT đã quyết định đầu tư thêm 250 triệu USD cho các hệ thống công nghệ, và các sáng kiến Chiến lược mới; bên cạnh việc tiếp tục triển khai các giải pháp, sáng kiến hiện nay. Như vậy trong giai đoạn tới, hàng năm MB tiếp tục chi 50-60 triệu USD cho hệ thống, cho công nghệ, đây là quy mô đầu tư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

Bốn là, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng lưới theo định hướng thông minh hơn, năng động hơn với phương châm nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng năng suất lao động của đội ngũ kinh doanh thông qua công nghệ.

Năm là, tích hợp và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Tập đoàn, thống nhất, tối ưu nguồn lực MB và các CTTV, có nhiều sản phẩm Tập đoàn để tạo ra các giá trị vượt trội của MB Group dành cho khách hàng.

Sáu là, MB tiếp tục triển khai, tích hợp các giá trị mới đối với các giải pháp chiến lược giai đoạn 2017-2021 về: Mô hình tổ chức, Quản trị - Điều hành Tập đoàn theo thông lệ quốc tế tiên tiến, Quản trị rủi ro thông minh, Thẩm định - phê duyệt tín dụng, Vận hành thông minh, Quản lý hiệu quả các CTTV.

Bảy là, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, thu hút phát triển nhân tài trên quy mô Tập đoàn, là nguồn lực quan trọng, quý giá để MB thực hiện thành công chiến lược giai đoạn mới.

Khởi đầu chiến lược mới, MB sẵn sàng chinh phục mục tiêu Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu - Ảnh 10.

Năm 2022 là năm đầu tiên trong giai đoạn phát triển mới, Hội đồng quản trị MB xác định vai trò của năm nay như thế nào và đặt mục tiêu ra sao? 

Để hiện thực hóa chiến lược giai đoạn mới, MB phấn đấu đạt một số chỉ tiêu chiến lược trọng yếu với quy mô 20 triệu khách hàng, tăng trưởng lợi nhuận kép đạt tối thiểu 23%/năm, các chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả phấn đấu TOP 3 thị trường.

Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gia tăng, tiềm ẩn nhiều thách thức sau đại dịch COVID-19, HĐQT, Ban kiểm soát, Ban điều hành MB quyết tâm nỗ lực, không ngừng tăng trưởng, triển khai các giải pháp linh hoạt, sáng tạo để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ MB, gia tăng trải nghiệm, hấp dẫn khách hàng để hoàn thành mục tiêu chiến lược giai đoạn 2022-2026, khẳng định vị thế tiên phong của MB trong chuyển đổi số ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam.

Năm 2022, MB đặt ra mục tiêu thách thức cao ngay từ năm đầu tiên của chiến lược giai đoạn mới. Theo đó, MB phấn đấu tăng trưởng khoảng 15% về tổng tài sản, vốn điều lệ tăng 24%, tín dụng tăng 16% theo giới hạn nới room của NHNN, huy động vốn tăng trưởng đảm bảo nhu cầu kinh doanh, phấn đấu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu tương đương năm 2021 ở mức dưới 1,5%, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 23%.

Khởi đầu chiến lược mới, MB sẵn sàng chinh phục mục tiêu Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu - Ảnh 11.

Là một Tập đoàn phát triển lớn mạnh không ngừng trong nhiều lĩnh vực, với ông, cái khó của những người làm công tác quản trị tại MB Group là gì? 

Đối với tất cả các doanh nghiệp đã có quy mô hoạt động lớn với hệ sinh thái đa dạng nói chung và MB nói riêng, việc quản trị có thể hình dung như việc lái một con tàu lớn. Điều đó có nghĩa là khi hệ thống đã lớn mạnh, người quản trị phải xác định được đâu là các mục tiêu quan trọng chính yếu, quan trọng nhất để tập trung chèo lái, vừa phải đảm bảo con tàu đang di chuyển với tốc độ như mong muốn nhưng vẫn đảm bảo quản trị tốt rủi ro, tuân thủ các quy định Pháp luật để đảm bảo an toàn cho cả hành trình, nhất là trong bối cảnh môi trường kinh doanh có rất nhiều biến động khó lường, rủi ro như hiện nay. 

Tại MB, chúng tôi đề cao con người, đây là yếu tố quyết định mọi thành công. Chúng tôi đòi hỏi cán bộ quản lý các cấp phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho bản thân, chấp hành tất cả các quy định của MB và pháp luật; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp là tấm gương sáng cho cấp dưới noi theo.

Khởi đầu chiến lược mới, MB sẵn sàng chinh phục mục tiêu Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu - Ảnh 12.

Ông đánh giá thế nào về thế hệ nhân sự trẻ, đặc biệt là lớp kế cận ở MB hiện nay?

Lực lượng lao động nòng cốt tại MB là thế hệ 9x chiếm 60%/tổng nhân sự và thế hệ 8x chiếm 35%/tổng nhân sự, còn lại là các nhân sự đã có nhiều năm gắn bó cùng MB. Độ tuổi bình quân của cán bộ nhân viên MB khoảng 31 tuổi - là con số rất phù hợp cho sự phát triển của tổ chức, vừa đủ độ chín, sức trẻ và luôn tràn đầy năng lượng cùng tư duy sáng tạo. Như vậy có thể thấy, MB có sức hút lớn và phù hợp với xu hướng nguồn lực lao động trẻ hiện nay. 

Tôi hài lòng và đặt kỳ vọng rất lớn vào thế hệ trẻ của MB. Với tinh thần trẻ trung, năng động, ham học hỏi và đầy sáng tạo của các nhân sự trẻ, MB có đủ sức mạnh để chinh phục những mục tiêu mới trong chiến lược giai đoạn 2022-2026. 

Xin cảm ơn những chia sẻ của Thượng tướng!

An An
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ




Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên