Trong thế giới quan của vị kiến trúc sư người Mỹ, niềm tin về sứ mệnh của các nhà phát triển du lịch, hay là của con người nói chung với môi trường vẫn luôn nhất quán. Tại Việt Nam, tên tuổi của ông gắn liền với nhiều công trình ấn tượng của Sun Group - Một đối tác mà theo ông nhận xét là một trong số các chủ đầu tư… "không quá phổ biến". Và chính sự "không quá phổ biến" ấy đã tạo nền tảng vững chắc mang đến những khoảnh khắc thăng hoa rực rỡ trong cuộc đời vị kiến trúc sư lừng danh khi đặt chân lên dải đất hình chữ S.

Trước hết bạn hãy nhìn kiến trúc những ngôi chùa và đình Việt Nam. Đó có phải là "Less is More" không hay là "More is never enough" - "Nhiều hơn cũng không bao giờ là đủ"?

Ít hơn, bạn nghĩ thế à? Tôi đã nghiên cứu thiết kế của nhiều ngôi chùa Việt và nhìn thấy tầng tầng lớp lớp các chi tiết kiến trúc. Nếu so với Van Der Rohe thì nó là ít hay là nhiều?

Đầu tiên, tôi muốn nói trước một điều là tôi không muốn đóng khung mình là một maximalist. Có rất nhiều dự án chúng tôi làm đi theo trường phái tối giản. Chìa khóa cho thành công của văn phòng kiến trúc Bill Bensley chính là việc không ai biết rằng dự án tiếp theo chúng tôi sẽ làm theo phong cách nào. Dự án tiếp theo mà chúng tôi chưa công bố là trong rừng sâu ở Congo. Sau đó, chúng tôi sẽ xây một cao ốc 72 tầng ở Tel Aviv, Israel. Sau đó nữa sẽ là một dự án resort kiểu đồng quê. Khi đứng trước những lời đề nghị, ngoài các tiêu chí lựa chọn khắt khe thì một yếu tố nữa luôn được tôi đặt lên bàn cân, tôi muốn được làm cái mới và không muốn bị đóng khung vào một phong cách nào.

Ví dụ như khi nói về phong cách thuộc địa, mặt tiền của khách sạn Capella Hà Nội lấy cảm hứng từ dấu ấn của người Pháp ở Việt Nam. Capella kể câu chuyện về một thời đại cách đây hơn một thế kỷ, câu chuyện của opera với những tâm hồn nghệ sĩ. Tôi cũng yêu cả trường phái brutalism. Tôi đã từng vẽ đại bản doanh một tập đoàn lớn ở Hà Nội theo hướng này, nhưng nó chưa được xây dựng. Hay như khi lựa chọn thiết kế cho InterContinental Danang, việc sử dụng rất nhiều chi tiết kiến trúc là bởi tôi lấy cảm hứng từ những ngôi đình Việt Nam. Ngày đó, để tìm ý tưởng cho công trình này chúng tôi đã đi đến khoảng 30 ngôi chùa và đình khác nhau khắp đất nước. Khi đến một đất nước mới, điều đầu tiên tôi thường làm là đến nơi thờ tự của họ, tôi tìm đến với lịch sử của họ.

Nhiều lắm chứ. Tất cả nằm ở trong những chi tiết. Ví dụ rõ nhất là hình ảnh những con dơi trên các bức tường của Việt Nam. Tôi chưa nhìn thấy những con dơi như thế ở bất kỳ đâu, dù là Trung Quốc, Thái Lan hay Cambodia, và tôi yêu chúng. Sự tinh tế trong từng chi tiết tạo ra sự khác biệt. Nếu bạn quan sát cẩn thận từng chi tiết và hiểu những gì xung quanh, bạn có thể chiết xuất được cái gì là Việt Nam.

Đó là những tấm đầu giường (headboard) ở khách sạn được tôi lấy cảm hứng từ chi tiết trong sân một ngôi đình ở Bát Tràng, Hà Nội. Có hàng trăm ví dụ như thế, khi chúng tôi lấy một hình thái cụ thể, rồi chuyển đổi nó vào trong một cái ghế, một ngọn đèn hay một cái bàn. Và cách làm đó, theo một lối hiện đại đã cho công trình ở Đà Nẵng một cảm quan rất Việt Nam. Người ta có thể không biết cảm giác này đến từ đâu, vì chúng đã được chuyển dịch từ mái đình đến với sự hiện đại.

Ồ không (cười to), câu hỏi hay đấy. Giống như tất cả mọi người tôi cũng đi học. Tôi học Harvard, và tôi rất yêu quãng thời gian sinh viên của mình. Và tôi nghĩ thật là tuyệt nếu chúng ta tái tạo việc quay trở lại trường học, mà không cần phải trở lại nơi mình đã học. Nhưng để trả lời câu hỏi này thì tôi phải nói rằng rất nhiều chi tiết của JW Mariott Phu Quoc lại đến từ Hội An. Tôi rất thích thiết kế khách sạn nhỏ, càng nhỏ thì càng cao cấp. Do đó ý tưởng về trường đại học giúp cho tôi bất chấp quy mô lớn của một khu resort có thể chia nó thành các khách sạn nhỏ: Khoa Nông nghiệp, Khoa Mỹ thuật, Hóa học…

Vẫn là Hội An đó. Khác với bạn nghĩ đến Hội An là hình ảnh những mái ngói, tường vàng, tôi nghĩ đến những chiếc đèn lồng. Hội An trong ký ức của tôi là một thành phố cầu vồng.

Mặt bằng của khách sạn này là một mặt bằng được xây từ thời Pháp. Ở các khách sạn châu Âu, đặc biệt là ở những ngày đầu của thế kỷ 20, các căn phòng nhỏ hơn bây giờ. Ở góc phố đằng kia có thể sắp có một khách sạn Four Seasons nào đó chuẩn bị mở với những căn phòng 60 mét vuông. Nhưng chúng tôi biến các căn phòng nhỏ hơn rất nhiều, thành các lounge. Các chi tiết nội thất vì thế phải được thiết kế rất tỉ mỉ. Không gian nội thất của Capella là một không gian rất Pháp.

Mặt bằng là rất Pháp, còn yếu tố Việt Nam sẽ đến từ các chi tiết. Đó có thể là những chiếc đèn lồng, là dãy hành lang đặc trưng. Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ kiến trúc của Nhà hát lớn Hà Nội từ đầu thế kỷ để chiết xuất những chi tiết mình cho rằng Việt Nam nhất.

Đó là đoạn vui nhất vì nó dài vô tận. Tôi mất 2 năm để vẽ nhưng việc nghiên cứu thì không bao giờ dừng lại ngay cả khi tôi bắt đầu lắp đặt những chi tiết nhỏ trong từng phòng. Mỗi căn phòng ở đây đều kể về một nhân vật của kịch nghệ ở buổi giao thời của thế kỷ. Ví dụ như Picasso hay Madame Butterfly (một vở opera của Giacomo Puccini). Việc sưu tập những hiện vật để đưa vào các căn phòng đó kéo dài vô tận từ năm này qua năm khác. Tôi đã nhờ chị tôi ở Mỹ mua đồ sân khấu từ những năm 1907. Ở nhà hàng dưới sảnh, bạn sẽ nhìn thấy những thứ đã được làm ra từ đầu thế kỷ trước. Tôi mua rất nhiều đồ ở Paris, cho vào trong va li cá nhân và đem về.Tất cả đều được tôi tự chọn.

Không. Tôi thích shopping, và tôi còn là OP shopper nữa. OP nghĩa là "other people’s money" – tức là tôi mua sắm bằng tiền của người khác cơ mà. Tôi mua, đem về Bangkok, tự đóng khung, xem xét mình muốn trông các đồ vật đó sẽ như thế nào, rồi vận chuyển đến đây, mỗi lần vài chục thùng.

Đúng. Tôi có thể không nhớ được chìa khóa xe của mình để đâu nhưng tất cả những gì liên quan đến thiết kế thì tôi nhớ.

Cũng không phải là nâng cấp. Đã 10 năm kể từ ngày resort này khai trương, chúng tôi quay trở lại và khoác cho nó một tấm áo mới. Sun Group cũng là một trong số các chủ đầu tư, tôi nói thật, là không quá phổ biến, trong ngành của tôi, thực sự chăm sóc cho công trình.

Tôi đã xây 150 khu nghỉ dưỡng trên toàn cầu. Trong sự nghiệp của tôi, một trong những điều quan trọng nhất là người ta được đến và xem thực tế công trình, rằng tôi đã xây cái gì. Đó là lý do tôi trân trọng Sun Group, một công ty dành nỗ lực để giữ khách sạn của họ luôn đẹp ở mọi thời điểm.

Tôi được mời làm công trình mới mỗi ngày và tôi phải phỏng vấn khách hàng của mình. Việc phỏng vấn khách hàng rất quan trọng bởi điều này cho tôi biết chúng tôi có cùng tầm suy nghĩ hay không.

Thứ tôi đề cao nhất là việc bảo tồn. Đó là lý do tôi nhận dự án ở Congo, dự án bảo vệ rừng này sẽ biến những người săn trộm trở thành những hướng dẫn viên du lịch. Đó là tiêu chí quan trọng nhất của tôi. Tiêu chí thứ hai, tôi muốn biết khách hàng của mình có phải người theo chủ nghĩa bảo vệ tự nhiên hay không và họ có thật lòng yêu thương dự án hay không. Tôi còn cần một chủ đầu tư có thể cho tôi tự do để làm những điều mình muốn nữa.

Ông Trường không còn là khách hàng của tôi nữa mà đã trở thành bạn (ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch HĐQT Sun Group-PV). Chúng tôi qua giai đoạn là khách hàng và kiến trúc sư rồi. Với tiêu chí "cho tôi tự do", ông Trường làm tốt hơn bất cứ khách hàng nào trên thế giới. Ở một tiêu chí khác, Sun Group dành tâm huyết để giữ gìn, bảo dưỡng công trình mà tôi đã xây dựng. Họ đổ thêm tiền vào công trình ngay cả sau khi nó đã được xây xong.

Tôi tin rằng nếu chúng ta đi theo trái tim mình, yêu và làm một thứ đến tận cùng, rồi mọi người khác cũng sẽ yêu quý nó. Nếu bạn tìm cách thiết kế một công trình cho tất cả mọi người, thì thiết kế của bạn sẽ chẳng dành cho ai cả. Bạn muốn có một thiết kế mà không ai nói rằng họ không thích, bạn sẽ thiết kế ra một cái hộp cơ bản. Một cái hộp trơn tuột thì sẽ chẳng ai có thể nói rằng họ không thích nó cả (cười).

  • By: Linh Trần
  • Thiết kế: cuong_
  • Interactive: Lê Sơn