Đã bao thế kỷ trôi qua, Hội An vẫn lưu giữ dấu ấn của một thương cảng quốc tế sầm uất và giàu có xưa với phong cách kiến trúc đặc trưng. Chính nét riêng biệt đó mà Hội An luôn làm say lòng bao du khách.
Khi tới Hội An, năm 1985, KTS người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski (Kazik) từng cảm khái trong cuốn nhật ký rằng: "Vẻ đẹp không trùng lặp, chứa đựng trong các phố phường lịch sử; sự phong phú của các thể dáng kiến trúc; sự hoàn hảo của nghệ thuật chạm khắc trong nội thất các quần thể kiến trúc, tạo nên cho phố cổ Hội An những đặc điểm nổi bật trong một thiên nhiên riêng biệt… Những đặc điểm này đưa quần thể di tích phố cổ lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích văn hóa của Việt Nam và cả trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại".
Đi qua dòng thời gian, những nhà cổ, hội quán, đình chùa tại Hội An sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo vẫn gần như vẹn nguyên. Những dãy nhà san sát nằm ôm trọn hai bên bờ sông Hoài với hàng hàng lớp ngói âm dương cùng sự uyển chuyển của đường cong các đầu hồi trông tựa như những nhịp phách trên một cung đàn.
Kiến trúc nhà phố ở Hội An mang đậm văn hoá của một thương cảng kinh doanh sầm uất xưa. Mỗi căn nhà mang sắc vàng đặc trưng tại phố cổ bao gồm nhiều nếp, được bố trí theo chiều sâu và cấu thành ba không gian kiến trúc chính gồm nhà chính, nhà cầu, nhà sau cùng các thành tố phụ như vỉa hè, hiên, vườn… Cách sắp đặt không gian kiến trúc nhằm đáp ứng được tính linh hoạt trong công năng của nhà phố như vừa buôn bán, sinh hoạt và thờ cúng.
Tất cả nét đặc trưng riêng biệt đã tạo nên một sức hấp dẫn rất Hội An. Nơi mà du khách có thể dạo chân qua từng con phố để trải nghiệm các hình thái văn hóa, kiến trúc, ẩm thực. Nơi để cảm nhận một nếp sống yên bình, "miễn nhiễm" khỏi làn sóng đô thị hóa đang xâm chiếm ồ ạt ngoài kia.
Trong tư duy của thế hệ KTS hiện đại, sự trăn trở làm thế nào để kết hợp hài hoà giữa kiến trúc truyền thống và đương đại luôn thường trực. Đối với vùng đất di sản như Hội An, bài toán phát triển đô thị đặt ra thách thức về việc gìn giữ, tôn tạo giá trị truyền thống và hấp thụ nét tinh hoa của ngôn ngữ thiết kế đương đại.
Đó là lý do khi phát triển Hoian d’Or, chủ đầu tư dự án này chia sẻ rằng, họ cảm thấy "áp lực" trong việc lưu giữ nét đặc trưng của phố cổ và mang đến làn gió mới về kiến trúc đương đại. Sau tháng ngày trăn trở, những căn nhà phố Maison de Ville đã ra đời theo đúng tinh thần đó qua bàn tay tài hoa của đơn vị thiết kế Huni Architectes đến từ Pháp cùng nhiếp ảnh gia Dương Minh Long, KTS Võ Trọng Nghĩa, KTS Hoàng Thúc Hào với các công trình biểu tượng.
202 căn nhà phố Maison de Ville là sự giao thoa tinh tế của ngôn ngữ thiết kế truyền thống phố Hội và kiến trúc đương đại. Dựa trên cảm hứng kết hợp của ngôi nhà cổ trong phố với tinh thần "dấu ấn vàng son" của Hoian d’Or, mỗi căn nhà phố Maison de Ville lợp ngói âm dương nâu ánh kim, sơn tường vàng kem, điểm các chi tiết màu vàng kim sang trọng.
Ông Pierre Huyard, đại diện Huni Architectes, đơn vị thiết kế nhà phố Maison de Ville cho biết, cảm hứng về phố cổ Hội An còn hiện hữu và xuyên suốt thông qua việc sử dụng các vật liệu truyền thống trong không gian hiện đại. Những chất liệu từ làng nghề mộc mạc mà đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo như mộc Kim Bồng, gạch, ngói Thanh Hà, mây, tre đã phủ nét truyền thống cho căn nhà phố một cách đầy tinh tế.
Yếu tố đương đại cũng được chọn lựa và sắp đặt kỹ càng để vừa hài hoà vừa tôn lên vẻ đẹp của màu sắc bản địa. Phong cách thiết kế Indochine thanh lịch, hoài niệm đậm chất Á Đông được đưa vào căn nhà thông qua những mảng tường trắng, vàng nhạt; gạch bông, gạch vảy cá; các chất liệu tre, mây, gỗ, đồng; họa tiết kỷ hà, tĩnh vật, hoa lá; các đồ nội thất như tranh Sài Gòn xưa, quạt trần, rương.
Nhà phố Maison de Ville còn được các KTS điểm xuyết thêm những chi tiết mang xu hướng Scandinavian: tối giản mà thời thượng, hiện đại mà vẫn gần gũi thiên nhiên, không bị nhàm chán và lỗi thời theo thời gian. Phong cách Bắc Âu được thể hiện qua những gam màu sáng, trung tính với các vật liệu như sơn xi măng, gạch vân đá marble, chất liệu da…
Không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về kiến trúc và thẩm mỹ, nhà phố Maison de Ville còn được tối ưu công năng sử dụng để phục vụ cho chức năng chính là kinh doanh, cho thuê. Mỗi căn nhà phố đều có diện tích lớn từ 70-238m2, có 2-3 mặt tiền, đáp ứng đa dạng nhu cầu khai thác: kinh doanh ở tầng 1 và cho thuê homestay ở hai tầng trên.
Chia sẻ về khả năng khai thác kinh doanh của căn nhà phố, đại diện chủ đầu tư dự án Hoian d’Or cho hay, với thiết kế linh hoạt, khách hàng sở hữu từ 2-3 căn nhà phố liền nhau có thể yêu cầu phương án nối thông để trở thành một boutique hotel với nhà hàng, bar ở tầng 1 và 16 phòng ở tại tầng 2, 3.
Vị này cũng cho biết, trong tháng 4 này, hai căn nhà mẫu loại diện tích 8,6x14m và 6,7x14m sẽ hoàn thiện theo mô hình tầng 1 là quán café và cửa hàng lụa, tầng 2-3 khai thác homestay. Đây là cơ hội để khách hàng được trải nghiệm thực tế về cách thiết kế, sử dụng từng không gian chức năng.
Trong tương lai gần, khi những căn nhà phố Maison de Ville chính thức lên đèn, du khách sẽ được trải nghiệm đa sắc màu nghỉ dưỡng trong nhịp sống sôi động với các hoạt động lễ hội, âm nhạc, giải trí cả ngày lẫn đêm tại tuyến phố đi bộ và quảng trường cộng hưởng, chuỗi nhà hàng và big club… Không gian văn hoá cũng được tái hiện với khu trưng bày kỷ vật Trịnh Công Sơn, gốm Chu Đậu, mặt hàng thủ công mỹ nghệ và tái hiện lịch sử Hội An. Chưa dừng lại ở đó, du khách còn được trải nghiệm các dịch vụ tiện ích về sức khoẻ như vườn nông nghiệp sinh thái, bể bơi organic, nhà hàng thực phẩm hữu cơ, spa trị liệu bằng thảo dược.
Sức hút du khách của Hoian d’Or chính là yếu tố đảm bảo cho tỷ suất lợi nhuận của những căn nhà phố Maison de Ville.
Nhịp sống kinh tế