img
“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 1.
“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 2.
“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 3.

Lúc tôi nhận được tin mình lọt vào danh sách Forbes Under 30 Việt Nam, cũng giống như những người khác, tôi thấy rất vui mừng và hãnh diện. Tôi vui vì việc mình được vinh danh trong danh sách này giống như một sự công nhận cho công việc mà tôi theo đuổi suốt những năm qua. Còn hãnh diện vì tôi được biết mình được lựa chọn từ hơn 530 đề cử vào danh sách Forbes Under 30 năm nay. Tôi nghĩ đây cũng có thể gọi là một thành tích khá đáng nể (cười).

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 4.

Tôi đã thích vẽ truyện tranh từ hồi mẫu giáo, còn bắt đầu vẽ truyện tranh từ năm lớp 2, lớp 3. Từ hồi đó đến lúc học Đại học, tôi vẫn tiếp tục vẽ truyện tranh. Nhưng lúc đấy vẽ truyện tranh chỉ như một sở thích, thú vui với tôi. Mọi chuyện thay đổi vào kỳ nghỉ hè giữa năm nhất với năm hai Đại học, tôi nhận công việc làm thêm trong đời. Công việc đó là vẽ truyện tranh ở Idea Production, một công ty truyện tranh khá nổi tiếng trong giới hồi đó. Tôi nghĩ đây là bước ngoặt lớn giúp mình bắt đầu con đường theo đuổi vẽ truyện tranh và nghĩ đến chuyện làm nó như một cái nghề.

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 5.

Nhân vật Mèo Mốc ra đời cùng với thời điểm tôi vào làm việc tại Idea Production. Hồi đó, tôi và gần như tất cả các bạn vẽ truyện tranh, trước đấy chỉ có hoạt động trên các Forum như một thú vui. Khi được làm việc ở Idea Production, tôi rất vui và muốn khoe với bạn bè là mình đang làm việc ở một công ty lớn, với những người rất ngầu.

Tôi đã nghĩ đến việc đem những chuyện thấy vui, buồn cười mà mình quan sát được hàng ngày trong công ty vẽ lại truyện tranh và đăng lên Facebook cá nhân cho bạn bè cùng đọc. Đó là sự ra đời đầu tiên của "Nhật ký mèo mốc", hồi đấy chỉ là "Nhật ký của mốc". Hồi đầu, Mèo Mốc không phải một con mèo, ở một vài mẩu chuyện đầu, tôi vẽ Mèo Mốc là một cục bùi nhùi, như cục mốc thôi.

Cái tên Mốc bắt nguồn từ việc là hồi cấp 3 tôi hoạt động ở trên các forum vẽ truyện tranh, lấy nickname là Black Mokona. Black Mokona là một nhân vật truyện tranh mà tôi rất thích. Khi học Đại học, có một người bạn đã gọi vui, bạn ấy Việt hóa chữ Mokona đấy thành chữ Mốc.

Còn cái tên Mèo bắt nguồn từ hồi xưa tôi đã rất thích mèo và chơi chung với bạn thân ở lớp có biệt danh là "Chó" nên mọi người cũng gọi đùa là bạn thân của chó chắc hẳn là một con mèo (cười).

Từ 2 câu chuyện đấy mà có cái tên "Mèo Mốc", tôi nghe nó cũng xuôi xuôi (cười).

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 6.

Mèo Mốc được lấy hình tượng từ tôi, nó là avatar của tôi trong thế giới truyện tranh. Những mẩu chuyện của "Nhật ký Mèo Mốc" cũng là chuyện xảy ra xung quanh tôi hàng ngày. Tôi kể lại những câu chuyện đó, mặc dù phóng đại một chút để thêm hài hước, người đọc vẫn có cảm giác đang được theo dõi, quan sát cuộc sống của một người có thật, đó chính là tác giả.

Khi đọc truyện Mèo Mốc, các bạn cảm giác Mèo Mốc không chỉ là một nhân vật truyện tranh bình thường mà cảm giác như một nhân vật có thật. Tôi nghĩ đó là điều làm nên sự đặc biệt, cuốn hút của truyện tranh Mèo Mốc. Nhờ vậy mà Mèo Mốc vẫn gắn bó với các bạn trong suốt nhiều năm qua. Hơn cả là một nhân vật truyện tranh, Mèo Mốc đã trở thành người bạn của rất nhiều người.

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 7.

Điều tôi hài lòng nhất ở Mèo Mốc chính là, Mèo Mốc là một nhân vật gây cười, cuộc sống của Mèo Mốc mang nhiều giá trị tích cực cho bạn đọc. Khẩu hiệu của Mèo Mốc là luôn luôn tích cực. Có rất nhiều em nhỏ đọc Nhật ký Mèo Mốc, nên tôi muốn Mèo Mốc luôn tích cực và không làm việc xấu. Đó là điều tôi chú ý xây dựng trong tính cách của Mèo Mốc.

Trong cuốn "Mèo Mốc và xuân sẽ lại về" xuất bản năm 2020, cũng có những mẩu chuyện rất buồn như Mèo Mốc bị mất việc, có người thân qua đời, từ những câu chuyện buồn, Mèo Mốc đứng lên như thế nào và cách nhìn nhận cuộc sống thay đổi ra sao. Đó là những giá trị mà tôi muốn gửi gắm cho bạn đọc Mèo Mốc. Tôi muốn các bạn đọc nhìn thấy nó nhiều hơn là những mẩu chuyện cười, các bạn có thể suy nghĩ, nhìn nhận thêm về câu chuyện. Đó là những giá trị mà Mèo Mốc mang lại và là điều tôi rất hài lòng. Cho đến giờ, chưa có điểm nào tôi không hài lòng cả.

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 8.

Ngày trước, gia đình tôi cũng rất băn khoăn khi tôi lựa chọn con đường này. Năm 2014, tôi có tập sách đầu tiên là "Nhật ký Mèo Mốc" trở thành Best Seller, khi đó mới có bằng chứng để cho gia đình mình thấy được công việc này của tôi cũng mang lại kết quả và giá trị chứ không đơn thuần là thú vui. Trong thời gian đấy, tôi quyết định sang Singapore để học thiết kế đồ họa bởi vì mình cũng luôn muốn học ngành này. Thực sự trước khi sách Nhật ký Mèo Mốc trở thành hiện tượng như thế thì tôi vẫn chưa có động lực để theo hẳn đâu. Những thành tựu sau đó trở thành động lực để tôi tiếp tục con đường mà mình đang theo đuổi.

Cho đến nay, có 16 đầu sách, lượng xuất bản cũng khoảng hơn 300 nghìn rồi, gia đình cũng đỡ băn khoăn hơn về công việc của tôi. Nhưng đôi khi bố mẹ vẫn hỏi tôi: "Thế sách cũng bán được nhiều nhỉ, tốt tốt… Thế bao giờ con định đi xin việc?". Gia đình không cấm đoán nhiều như hồi trước, cũng tôn trọng quyết định của tôi nhưng để bảo là yên tâm hay không thì có thể là chưa, vẫn còn lo lắng lắm. Trong lúc thời gian học Đại học, bố mẹ tôi cũng không đồng tình đâu, bố mẹ bảo: "Vẽ cũng được nhưng đừng sa đà vào đấy quá, phải học đi để còn tốt nghiệp, đi tìm việc làm".

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 9.
“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 10.
“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 11.

Ngoài các tiêu chí luôn có khi vẽ truyện tranh, tiêu chí đầu tiên của tôi trong việc sáng tác truyện tranh là truyện tranh của mình luôn luôn phải sạch trong nội dung, tư tưởng. Tức là gây cười nhưng không gây cười theo hướng thô tục, tiêu cực, cười những gì mà cười vui thôi, không làm tổn thương những người khác. Vì có những chuyện bạn cảm thấy buồn cười nhưng không phải ai cũng thấy vậy, câu chuyện đó có thể làm tổn thương một nhóm người nào đó chẳng hạn, thì tôi sẽ không viết ra những chuyện như vậy. Đó những điều tôi luôn chú ý khi kể lại các câu chuyện cười.

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 12.

Đây là câu hỏi rất hay. Trước câu hỏi "Kiếm tiền để sáng tạo hay làm sáng tạo để kiếm tiền", mỗi người sẽ có câu trả lời riêng. Ở một người, tùy vào thời điểm khác nhau sẽ có những câu trả lời khác nhau. Lúc mới bắt đầu công việc sáng tác truyện tranh này, tôi chỉ đơn giản là sáng tạo vì muốn sáng tạo, vì mình thích vẽ truyện tranh thôi. Đến lúc xuất bản cũng vậy, tôi muốn truyện tranh của mình được in thành sách, muốn nhìn thấy người ta cầm sách của mình để đọc.

Sau một vài năm, khó khăn về cuộc sống tăng lên dần, tôi bắt đầu phải cân nhắc nhiều hơn đến chuyện là kiếm tiền. Lúc này tôi nghĩ rằng, sáng tạo rồi, bây giờ phải sáng tạo để kiếm tiền nữa. Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo.

Kiếm tiền để sáng tạo hay sáng tạo để kiếm tiền là 2 mục đích luôn đi cùng với nhau. Tôi vẽ truyện tranh để kiếm tiền, để có thể đủ sống và tiếp tục hành trình vẽ truyện tranh.

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 13.
“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 14.

Tôi cũng cố gắng làm việc tránh dựa vào cảm hứng nhiều hết mức có thể. Vậy nên tôi luôn làm việc theo từng công đoạn. Công đoạn mệt nhất là lên dàn ý nội dung. Ví dụ với "Tây du hí" chẳng hạn, một tập truyện có 120 trang thì tôi sẽ lên dàn nội dung, phác thảo chi tiết hết cho 120 trang đó. Đây là giai đoạn cần nhiều cảm hứng nhất.

Để tránh cảm hứng mất giữa chừng, tôi đặt ra cho mình lịch làm việc hàng ngày, chỉ tiêu hàng ngày. Một ngày tôi phải phác thảo được khoảng 5 trang, nếu giữa chừng hết cảm hứng, giả sử mới làm được 2 trang đã hết hứng không muốn làm nữa thì tôi sẽ nghỉ ngơi một chút, đi bộ để thư giãn. Sau đó, tôi vẫn cố gắng hoàn thiện chỉ tiêu 5 trang/ngày bằng cách là còn lại 3 trang, tôi sẽ tìm xem trong tập truyện lần này có những trang nào vẽ nhanh hơn, ít cần thể hiện hơn những trang còn lại thì vẽ trước để đỡ tốn thời gian hơn mà vẫn xong chỉ tiêu trong ngày.

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 15.

Ngoài năng khiếu, cảm hứng ra thì một điều tôi nghĩ rất quan trọng trong việc làm sáng tạo đặc biệt là sáng tác truyện tranh, chính là sự kiên trì. Để hoàn thiện được một tập truyện tranh mất khá nhiều thời gian. Bạn sẽ phải vẽ rất chăm, tỉ mỉ mới xong một trang truyện. Giả sử một tập có 120 trang, bạn lặp lại công đoạn đấy 120 lần, bạn sẽ xong được 1 tập sách. Để viết 10 tập sách, bạn sẽ phải làm đi làm lại công đoạn đấy 1200 lần. Để làm liên tục những việc đất không dễ dàng chút nào cả.

Tôi biết có rất nhiều bạn làm rồi bỏ cuộc giữa chừng. Nhất là khi ngành xuất bản truyện tranh ở Việt Nam hiện nay cũng đang còn mới, lợi nhuận về mặt thương mại có thể sẽ không được như các bạn mong muốn. Các bạn sẽ cảm thấy rằng cùng thời gian như vậy thay vì vẽ truyện tranh các bạn làm những việc khác có khi lại kiếm được nhiều tiền hơn. Đó là lý do chúng ta cần sự kiên trì để có thể theo đuổi, hoàn thành được một bộ truyện.

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 16.
“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 17.

Trong quá trình sáng tác truyện tranh, thời gian từ khi bắt đầu viết nội dung, hoàn thiện bản thảo, gửi lên nhà xuất bản, chờ giấy phép để in ấn, bán ra thị trường ít nhất nửa năm. Do đặc thù ngành xuất bản Việt Nam, các tác giả sẽ thường không được ứng tiền trước trong quá trình sáng tác này và phải tới một vài tháng sách đã được bán ra thị trường rồi mới nhận được nhuận bút. Nhuận bút tính theo phần trăm của lượng bản in. Vậy nên trong ít nhất nửa năm và thêm 1-2 tháng, tức khoảng 7-8 tháng, các tác giả sẽ hoàn toàn không nhận được bất cứ khoản thù lao nào từ cuốn sách của mình. Nếu không có các công việc làm thêm khác thì tác giả truyện tranh không thể cân đối được tài chính để làm công việc của mình.

Để bước chân vào nghề này có rất nhiều khó khăn đến từ khía cạnh tài chính. Không thiếu trường hợp có nhiều tác giả ra được một tập truyện đầu tiên mà nhận thấy thành quả nhận về không được tương xứng thì nghỉ luôn, không vẽ tập sau nữa. Đấy là những lý do mà lượng đầu truyện mới xuất bản hàng năm của Việt Nam không nhiều trong khi họa sĩ có thực lực không hề thiếu.

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 18.

Quan điểm của tôi giống như các bạn vẽ truyện tranh, truyện tranh rất đa dạng về thể loại, không phải cứ truyện tranh là dành cho trẻ em, có rất nhiều truyện tranh dành cho người trưởng thành. Mỗi thể loại lại khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Đúng là hiện tại ở Việt Nam vẫn có định kiến là truyện tranh dành cho trẻ em. Ngoài ra, còn có định kiến truyện tranh vô thưởng vô phạt, chỉ là giải trí. Tôi cũng đang nỗ lực để thay đổi những định kiến này bằng cách ngoài việc vẽ truyện tranh cho trẻ em, tôi làm những truyện cho cả những người trưởng thành đọc.

Ví dụ như năm 2021 vừa rồi, tôi có tập sách "Ly Và Chũn - Tết Là Nhất, Nhất Là Tết!" kể về hành trình về quê ăn tết của hai em nhỏ cùng với bố mẹ, trong hành trình này có sự góp mặt của ông và bà từ cõi âm lên về thăm con cháu ngày tết. Trong cùng một câu chuyện, có hai góc nhìn khác nhau, góc nhìn trẻ con rất thơ ngây, góc nhìn của ông bà là góc nhìn của quá khứ thì sẽ cổ điển hơn. Đồng thời, truyện cũng mang những giá trị khác nhau cho những lứa tuổi khác nhau. Trẻ em thì sẽ chỉ thấy những chuyện này thú vị và học hỏi được thêm về truyền thống ăn tết của Việt Nam, còn người lớn - những người đã từng là trẻ em lại cảm thấy như được trở về tuổi thơ.

Ngoài ra, còn có định kiến truyện tranh vô thưởng vô phạt, chỉ là giải trí. Bằng những tập truyện tranh của mình cùng những dự án truyện tranh mang tính giáo dục, truyện tranh truyền tải kiến thức sắp tới, tôi muốn xóa bỏ định kiến "truyện tranh chỉ giải trí, vô thưởng vô phạt, không mang lại giá trị gì cả". Tôi muốn thay đổi những suy nghĩ đó bằng việc cho ra mắt tác phẩm truyện tranh có nhiều giá trị xã hội hơn.

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 19.

Về thách thức, hiện tại, nền xuất bản truyện tranh của Việt Nam vẫn chưa được vững chắc lắm. Lượng đầu sách truyện tranh mới được xuất bản hàng năm rất ít. Thách thức này đến từ hai phía. NXB thấy sách không đủ lợi nhuận nên không dám đầu tư vào nhiều, tác giả thấy NXB không trả xứng đáng cho mình nên cũng không mặn mà với việc vẽ truyện tranh để xuất bản. Những vấn đề như vậy tạo nên một bức tranh xuất bản truyện tranh khá ảm đạm của nước ta.

Thách thức thì là như vậy nhưng cơ hội cũng không thiếu. Vì hiện tại truyện tranh Việt Nam cũng chưa có nhiều đầu sách như vậy, khác với các nền truyện tranh đã công nghiệp hóa như ở Nhật, nơi mà hàng năm có hàng chục hàng trăm đầu truyện mới ra mỗi năm. Ở đó, mặc dù nền công nghiệp ổn định nhưng sự cạnh tranh cũng rất cao. Trong khi ấy, nền truyện tranh của Việt Nam vẫn đang còn mới nên thời điểm này mọi ý tưởng vẫn đang được chào đón. Đây cũng được cho là cơ hội cho các bạn muốn sáng tác và xuất bản truyện tranh ở Việt Nam.

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 20.
“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 21.

Thu nhập từ việc vẽ truyện tranh của tôi cũng tương đối ổn vì may mắn là các tựa sách của tôi được các bạn đọc ủng hộ nhiệt tình. Sách cũng được tái bản nhiều lần nên nhuận bút tôi nhận được từ các truyện này giúp cho mình có một cuộc sống tạm gọi là đủ để có thể yên tâm sáng tác các truyện tranh sau.

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 22.

Trong năm 2022, nhân vật Mèo Mốc sẽ xuất hiện trở lại với bạn đọc không chỉ trong một mà rất nhiều ấn phẩm truyện tranh mới. Ngoài "Nhật ký Mèo Mốc" tập 7, Mèo Mốc và bạn đồng hành Con Oe sẽ xuất hiện trong các dự án truyện tranh truyền tải kiến thức về lĩnh vực giáo dục học sinh bậc tiểu học, về bệnh trầm cảm và điều trị bệnh trầm cảm.

Ngoài ra về "Ly và Chũn", tôi cũng dự định làm tiếp tập 2, tập 1 làm về truyền thống ăn tết, tập 2 dự kiến sẽ lấy đề tài trường học, xoay quanh việc giáo dục trẻ em, hướng dẫn các em ứng phó với tình huống xảy ra trong nhà trường ví dụ như bạo lực học đường, mặt còn hạn chế trong giáo dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Tương lai xa hơn, tôi sẽ tiếp tục bộ truyện "Tây du hí", vì hiện tại các bạn cũng theo dõi bộ truyện này và còn đề xuất một năm ra nhiều tập hơn.

“Mèo Mốc” Đặng Quang Dũng - Forbes Under 30: Kiếm tiền không phải mục đích cuối cùng của sáng tạo, nhưng là phương tiện giúp mình sống và tiếp tục sáng tạo - Ảnh 23.
Minh Nguyệt
Hà Mĩ


https://cafebiz.vn/meo-moc-dang-quang-dung-forbes-under-30-kiem-tien-khong-phai-muc-dich-cuoi-cung-cua-sang-tao-nhung-la-phuong-tien-giup-minh-song-va-tiep-tuc-sang-tao-20220311135001759.chn

Bài: Minh Nguyệt | Thiết kế: Hà Mĩ

Theo Trí Thức Trẻ

Theo Minh Nguyệt - Thiết kế: Hà Mĩ

Trí thức trẻ

Trở lên trên