img
Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 1.

Ngày 9/1/2012, Steve Ballmer bước lên sân khấu để mở màn cho buổi trình diễn cuối cùng của Microsoft tại CES Las Vegas. Trong nhịp điệu Muzak tưng bừng, vị CEO cao lớn của Microsoft ôm chầm lấy người dẫn chương trình Ryan Seacrest. Trên đầu 2 người đàn ông trung niên, một màn hình khổng lồ cao 6 mét đang nhấp nháy dòng chữ “Steve Ballmer”.

Cứ mỗi năm, hàng trăm nghìn tín đồ công nghệ và các tập đoàn hàng đầu thế giới lại đổ về Las Vegas để tham dự CES. Năm 2012 cũng không phải là ngoại lệ: các lập trình viên, những gã game thủ đeo kính hay các CEO công nghệ và cả LL Cool J hay Justin Bieber đều đổ về chen chúc trong bầu không khí nóng bỏng của CES.

Nhưng đêm nay, khán phòng Palazzo lại bị bao trùm trong một bầu không khí căng thẳng đến cùng cực. Microsoft đã tuyên bố sẽ từ bỏ CES bởi thời gian phát hành sản phẩm của hãng không trùng khớp với lịch tháng 1 thường niên của sự kiện này. Và, người ta cũng đồn rằng, đây sẽ là sự kiện cuối cùng của Ballmer trước khi từ chức.

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 2.

Ballmer muốn để lại dấu ấn đậm nét trước khi ra đi: khi ra mắt tại CES, Windows 8 sẽ là minh chứng cho thấy Microsoft vẫn có khả năng sáng tạo sau một loạt những thất bại trước Apple, Google, Facebook và Amazon. Thế nhưng, những gì người hâm mộ được tận hưởng chỉ là một buổi tấu hài nhạt nhẽo giữa Seacrest và Ballmer.

Còn “đột phá”, “sáng tạo”? Ballmer dành chút ít thời gian để ca ngợi Windows 8 và Xbox. Thế rồi, Windows Phone 7 lên sân khấu và trở thành... thảm họa. Trong buổi demo, tính năng nhận diện giọng nói không thể hoạt động, rồi điện thoại treo cứng khiến nhân viên của Microsoft phải chữa ngượng ngay trên sân khấu.

Một tờ báo gọi buổi trình diễn của Microsoft tại CES là “một trò đùa cay độc”.

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 3.

Khúc khải hoàn của Microsoft tại CES chỉ là điểm kết thúc của cả một thập kỷ dài với những sai lầm đã biến người anh hùng từng giải phóng cả thế giới điện toán khỏi ách thống trị của IBM trở thành một IBM thứ hai. Trong suốt một thập kỷ đó, những gã khổng lồ “chiếu dưới” như Google, Facebook, Apple và Amazon đã tăng tốc về phía trước. Di động, mạng xã hội, dịch vụ web, thương mại điện tử, điện toán đám mây... đều đi qua những cuộc cách mạng lớn.

Giữa một thế giới liên tục thay đổi với những cuộc cách mạng triền miên, Microsoft trở thành một General Motors, một Kodak, một IBM thứ hai. Sự tương phản giữa một Microsoft bám trụ với Windows, Office và phần mềm server với một Apple liên tiếp cách mạng nhạc số, smartphone, laptop và tablet hiện hình rõ rệt trên báo cáo tài chính và giá cổ phiếu. Khi cổ phiếu Apple tăng gấp 10 lần so với 2002, Microsoft vẫn “luẩn quẩn” ở mức 30 USD. Tháng 12/2000, giá trị thị trường của Microsoft là 520 tỷ USD trong khi Apple chỉ vỏn vẹn 4,8 tỷ USD và thậm chí còn không lọt nổi top 50. Đến 2010, ngay sau khi ra mắt iPad, Apple đã vượt mặt Microsoft để trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Ngày hôm nay, Apple có giá trị cao ngang ngửa Microsoft và Intel cộng lại.

  

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 4.
Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 5.

Làm sao mà một công ty vừa giàu có, vừa giàu sáng tạo lại có thể thua cuộc một cách đau đớn đến vậy? Câu trả lời rất đơn giản: Microsoft đã trở thành nạn nhân của chính những thành công đã đưa hãng này lên đỉnh cao thế giới. Bám trụ vào những thành công quá khứ, thiên đường từng có các kỹ sư trẻ tuổi mặc áo cộc tay cùng nhau thức đêm làm cuối tuần để kịp ngày ra mắt đã biến thành một bộ máy cồng kềnh, nơi những cuộc đấu đá quyền lực chứ không phải là đam mê hay tài năng mới là chìa khóa đến thành công. Quay ra đối chọi lẫn nhau chứ không bắt tay để đấu với các đối thủ cạnh tranh, Microsoft đã gục ngã trước máy đọc sách của Amazon, smartphone của Apple và web của Google.

Bức tranh được các cựu nhân viên của Microsoft vẽ lại chính là bức chân dung hoàn hảo cho hiện thực đáng buồn đó.

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 6.

Hãy nhìn vào những gì Microsoft đã mang tới cho người tiêu dùng vào năm 2012, 5 năm sau khi Steve Jobs vén màn iPhone. Windows 8, Windows Phone 7, Windows Server 2012 và Xbox One đều chuẩn bị ra mắt. Nhưng tất cả những cái tên đó đều không thể gợi lên một cảm xúc đặc biệt, một lòng hâm mộ cuồng tín như chiếc smartphone của Apple. Năm 2012, chỉ riêng iPhone đã đem đến doanh thu cao hơn tất cả các mảng kinh doanh của Microsoft.

Sự thật đáng buồn là vậy. Một sản phẩm Apple, mới 5 năm trước còn chưa tồn tại, vẫn có thể thu về nhiều tiền hơn cả những cái tên quen thuộc như Windows, Office, Xbox và bất kỳ một sản phẩm nào Microsoft từng ra mắt trong 40 năm tồn tại. Quý 1 năm 2012, iPhone mang về cho Apple 22,7 tỷ USD. Toàn bộ Microsoft chỉ thu về 17,4 tỷ USD.

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 7.

    

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 8.

"Cool" là những gì người hâm mộ công nghệ luôn đòi hỏi. “Cool” cũng từng là chìa khóa cho sự trỗi dậy của Microsoft.

Một buổi sáng mùa đông tháng 12/1974, một chàng sinh viên mới chỉ 21 tuổi mang tên Paul Allen ghé thăm sạp báo để mua tờ Popular Mechanics. Trái tim của chàng trai trẻ vỡ òa khi được biết rằng chiếc “minicomputer” đầu tiên đã có thể đạt đến đẳng cấp sức mạnh ngang bằng với các loại máy tính công nghiệp cỡ lớn. Allen chạy qua 6 tòa nhà đến trường Havard, nơi một người bạn cấp 3 là Bill gates đang theo học. Cả 2 từng muốn tạo ra một hệ điều hành sử dụng ngôn ngữ BASIC, nhưng Gates vẫn còn chần chừ. Gates muốn đợi đến khi ai đó tạo ra một chiếc máy tính cỡ nhỏ có vi xử lý đủ nhanh.

Khi Allen ném tờ báo vào tay Gates, cả hai đều hiểu rằng khoảnh khắc họ chờ đợi cuối cùng cũng đã tới.

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 9.

Cùng với một người bạn khác, Gates và Allen cùng nhau viết ra một chương trình có tên Altair BASIC và thậm chí còn thuyết phục được MITS, nhà sản xuất của Altair 8800 mua lại phần mềm này. Họ cùng nhau thành lập công ty dưới tên gọi “Micro-soft”.

Thị trường máy tính nhanh chóng bùng nổ. Các phiên bản BASIC của Microsoft trở thành “tiêu chuẩn vàng” cho lập trình trên “vi xử lý” (microprocessor). Các khách hàng lớn liên tiếp xuất hiện, bao gồm cả Apple: khi Steve Woz không chịu viết phần mềm hỗ trợ số float cho Apple II, Steve Jobs đã nhờ đến Bill Gates. Tình bạn, tình thù của họ bắt đầu từ đây.

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 10.

Năm 1980, IBM, lúc đó vẫn là kẻ thống trị tuyệt đối thị trường máy tính, đã quyết định thuê Microsoft để viết hệ điều hành cho một sản phẩm sau này sẽ mở ra một kỷ nguyên điện toán mới. Một quyết định vô cùng khôn khéo của Bill Gates (giữ lại quyền sở hữu MS-DOS và chỉ thu tiền bản quyền của IBM) sẽ sớm biến Microsoft trở thành “xương sống” của cuộc cách mạng điện toán cá nhân và trở thành gã khổng lồ thống trị thế giới.

Nhưng cũng vào năm đó, cả Gates và Allen đều nhận ra rằng kỹ năng quản lý của họ là không đủ để chuẩn bị cho sự bùng nổ của Microsoft. Dù vẫn đang là môi trường thú vị nhất cho những gã trai trẻ đam mê công nghệ, Microsoft vẫn chưa thể đi vào hoạt động ổn định, vẫn thường xuyên đứng bên bờ vực thẳm. Lúc này, Gates quyết định nhờ đến một người bạn cũ tại Harvard, một gã cao lớn học chuyên ngành kinh tế có tên Steve Ballmer. Đang theo đuổi thêm tấm bằng thạc sĩ tại Stanford, Ballmer cũng quyết định bỏ học để theo đuổi Microsoft.

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 11.

Với sự dìu dắt của Ballmer, mỗi năm Microsoft lại tăng quy đô lên gấp đôi, gấp 3. Đến cuối thập niên 80, khi Steve Jobs đã bị “đá” khỏi Apple, Bill Gates khéo léo dẫn dắt CEO John Sculley của Apple vào bẫy nhượng quyền nhiều yếu tố đồ họa GUI cho Microsoft.

   

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 12.

Ngày 24/8/1995, Microsoft chính thức trở thành công ty... cool nhất thế giới khi ra mắt Windows 95. Theo cùng một cách người ta sẽ săn lùng iPhone sau này, những hàng dài người hâm mộ đứng đợi để mua Windows 95 ngay sau khi ra mắt. Tòa nhà Empire State được trang hoàng 3 màu đỏ, vàng và xanh của Microsoft. Danh hài Jay Leno được mời làm người dẫn chương trình. Trước đó, Microsoft thậm chí đã bỏ ra 3 triệu USD chỉ để mua giai điệu Start Me Up của Rolling Stone làm nhạc hiệu Windows.

3 triệu USD. Cho một bài hát. Trên phần mềm.

Đến cuối 1997, Windows 95 cùng các phiên bản hệ điều hành khác của Microsoft đã chiếm đến 86,3% thị phần PC. Macintosh của Apple hiện chỉ còn vỏn vẹn 4,6%. Trong năm đó, Microsoft vượt mặt Apple để trở thành công ty hi-tech có trị giá lớn nhất thế giới. Bill Gates đã liên tục giữ ngôi vị giàu nhất thế giới từ 1992. Nhờ có Microsoft, “công nghệ”, “vi tính” và “phần mềm” nay đã trở thành những khái niệm “cool” (và “hot”) nhất thế giới.

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 13.

Tháng 8/1997, Jeff Raikes, giám đốc mảng doanh nghiệp của Microsoft (và sau này cũng là CEO của tổ chức từ thiện do Bill Gates sáng lập) viết mail mời Warren Buffet mua cổ phiếu Microsoft. Trong email này, Raikes ví Microsoft với Coca Cola, một trong những khoản đầu tư nổi tiếng nhất của Buffett. Coca Cola nhận tiền “bản quyền” trên từng chai Coca bán ra trên khắp thế giới, còn Microsoft thì nhận tiền trên từng chiếc PC bán ra trên toàn cầu.

Đúng vậy, Microsoft đã trở thành một biểu tượng, một con gà đẻ trứng vàng như công thức của Coca Cola. Nhưng cả Raikes và Buffett đều đã sớm nhận ra một mối nguy hiểm tiềm tàng đang đe dọa Microsoft:

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 14.

    

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 15.

Đúng như dự đoán của Raikes và Buffet, những dấu hiệu cho cú trượt dài của 10 năm sau đã xuất hiện ngay từ trên đỉnh cao.

Cuối 1997, đầu 1998 một nhóm kỹ sư Microsoft đã nghĩ đến một ý tưởng có thể thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp nội dung trị giá hàng tỷ đô: điều gì sẽ xảy ra nếu như Microsoft có thể tạo ra một chiếc máy đọc sách điện tử? Một cuốn sách vạn năng, chứa tất cả những cuốn tiểu thuyết, những bài báo, những mẩu truyện, những kiến thức và hiểu biết của thế giới?

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 16.

Ebook, như sau này Amazon và Apple đã chứng minh, là một ý tưởng sẽ thay đổi thế giới. Ít ai biết rằng đến đầu năm 1998 Microsoft đã kịp hiện thực hóa ý tưởng đó vào một bản mẫu tương đối hoàn thiện.

Ấy vậy mà khi ý tưởng cách mạng đó được gửi tới tay Bill Gates, ông nhanh chóng đưa ra kết luận: ebook không phải là lĩnh vực Microsoft nên theo đuổi. Một lập trình viên trong dự án ebook của Microsoft kể lại:

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 17.

Những con người của thập niên 2010 chắc chắn sẽ đặt ra câu hỏi: vì sao một cuốn sách điện tử lại nên giống như Windows? Tất cả những chiếc máy đọc sách sau này – từ Sony Reader và Amazon Kindle cho đến iBooks trên Apple iPad – đều không có nút Start hay menu Windows. Đưa chúng vào sẽ chỉ làm hỏng trải nghiệm người dùng mà thôi.

Gates và Ballmer không hiểu điều đó. Nhóm phát triển thiết bị ebook bị gộp chung với bộ phận Office, lúc đó vẫn là mảng kinh doanh đứng thứ 2 của Microsoft. Nói cách khác, một nhóm kỹ sư vốn được giao trọng trách đi tìm những giấc mơ của tương lai đã bị gộp vào một bộ phận có trọng trách duy nhất là kiếm tiền.

Steve Stone, nhà sáng lập nhóm kỹ sư sáng tạo của Microsoft, kể lại:

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 18.

Kết quả cuối cùng vẫn là một thảm họa. “Cuốn sách điện tử” của Microsoft vốn được thiết kế dưới dạng màn hình cảm ứng giống như iPhone/iPad sau này đã bị giản lược trở thành một ứng dụng nhỏ chạy trên PocketPC và Windows. Ý tưởng tạo ra một thiết bị nhỏ gọn và đơn giản để người dùng có thể đọc sách mọi lúc mọi nơi đã bị phá bỏ hoàn toàn. 

   

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 19.
Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 20.

Cái chết của cuốn sách điện tử không chỉ đến từ lòng tham lợi nhuận ngắn hạn, một cựu lãnh đạo trong bộ phận Office khẳng định. Vấn đề lớn nhất là ở chỗ Microsoft chỉ coi màn hình cảm ứng là công dân hạng hai trước các phương pháp nhập liệu truyền thống. “Office được thiết kế để dùng với bàn phím chứ không phải là stylus hay ngón tay. Microsoft lúc đó tràn ngập các lòng tin mù quáng cá nhân như vậy”.

Chính những lòng tin đó đã khiến Microsoft vuột mất cả 2 cuộc cách mạng smartphone và tablet – ngay cả khi đã có lợi thế đi trước Apple và Google hẳn 1 thập kỷ. “Những ý tưởng về điện toán di động với trải nghiệm người dùng đơn giản hơn PC đã bị những người trong bộ phận Windows coi là không quan trọng, và họ đã giết chết những nỗ lực theo đuổi ý tưởng đó”, Steve Stone kể lại.

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 21.

Ở phía ngược lại, Apple sẵn lòng cho 2 đội Macintosh và iPod cùng thi đấu để tạo ra “iPhone OS”, một hệ điều hành chia sẻ nhiều thế mạnh của Mac OS X nhưng vẫn tồn tại độc lập hoàn toàn. Google mua lại Android và sẵn lòng “thay máu” hệ điều hành của mình sau khi Apple ra mắt iPhone. Nhưng tại Microsoft, “Tất cả những thứ nhỏ nhặt bạn muốn tạo ra phải được dựa trên Windows. Phần lớn thời gian bạn sẽ gặp khó khăn không phải vì bạn có vấn đề với chính sản phẩm của bạn, nhưng là bởi bạn phải nhọc công suy nghĩ làm thế nào để phục vụ nền tảng này. Nó kéo tụt bạn lại”.

Thực chất, vai trò của Windows và Office chỉ là dấu hiệu cho sự phân hóa nội bộ sâu sắc của Microsoft.

  

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 22.
Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 23.

Những năm đầu thập niên 90, gần như tất cả các nhân viên Microsoft đều chạy một ứng dụng đặc biệt trên khuôn mặt của họ. Đầu vào của ứng dụng này là giá cổ phiếu của Microsoft. Cổ phiếu tăng, họ cười. Cổ phiếu giảm, họ nhăn mặt.

Tại thung lũng Silicon, gần như tất cả các nhân viên đầu tiên đều được nhận một lượng cổ phiếu nhất định. Trong những năm đầu tiên và đặc biệt là khi cuộc cách mạng PC bùng nổ, Microsoft “xuất bản” triệu phú còn nhanh hơn cả xuất bản phần mềm. Trong số 11 nhân viên đầu tiên dưới quyền Gates và Allen, có người còn được hưởng 100 triệu USD.

Khung cảnh đặc biệt đó tạo ra một bầu không khí đầy nhiệt huyết tại Microsoft:

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 24.

Khi Microsoft trở thành công ty “cool” nhất thế giới, các bộ CV từ Harvard, Stanford và từ rất nhiều các trường đại học danh tiếng khác bắt đầu đổ về xứ Redmond. Nhưng khác với “tre già”, nhóm “măng mọc” này chưa được nắm giữ cổ phiếu MSFT.

Rồi, đến ngày 13/1/2001, Bill Gates nhường lại ghế CEO cho Ballmer. Paul Allen nhớ lại cảm giác bất ngờ của mình: “Tôi đã rất sốc khi Steve Ballmer kế nhiệm Bill ở vị trí CEO. Trong khi Steve đã là ‘phó tướng’ của Bill từ lâu, tôi từng nghĩ rằng Bill coi anh ta chỉ là một nhà lãnh đạo thông minh nhưng kém hiểu biết kỹ thuật hơn hiểu biết kinh doanh”.

  

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 25.

Một doanh nhân chuyên về tài chính và marketing đã thay thế một thiên tài về công nghệ. Chỉ trong vòng 1 năm sau, bong bóng dotcom vỡ tan. Microsoft mất đi một nửa giá trị thị trường. Tất cả nhân viên Microsoft chuyển sang chế độ mặt méo.

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 26.

Khi cổ phiếu không còn là cách làm giàu nhanh chóng, ranh giới giữa các nhân viên cũ và mới càng trở nên rõ ràng. Trong bãi đỗ xe, Bentley nằm cạnh Dodge Neon. Những triệu phú đang làm việc cùng những gã mới lớn không hề có cơ hội làm giàu.

Chính Microsoft cũng nghèo đi. Đầu năm 2003, Steve Ballmer thông qua quyết định hủy bỏ chương trình cung cấp khăn tắm miễn phí cho nhân viên sử dụng nhà tắm tại công ty. Mâu thuẫn bùng nổ giữa người cũ và kẻ mới: “công thần” đi Bentley đi làm và ngồi chơi xơi nước, còn nhân viên mới đang phải vất vả làm việc thì thậm chí còn không được dùng khăn tắm miễn phí?

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 27.

Những chiếc khăn tắm sẽ trở lại, nhưng văn phòng phẩm hay những chiếc bảng trắng thì ngày một khan hiếm. Chương trình bảo hiểm hàng đầu của Microsoft, từng là lý do nhiều nhân viên đến tham gia công ty, đã bị cắt bỏ. Những mối mâu thuẫn giữa người cũ và kẻ mới vẫn tiếp tục bùng nổ.

Chìa khóa vàng cho thành công ngày nào Microsoft sớm bộc lộ bản chất là con dao hai lưỡi.

Microsoft và Steve Ballmer: Điều gì đã khiến gã khổng lồ ngã quị trên đỉnh cao? - Ảnh 28.

Và như thế, quá trình địa ngục hóa của Microsoft đã chính thức bắt đầu. Càng nhiều nhân viên muốn làm quản lý thì số lượng quản lý sinh ra càng nhiều. Càng nhiều quản lý, càng nhiều cuộc họp. Càng họp nhiều, càng nhiều email. Càng nhiều những thứ vô giá trị ấy, sức sáng tạo càng giảm sút. Từng một thời đưa cả thế giới tiến về phía trước, Microsoft đã trở nên ì ạch.

Gia Cường
Tom
Theo Trí Thức Trẻ18/04/2018

Theo Gia Cường Thiết kế: Tom

Trí thức trẻ

Trở lên trên