img

Kira không được phép nói về chuyến công tác của mình đến Texas vào năm 2019, nơi một đồng nghiệp nam đã đánh thuốc mê và cưỡng hiếp cô ấy. Sáng hôm đó, cô tỉnh dậy và thấy thẻ tín dụng của anh ta trên sàn phòng tắm khách sạn của mình, cùng nội y bị rách và cơ thể thâm tím.

Kira đã hủy bỏ chặng thứ hai của chuyến đi và bay về nhà, nơi cô gọi cho sếp của mình để mô tả những gì đã xảy ra. Sếp của cô đã thông báo cho bộ phận nhân sự, rồi đặt ra một chuỗi sự kiện khiến Kira không thể tiếp tục làm việc tại công ty công nghệ trị giá hàng tỷ USD nơi cô đang là giám đốc hợp đồng.

Kết thúc một cuộc hòa giải pháp lý đầy tranh cãi trong những tháng sau đó, Kira đã ký một thỏa thuận dàn xếp buộc cô phải từ chức. Để đổi lấy số tiền lương tương đương một năm của mình, Kira giờ buộc phải im lặng, đối mặt với nguy cơ bị phạt nặng nếu cô ấy kể ra câu chuyện của mình.

Kira cảm thấy bị áp lực khi phải ký vào thỏa thuận cùng với luật sư, những người đã nói rằng cô may mắn hơn hầu hết phụ nữ ở vị trí của mình.

“Đó là trải nghiệm mở mang tầm mắt nhất mà tôi nghĩ rằng mình sẽ trải qua trong đời", Kira, người có tên thật đã được thay đổi để bảo vệ danh tính, cho biết. "Về cơ bản, tôi đã được nói rằng tôi sẽ thực sự ngớ ngẩn nếu không ký vào tờ giấy này."

NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 1.

Trải nghiệm của Kira có thể là cực đoan, nhưng các điều khoản không tiết lộ nghiêm ngặt của thỏa thuận dàn xếp mà cô ấy đã ký là cực kỳ phổ biến. Mỗi ngày, hàng nghìn người phải ký các thỏa thuận không tiết lộ thông tin khi họ bắt đầu một công việc mới hoặc rời khỏi công việc hiện tại của mình. Hầu hết thời gian, đặc biệt là đối với nhân viên bắt đầu một công việc mới, các thỏa thuận chỉ là một phần tài liệu nữa trong một đống thủ tục giấy tờ phải làm trong ngày đầu tiên.

Nhưng các thỏa thuận có thể mang lại nhiều hậu quả hơn trước khi họ kịp nhận ra.

Thỏa thuận không tiết lộ (Nondisclosure agreements) hoặc NDA, đánh thẳng vào trọng tâm của một trong những quyền tự do cá nhân cơ bản nhất của nước Mỹ, hạn chế những gì ai đó có thể nói và những người họ có thể nói chuyện. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng đã lan rộng ra khắp giới doanh nghiệp trong vài thập kỷ qua, phạm vi và tính hợp pháp chóng mặt của các hợp đồng này đã nhận được tương đối ít sự giám sát.

NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 2.

Tại Thung lũng Silicon, văn hóa giữ bí mật mà các công ty lớn, từ lâu đã được biện minh rằng nó nhân danh bảo vệ sự đổi mới, đã trở thành những biện pháp nghiêm khắc thường khiến nhân viên của họ không thể thảo luận về mọi thứ. Chúng thậm chí bao gồm những sai lầm đáng xấu hổ trong quản lý đến những hành vi sai trái và lạm dụng tại nơi làm việc.

"Điều đó khiến tôi tức giận đến tận cùng," Kira nói. "Những công ty này có thể khiến mọi người im lặng và điều đó sẽ tiếp tục."

NDA của Kira quy định rằng, để trả lời các câu hỏi về tình trạng của các cáo buộc ở trên, cô chỉ có thể nói: "Tôi không thể thảo luận về nó" hoặc "Tôi không muốn thảo luận về vấn đề này".

Kira cho biết dù sao thì cô cũng buộc phải lên tiếng "để đảm bảo rằng những người phụ nữ khác không trải qua điều này".

Tờ Business Insider đã xác minh câu chuyện của Kira, cùng với các tài liệu từ vụ án pháp lý của cô cũng như hồ sơ cảnh sát.

NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 3.

Để hiểu cách các thỏa thuận không tiết lộ đã trở thành "xương sống" của nền văn hóa giữ bí mật ở Thung lũng Silicon, họ đã xem xét 36 thỏa thuận NDA được chia sẻ bởi các nhân viên công nghệ tại các công ty, từ các tập đoàn lớn như Facebook, Google, Apple... cho đến các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn. Tổng hợp lại, chúng cung cấp một trong những đánh giá toàn diện nhất cho đến nay về các hợp đồng NDA đang được sử dụng rộng rãi này. Các tài liệu cho thấy sự im lặng mang tính cưỡng bức đã trở nên đầy tính hạn chế như thế nào, ẩn dấu trong các thỏa thuận lao động khi một nhân viên bắt đầu công việc mới và cả trong các thỏa thuận nghỉ việc như của Kira.

NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 4.

Thậm chí, phạm vi và mức độ bao phủ rộng lớn của các thỏa thuận này đã khiến các chuyên gia học thuật và luật sư choáng váng.

"Những gì cần được bảo vệ là bí mật thương mại - tất cả những thứ khác chỉ là lố bịch", Peter Rukin, một trong các luật sư tham gia nghiên cứu, người đã xem xét các đoạn trích được xác minh của NDA cho biết. "Thông tin về nhân viên không thể là bí mật thương mại. ... Rất nhiều trong số này thực sự phát triển do sợ hãi và các bí mật đen tối. Khi những điều khoản này được phơi bày ra ánh sáng, chúng sẽ tự tan rã."

Ngay cả ngôn ngữ của bản thân các NDA cũng thường được các công ty coi như một bí mật được bảo vệ chặt chẽ. Khi thử yêu cầu 50 công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới chia sẻ các điều khoản NDA của mình, chỉ có 2 đơn vị đồng ý tiết lộ. Cũng chỉ có 5 công ty chịu trả lời câu hỏi về các thỏa thuận của họ.

Jodi Short, giáo sư tại trường luật UC Hastings ở San Francisco, người đã nghiên cứu về NDA, cho biết: "Nhiều thỏa thuận mà bạn thấy không thực sự có hiệu lực, chúng không bao giờ đưa được bạn ra tòa".

Nhưng giáo sư Short cho biết lời đe dọa ra tòa đủ để khiến hầu hết các nhân viên im lặng. Còn đối với các công ty thì "không có hậu quả nào khi họ sử dụng các thỏa thuận này", Short nói. "Nó chỉ có lợi cho họ."

NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 5.
NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 6.

"Bắt đầu từ cuối những năm 90, khi việc soạn thảo hợp đồng điện tử và việc nhận được sự đồng ý trở nên dễ dàng hơn thông qua việc nhấp vào ô: 'Tôi đồng ý', các công ty bắt đầu đẩy ra nhiều hợp đồng hơn và các hợp đồng dài hơn", David Hoffman, giáo sư tại trường luật Đại học Pennsylvania, cho biết. Ông cũng nói thêm rằng nhìn chung các hợp đồng đã trở nên hạn chế hơn và ít thân thiện hơn với nhân viên.

Đồng thời, Thung lũng Silicon cũng nổi tiếng là nơi mà các nhân viên tự do qua lại giữa các công ty, điều được cho là đã giúp thúc đẩy sự đổi mới trong ngành. Nhưng nó cũng có hậu quả không mong muốn là hỗ trợ sự phát triển của NDA, theo Hoffman.

"Khi Thung lũng trưởng thành, các công ty liên doanh và công ty thiên thần muốn giữ nhiều tài sản trí tuệ của các startup hơn để có thể kiếm tiền từ nó", Hoffman nói. "Vì vậy, các luật sư của họ bắt đầu sử dụng các thỏa thuận không tiết lộ thông tin thay thế cho các thỏa thuận không tiết lộ bí mật với đối thủ cạnh tranh."

Và dần dần, chúng đã trở thành công cụ để các công ty điều chỉnh tất cả các loại thông tin, bất kể đó có phải là bí mật thương mại hay không.

NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 7.

Ngày nay, NDA có hai loại: không tiết lộ và không chê bai. Không tiết lộ thường giới hạn những gì ai đó có thể nói về công việc của họ và với ai, trong khi không chê bai hạn chế người lao động mô tả về chủ lao động hoặc đối tác kinh doanh của họ theo cách tiêu cực - một định nghĩ phức tạp và khó xác định. Nhưng thông thường, chúng kết hợp với nhau giống như hai mặt của một đồng xu. Và việc sử dụng thường xuyên hai mặt của mệnh đề này có thể hạn chế cách người lao động thể hiện những thứ như quan điểm chính trị hoặc lý do thay đổi nghề nghiệp của họ.

Một cựu nhân viên đã ký thỏa thuận NDA để rời công ty cũ vào năm ngoái, sau khi anh thấy có dấu hiệu công ty sẽ sử dụng công nghệ dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, điều mà nhân viên này phản đối về mặt tư tưởng. Nhưng khi phản đối các điều khoản trong thỏa thuận, các đánh giá về hiệu suất làm việc của anh đột nhiên bị ảnh hưởng. Thay vì ở lại công ty, anh đã chọn ký NDA như một phần của gói thôi việc.

NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 8.

Kể từ đó, cựu nhân viên cho biết NDA đã khiến anh đối mặt với những khoảnh khắc khó xử trong các cuộc phỏng vấn xin việc sau đó. "Tôi phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: 'Tại sao bạn lại rời bỏ công việc trước đó của mình?'", anh nói. "Hầu hết trường hợp, câu trả lời buộc phải đưa ra là: 'Tôi không thể nói về nó.'"

Những nhân viên khác thì cho biết bản thân họ không chắc điều mình có thể và không thể nói, vì sợ vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận đã ký.

Lấy ví dụ như thỏa thuận NDA dành cho nhân viên của Apple, trong đó các nhân viên đồng ý rằng "Apple sẽ có quyền tìm kiếm và đưa ra lệnh trừng phạt ngay lập tức để thực thi các nghĩa vụ theo thỏa thuận này, bên cạnh bất kỳ quyền và biện pháp khắc phục nào khác mà Apple có thể có."

Một thỏa thuận không tiết lộ thông tin của Google cũng tương tự: "Trong và sau khi tôi làm việc tại Google, tôi sẽ giữ tất cả thông tin bí mật của Google một cách nghiêm ngặt và đáng tin cậy... Tôi hiểu rằng việc vi phạm Mục 2 này của tôi có thể dẫn đến hành động kỷ luật, lên đến và bao gồm việc chấm dứt và/hoặc hành động pháp lý."

NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 9.
NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 10.

Cựu nhân viên Pinterest, Ifeoma Ozoma, đã trở thành gương mặt đại diện cho nỗ lực chống lại các thỏa thuận NDA trong ngành công nghệ, sau khi cô công khai hồi năm ngoái các cáo buộc phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử mà cô ấy đã trải qua tại công ty cũ.

"Việc sử dụng NDA của các công ty công nghệ đã tăng vọt cùng với việc sa thải nhân viên trong thời gian đại dịch", Ozoma nói. "Bạn sẽ nhận bất cứ điều gì nhảm nhí mà họ đang cung cấp cho bạn ... bởi vì bạn không có sự lựa chọn."

Một số NDA khiến nạn nhân của hành vi lạm dụng tại nơi làm việc ngại nói ra trải nghiệm của họ. Tìm ra những gì họ có thể và không thể nói cũng có thể đồng nghĩa với việc phải trả hàng nghìn USD cho một luật sư.

NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 11.

"Không ai chấp nhận trả tiền cho luật sư để được tư vấn về những gì họ có thể nói với một thành viên trong gia đình về lý do tại sao họ rời bỏ công việc trước đó của mình", Ozoma nói.

Ozoma đồng ủng hộ Đạo luật "Silenced No More", thứ sẽ mở rộng các biện pháp bảo vệ đối với luật hiện hành của bang California và cấm người sử dụng lao động áp đặt quyền im lặng đối với người lao động về các trường hợp quấy rối và phân biệt đối xử. Nếu dự luật trở thành luật, những thỏa thuận NDA như của Kira có thể sẽ không thể thực thi.

Một số công ty đang chủ động thực hiện các thay đổi. Giám đốc điều hành của công ty phần mềm Expensify, David Barrett, cho biết vào đầu tháng này rằng công ty sẽ áp dụng quy định từ Đạo luật Silenced No More để cho phép nhân viên thảo luận rõ ràng về các hành vi tại nơi làm việc mà họ cho là trái pháp luật. Những người khác, như Facebook và Google, cho biết họ cũng đang thay đổi "ngôn từ" của NDA và giải phóng nhân viên khỏi các quy định tương ứng.

Nhưng, một lần nữa, hầu hết các công ty không sẵn sàng chia sẻ các thỏa thuận đã soạn sẵn mà họ yêu cầu nhân viên ký.

NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 12.
NDA - Thỏa thuận cho phép bịt miệng nhân viên của những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon - Ảnh 13.

Đối với một cựu kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật ở Los Angeles, người đã chia sẻ NDA của mình, cô cho rằng việc cải tổ không thể đến sớm.

Người phụ nữ giấu tên này làm việc cho một công ty công nghệ âm nhạc, trong bộ phận liên quan tới các vụ lừa đảo bởi người tiêu dùng, nơi cô thường xuyên bị quấy rối từ những cuộc gọi từ khách hàng. Cô cho biết nhiều người sẽ gửi tới những bức ảnh độc hại và nói những điều rùng rợn qua điện thoại. Nhưng cô không được có phản ứng mạnh mẽ, bởi điều này sẽ được ghi nhận là hiệu suất làm việc kém.

"Bạn phải chấp nhận nó", cô cho biết.

Sau một sự cố đáng lo ngại, trong đó một khách hàng đã trực tiếp đến văn phòng để yêu cầu gặp mặt, cô đã hỏi người quản lý của mình rằng liệu cô có thể được bố trí một công việc khác không liên quan đến việc trả lời các cuộc gọi của khách hàng hay không. Yêu cầu bị từ chối. Cố quyết định không đến văn phòng nữa. Ngay sau đó, cô đã được cho nghỉ việc.

Thỏa thuận NDA mà cô đã ký sau đó, để đổi lấy hai tháng trợ cấp thôi việc, cấm cô thảo luận về thời gian làm việc của mình tại công ty với bất kỳ ai ngoại trừ "gia đình trực hệ, luật sư, kế toán, cố vấn kinh doanh hoặc bất kỳ cơ quan thuế chính phủ nào". Có nghĩa là trong các cuộc phỏng vấn xin việc, cô không thể thảo luận về phạm vi công việc của mình hoặc hoàn cảnh xung quanh sự ra đi của bản thân.

Người giám sát của cô cũng đã hứa rằng anh ta sẽ viết cho cô một lá thư giới thiệu. Nhưng anh ta đã rời công ty ngay sau khi cô bị sa thải.

"Ngay khi tôi ra đi, tất cả đã bị xóa", cô nói, liệt kê các số liệu khác nhau mà công ty lưu giữ về số tiền mà cô thu hồi được từ các vụ gian lận. Cô chia sẻ có nhiều lúc, bản thân tự cảm thấy mình cần phải rời bỏ ngành này hoàn toàn để tìm một công việc mới.

Nhưng trong khi chờ đợi, cô vẫn bị giám sát chặt chẽ các thỏa thuận mà mình đã ký.

"Tiền bạc mang lại cho các công ty sức mạnh để loại bỏ quyền tự do ngôn luận", cô nói. "Mọi người không bao giờ nên có một 'lệnh bịt miệng' trong cuộc sống của mình".

Bảo Nam
Tom
Sưu tầm
Theo Trí Thức Trẻ15.08.21

Tham khảo BI

Theo Bảo Nam

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên