img

Hình ảnh người phụ nữ phân loại rác giữa những nơi công cộng ở phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang ngày càng trở nên quen thuộc. Đây là cách những người phụ nữ ở nơi có kỳ quan thiên nhiên thế giới đẩy lùi hiểm hoạ từ rác thải nhựa.

Những viên gạch nhựa nơi kỳ quan thế giới và hành trình 25 năm đặt người Việt vào trung tâm của sự phát triển từ một doanh nghiệp Mỹ - Ảnh 1.

Nhiều công trình công cộng ở phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được xây từ một loại vật liệu đặc biệt: gạch nhựa. Không ra đời từ các xưởng sản xuất chuyên dụng, gạch nhựa được tạo ra dưới bài tay những người phụ nữ trên chính địa bàn phường. Những vỏ chai nước nhựa, được nhồi đầy túi nilon và giấy đã qua sử dụng, không chỉ ngăn rác thải ra môi trường mà còn trở thành loại vật liệu hữu ích mới để xây dựng các công trình công ích phục vụ chính nhu cầu của cư dân nơi đây. 

Thống kê của Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh cho biết hiện nay tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh là 1.200 tấn/ngày. Trong đó, rác thải nhựa chiếm tỷ lệ rất lớn, khiến cho các điểm chôn lấp tại hầu hết các địa phương đều quá tải. Tái chế rác thải nhựa là giải pháp hữu hiệu mà người dân Hạ Long, nơi có kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, có thể làm.

Gạch nhựa chỉ là một phần trong những hoạt động bảo vệ cộng đồng của phụ nữ phường Hà Trung. Trong một năm, Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh (Greenhub) với sự hợp tác của Coca-Cola Việt Nam, triển khai dự án PAN (Plastic Action Network) - Mạng lưới hành động giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế rác thải nhựa nhằm hỗ trợ đề án “Nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Những người phụ nữ ở đây không chỉ thay đổi nhận thức của bản thân mà còn góp phần làm thay đổi cái nhìn cộng đồng.

Những viên gạch nhựa nơi kỳ quan thế giới và hành trình 25 năm đặt người Việt vào trung tâm của sự phát triển từ một doanh nghiệp Mỹ - Ảnh 2.

Liên hiệp Hội phụ nữ phường Hà Trung đã xây dựng Dự án thu gom phế liệu, phân loại nhựa làm chai gạch sinh thái Ecobrick - trở thành một trong những phường đi đầu ở Việt Nam có Hội phụ nữ tiên phong trong công tác phòng chống, chủ động và tích cực cải thiện tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Nhiều phụ nữ có thêm thu nhập thông qua việc thu gom chai nhựa và phế liệu và tạo ra các sản phẩm tái chế chất lượng cao có thể bán ra thị trường. 

Bên cạnh việc đến từng hộ gia đình vận động, thu gom từng vỏ lon bia, từng bìa giấy, chai nhựa nhỏ..., các khâu bán hay phân loại phế liệu cũng được tiến hành công khai ở những địa điểm có đông người qua lại nhằm thu hút càng nhiều sự chú ý của người dân càng tốt.

“Chúng tôi không làm công việc âm thầm, tôi cũng không coi việc thu gom và phân loại rác thải là một công việc đáng ngại. Vậy nên, chúng tôi tổ chức thu gom và phân loại trực tiếp ở khu vực công cộng để nhiều người được biết đến, ban đầu họ tò mò, sau đó thấy ý nghĩa, họ tham gia và đóng góp rác tái chế vào chương trình để cùng lan tỏa nhiều hành động tích cực đến cộng đồng. Đó là một cuộc cách mạng trong nhận thức”, Chị Đào Thị Huyền – Chủ tịch Hội phụ nữ phường Hà Trung, TP. Hạ Long chia sẻ. 

Dự án PAN (Plastic Action Network) - Mạng lưới hành động giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế rác thải nhựa được xây dựng bởi Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub) phối hợp cùng Coca-Cola Việt Nam nằm trong khung Hợp tác thuộc khung hành động của chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải” (World Without Waste) do tổng công ty Coca-Cola toàn cầu khởi xướng nhằm giảm thiếu rác thải nhựa.

Những viên gạch nhựa nơi kỳ quan thế giới và hành trình 25 năm đặt người Việt vào trung tâm của sự phát triển từ một doanh nghiệp Mỹ - Ảnh 3.

Ra đời năm 2013, Ekocenter là những ki ốt được Coca-Cola hỗ trợ xây dựng. Nó là sự kết hợp giữa một trung tâm cộng đồng với một cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, công trình này hoạt động nhờ hệ thống điện mặt trời và có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của mọi cộng đồng trên toàn thế giới, bao gồm cả những khu vực xa xôi hẻo lánh nhất. 

Sử dụng pin mặt trời, Ekocenter có thể lọc nước và tạo ra loại nước sạch có thể uống ngay tại vòi nhằm để người dân tới lấy về sử dụng. Gắn liền với các nhà văn hóa, Ekocenter còn có thư viện hay máy tính kết nối Internet và wifi để phục vụ cộng đồng. Đây là địa điểm lý tưởng cho người dân địa phương giao lưu, tham gia các hoạt động như tập huấn kĩ năng, học trực tuyến, và chơi thể thao. Các mái nhà trang bị tấm thu năng lượng mặt trời sẽ cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động hằng ngày của Ekocenter. 

Đặc biệt, Coca-Cola Việt Nam hướng các Ekocenter tiến đến mô hình doanh nghiệp xã hội được vận hành bởi phụ nữ trong chính những cộng đồng nó được đặt. Đây là một phần của cam kết cho hợp tác và phát triển bền vững mà Coca-Cola theo đuổi ở những quốc gia họ duy trì hoạt động sản xuất, và là một trong những ngọn cờ đầu, thể hiện Trách nhiệm xã hội của Coca-Cola ở Việt Nam.

Những viên gạch nhựa nơi kỳ quan thế giới và hành trình 25 năm đặt người Việt vào trung tâm của sự phát triển từ một doanh nghiệp Mỹ - Ảnh 4.

Hiện tại, có 12 Ekocenter được Coca-Cola phối hợp xây dựng trên toàn Việt Nam. Cùng với đó là 2.368 phụ nữ được hưởng lợi từ các chương trình chia sẻ kiến thức và hỗ trợ tư vấn kinh doanh. 

Bên cạnh các giá trị về cộng đồng, Ekocenter của Coca-Cola tại Đồng Tháp là một trong những trung tâm được biết tới với vai trò nâng cao vai trò của doanh nghiệp xã hội tại địa phương. Đây cũng là Ekocenter đầu tiên của Coca-Cola được áp dụng mô hình doanh nghiệp xã hội điều hành bởi nữ giới.

Theo đó, ngoài việc tạo thêm nhiều hoạt động cộng đồng bổ ích cho cộng đồng dân cư trên toàn khu vực, Ekocenter Đông Tháp còn góp phần tạo ra nhiều giá trị cộng hưởng cho các doanh nghiệp nữ và lao động nữ tại địa phương. Một phần lợi nhuận có được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xã hội sẽ được tiếp tục đầu tư vào các chương trình xã hội của Trung tâm, góp phần đem đến các giá trị bền vững cho cộng đồng địa phương nói chung.

“Thông qua mô hình doanh nghiệp xã hội, phụ nữ tỉnh Đồng Tháp nói riêng và chị em ở các tỉnh nói chung để có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động trung tâm, qua đó chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh, thu nhập ổn định”, bà Tạ Thu Thủy, người được Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC), đề suất trọng trách điều hành Ekocenter Đồng Tháp – chia sẻ.

Những viên gạch nhựa nơi kỳ quan thế giới và hành trình 25 năm đặt người Việt vào trung tâm của sự phát triển từ một doanh nghiệp Mỹ - Ảnh 5.

Nhìn vào chuỗi cung ứng của Coca-Cola Việt Nam, có đến 91% nhà cung cấp là các doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chiếm phần rất nhỏ trong chuỗi cung ứng của Coca-Cola. Để đạt được mục tiêu trong 50% số chủ doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng là phụ nữ, 5 tiêu chí rõ ràng đã được đưa ra để hiện thực hóa điều này. 

Từ năm 2010, Coca-Cola cũng đã công bố sáng kiến 5by20 nhằm mục đích nâng cao vị thế cho 5 triệu nữ doanh nhân đang đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu của công ty tính đến trước năm 2020. Đây là những phụ nữ làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ đang hợp tác với Coca-Cola trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. 

Các nhà quản lý mà sáng kiến 5by20 của Coca-Cola nhắc đến có thể chỉ là những người phụ nữ làm nông nghiệp hay những nghệ nhân làm trong các xưởng sản xuất của gia đình. Sáng kiến ra đời nhằm giúp các phụ nữ vượt qua khó khăn, rào cản để tiến đến thành công trong kinh doanh. 

Tại Việt Nam, 5by20 được cụ thể hóa bằng chương trình E-learning với mục tiêu cung cấp kiến thức và khả năng điều hành doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính hoàn chỉnh để phụ nữ có thể vững tin và triển khai hoạt động kinh doanh để cải thiện kinh tế gia đình cũng như phát triển kinh tế địa phương và đóng góp cho xã hội. 

Với World Without Waste (WWW - thế giới không rác thải) và Ekocenter, Coca-Cola đã có những sáng kiến quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề, vốn nan giải với nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Hình ảnh những người phụ nữ Việt đang từng bước thay đổi cuộc sống bản thân, gia đình và cộng đồng phần nào là minh chứng cho những kết quả mà WWW và Ekocenter đã đạt được.

Những viên gạch nhựa nơi kỳ quan thế giới và hành trình 25 năm đặt người Việt vào trung tâm của sự phát triển từ một doanh nghiệp Mỹ - Ảnh 6.

Chia sẻ thân mật với báo giới, đại diện Coca-Cola tự hào cho biết: Tập đoàn Coca-Cola dành riêng cho Coca-Cola Việt Nam cụm từ “Global Brand, Local Stand” (Thương hiệu toàn cầu, am hiểu địa phương) để nói về chiến lược “nội địa hóa” mà doanh nghiệp đang theo đuổi trong gần một thập kỷ nay. 

Là một trong 12 công ty Mỹ đầu tiên trở lại Việt Nam ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, Coca-Cola đang được “Việt Nam hóa” một cách tối đa. Theo công bố chính thức, trong số 4.400 lao động trực tiếp tại Coca-Cola, có 99,9% là người Việt Nam. Ngay cả trong Ban điều hành, bộ phận đầu não của Coca-Cola Việt Nam, chỉ có 3 vị trí do người nước ngoài nắm giữ. 7 vị trí còn lại do người Việt Nam đảm trách. 

Trong một báo cáo đánh giá dài hơn 100 trang mới được PwC công bố, tập trung vào giai đoạn 2016-2018, Coca-Cola đã đóng góp 3.500 tỷ đồng cho GDP Việt Nam mỗi năm. Trong 3 năm gần đây, doanh thu của Coca-Cola tăng từ 6.821 tỷ năm 2015 lên 8.325 tỷ năm 2018. Công ty đã tạo ra 80.076 việc làm trung bình hàng năm, trong đó 2.370 việc làm được tạo ra từ các hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp, với mức chi trả 2.400 tỷ đồng lương thưởng phúc lợi cho nhân viên, 77.706 việc làm gián tiếp được tạo ra từ chuỗi cung ứng. 

Cùng giai đoạn này, Coca-Cola đã bồi hoàn 31,8 tỷ lít nước cho cộng đồng và thiên nhiên với 82.000 người hưởng lợi gián tiếp và trực tiếp được tiếp cận với nước máy và nước uống. 4,6 tỷ đồng cũng đã được đầu tư cho dự án sinh kế dựa vào lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long với khu vực trữ lũ 105,6 ha được bảo tồn….

Những viên gạch nhựa nơi kỳ quan thế giới và hành trình 25 năm đặt người Việt vào trung tâm của sự phát triển từ một doanh nghiệp Mỹ - Ảnh 7.

Ngoài ra, 1,7 triệu USD cũng đã được Coca-Cola đầu tư trong dự án Hồi sinh vườn quốc gia Tràm chim. Kết hợp cùng Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), dự án túi má khỉ của Coca-Cola giúp bảo tồn 450 ha đất sinh kế vùng lũ. Kể từ năm 2007 đến nay, dự án giúp khôi phục 10 triệu lít nước sạch hàng năm và bảo tồn đa dạng sinh học khu vực, góp phần bảo tồn 130 loài cá và 256 loài chim. 

Trong hành trình 10 năm mang nước sạch đến cho cộng đồng, Coca-Cola đã đạt được nhiều thành tựu. Đó là nền tảng vững chắc để công ty tiếp tục thực hiện cam kết và hướng tới mục tiêu trả lại cho cộng đồng một lít nước sạch với mỗi lít nước được sử dụng để tạo ra các sản phẩm cho Coca-Cola tại Việt Nam. 

Không chỉ là trách nhiệm với cộng đồng, từng sản phẩm của Coca-Cola Việt Nam cũng mang đậm dấu ấn của người Việt. Có thể gọi đó là sự ưu ái mà phía Coca-Cola dành cho một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của tập đoàn trên quy mô toàn cầu. 

Các nhà máy Coca-Cola ở Việt Nam luôn được trang bị công nghệ tốt nhất. Rất nhiều trong số các sản phẩm mới nhất của Coca-Cola cũng được đưa vào thị trường Việt Nam đầu tiên. Nhiều sản phẩm còn được nghiên cứu và phát triển riêng cho thị trường Việt Nam.

Những viên gạch nhựa nơi kỳ quan thế giới và hành trình 25 năm đặt người Việt vào trung tâm của sự phát triển từ một doanh nghiệp Mỹ - Ảnh 8.

Sữa hoa quả Nutiboost là một trong những ví dụ. Được đưa vào thị trường Việt Nam từ rất sớm, sản phẩm này nhanh chóng chiến lĩnh thị phần và có doanh số cao. Sự thành công ở thị trường Việt Nam giúp Nutiboost được Coca-Cola đưa đi khắp thế giới.

Trong khi đó, các sản phẩm mới như Coca-Cola không đường, Coca-Cola được chứng minh có tác dụng hấp thu chất béo, được cấp chứng nhận lâm sàng theo tiêu chuẩn Fosu của Nhật Bản, cũng được đưa về thị trường Việt Nam. Một loại nước uống mới, kỳ vọng đáp ứng thị hiếu người Việt, cũng chuẩn bị được ra mắt đến đáp ứng nhu cầu thị trường. Trước đó, gần 50% danh mục sản phẩm của Coca-Cola đang có trên thị trường được ra đời dựa trên nghiên cứu thị hiếu người dùng Việt Nam. 

Bên cạnh đó, Coca-Cola Việt Nam cũng đang hướng tới tái chế 100% bao bì bán ra. Trong thời gian tới, một số sản phẩm được cấu thành hoàn toàn từ loại nhựa tái chế sẽ được Coca-Cola đưa ra thị trường.

Linh Anh
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

Linh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên